Các nhà khoa học nói rằng bất kỳ ai tiêm vắc xin COVID-19 của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) đều nên tiêm liều nhắc lại thứ 3. Dữ liệu thực tế từ Peru cho thấy, 2 liều vắc-xin Trung Quốc chỉ có thể giảm 50,4% nguy cơ lây nhiễm.

p2989791a975566876
Trung tâm vắc-xin COVID-19 của Trung tâm Y tế Hải quân Peru sử dụng vắc-xin do Tập đoàn Sinopharm Trung Quốc sản xuất. (Ảnh: Ministerio de Defensa del Perú / CC BY 2.0)

Ngày 15/8, Tờ Daily Mail đưa tin, kết quả nghiên cứu do Bộ Y tế Nam Mỹ đã công bố, rằng hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc trong việc ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 là “không cao”. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng nên cân nhắc tăng cường tiêm vắc-xin liều thứ 3.

Các học giả từ Viện Y tế Quốc gia Peru và 2 viện nghiên cứu khác, đã theo dõi gần 400.000 nhân viên y tế tuyến đầu đã được tiêm vắc-xin BBIBP-CorV. Đây là một chủng vắc-xin do Tập đoàn Sinopharm sản xuất. Hầu hết mọi người đã được tiêm 2 mũi.

Từ tháng Hai đến tháng Sáu, các chuyên gia đã nghiên cứu hiệu quả của vắc-xin khi Peru đối phó với đợt dịch thứ 2. BBIBP-CorV đã được cấp phép sử dụng ở một số quốc gia tại Nam Mỹ, Châu Á, Đông Âu và Châu Phi.

Các nhân viên y tế ở Peru là những người đầu tiên trong nước được tiêm vắc-xin viêm phổi Vũ Hán. Tất cả họ đều được tiêm vắc-xin Sinopharm Trung Quốc vì đây là chủng vắc-xin đầu tiên đến nước này. Sau đó, Peru đã tiêm vắc-xin cho một số người bằng các loại vắc-xin của AstraZeneca và Pfizer.

Các quốc gia gồm Campuchia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã cung cấp cho những người tiếp nhận vắc-xin Sinopharm một mũi tăng cường bằng vắc-xin của Anh và Mỹ.

Bản nghiên cứu này được xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha, nhưng đã được hãng Reuters dịch lại.

Trong đó chỉ ra rằng “hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm không cao. Một khi tỷ lệ người dân tiêm 2 liều vắc-xin đã khá cao, thì đây là một vấn đề cần được xem xét.”

Có ý kiến ​​cho rằng đây sẽ là “thời điểm để xem xét việc tăng cường bảo vệ các nhân viên y tế tuyến đầu.” Tiến sĩ Lely Solari, thuộc Viện Y tế Peru, nói với Reuters rằng: “Phần lớn” các xét nghiệm dương tính trong nghiên cứu là từ những người có triệu chứng. Một số được xét nghiệm khi họ nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Bà nói thêm: “Điều có thể xảy ra nhất là bạn cần tiêm mũi thứ 3 vào một thời điểm nào đó. Câu hỏi đặt ra là khi nào là thời điểm tốt nhất và nên sử dụng loại vắc- xin nào.”

Vắc xin Trung Quốc 1
(Ảnh chụp màn hình Daily Mail)

Mặc dù 50,4% hiệu quả chống lây nhiễm là rất thấp, nhưng vắc-xin này vẫn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp nhận. Ngưỡng yêu cầu hiệu quả tối thiểu là 50%. Theo WHO, loại vắc-xin này ban đầu được phát hiện có hiệu quả 78,1% trong các thử nghiệm lâm sàng. Biến thể Lambda xuất hiện vào tháng 12 tại Peru, đã được phát hiện có khả năng làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Điều này có thể đã góp phần vào sự suy giảm hiệu quả của vắc-xin.

Trước đó, tại Vương quốc Anh đã có một cuộc tranh luận, về việc liệu có cần thiết phải tiêm nhắc lại hay không. Ở Anh, sau khi tiêm 2 liều vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer, khả năng bảo vệ khỏi bị lây nhiễm là từ 65% đến 90%.

Các quan chức Anh nói với Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) rằng vào tháng Chín, họ có kế hoạch bắt đầu tiêm vắc-xin COVID-19 liều thứ 3, cùng lúc với việc tiêm phòng cúm hàng năm cho những người trên 50 tuổi và nhân viên y tế. Nhưng các bộ trưởng vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức về việc tiêm chủng. Văn phòng Thủ tướng đang chờ các khuyến nghị mới nhất của Ủy ban hỗn hợp về tiêm chủng và miễn dịch (JCVI).

Các chuyên gia, trong đó có ông Andrew Pollard, một trong những chuyên gia đứng sau vắc-xin AstraZeneca, nói rằng vắc-xin này nên được cung cấp cho các quốc gia khác cần liều đầu tiên. Sau đó mới sử dụng tiêm nhắc lại ở Anh.

Giáo sư Danny Altmann, nhà miễn dịch học tại Đại học Imperial College London kiêm cố vấn của Nhóm tư vấn khoa học cho các trường hợp khẩn cấp (SAGE), nói rằng vắc-xin nên được phân phối công bằng, “bởi càng ít các lá phổi bị nhiễm virus, thì tất cả chúng ta sẽ trở nên tốt hơn .”

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: