Tiếp sau cuộc đối thoại Alaska, Ngoại trưởng Mỹ Tony Blinken và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị một lần nữa chạm chán từ xa tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.

51052761853 b8304b9a69 k
Cuộc họp cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc tại Alaska hôm 18/3/2021. (Nguồn: Ron Przysucha/ Public Domain)

Theo Bloomberg đưa tin, khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị chủ trì cuộc họp trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đã kêu gọi các nước “theo đuổi bình đẳng và chính nghĩa, chứ không phải là bắt nạt và bá quyền”, còn phát biểu trực tuyến của ông Blinken sau đó đã chĩa mũi nhọn vào Bắc Kinh, lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc xâm phạm nhân quyền và các hoạt động trên Biển Đông. 

Mặc dù toàn văn phát biểu của ông Blinken không có từ nào nhắc đến Trung Quốc, nhưng ông nói quốc gia “tìm kiếm thông qua sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ” hoặc quốc gia yêu cầu có “phạm vi sức mạnh quyết định hoặc uy hiếp đến lựa chọn và quyết định của nước khác”, hiển nhiên là chỉ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Về nhân quyền, ông Blinken nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền phổ quát và phản bác rằng cách nói vấn đề nhân quyền là vấn đề nội bộ. 

“Cần phải để nhân quyền và tôn nghiêm giữ ở vị trí cốt lõi trong trật tự quốc tế. Có một số nước bao biện rằng, việc làm của chính phủ ở trong nước mình là vấn đề nội bộ của mình, hơn nữa vấn đề nhân quyền là chịu hạn chế bởi giá trị quan của quốc gia. Nhưng mở đầu của ‘Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới’ đã tuyên bố ‘tính phổ quát’ của vấn đề nhân quyền, bởi vì tất cả các nước đều thừa nhận, có một số quyền là mỗi một người ở bất cứ nơi nào đều có quyền được hưởng thụ. Nhấn mạnh chủ quyền của nước mình, không có nghĩa là cho quốc gia nào đó quyền nô dịch, giày vò cực hình, làm mất tích và tiến hành thanh trừng sắc tộc đối với nhân dân của mình, hoặc dùng phương thức nào đó xâm phạm nhân quyền của người khác.”

ĐCSTQ nói các nước không nên phê bình chính sách Tân Cương của mình, chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. 

Ông Blinken nói một cách kiên định, Mỹ đang tìm kiếm trật tự quốc tế ổn định cho tất cả các nước. “Để chúng tôi bày tỏ một cách rõ ràng, Mỹ không có ý vì để áp chế các nước khác mà duy hộ trật tự quốc tế, lấy những quy tắc này làm nền tảng. Trật tự quốc tế mà chúng tôi giúp đỡ xây dựng và bảo vệ đã thành tựu một số đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của chúng tôi, mục tiêu của chúng tôi chỉ là bảo vệ, giữ vững và phát triển trật tự này,” ông nói. 

Ông Blinken nói xong, ông Vương Nghị cho biết, tất cả các quốc gia đều hy vọng nhìn thấy “đường lối thay đổi” và thực hiện chủ nghĩa đa phương của Mỹ. 

Có bình luận chỉ ra, chủ nghĩa đa phương mà ông Vương Nghị nói, là không thừa nhận địa vị lãnh đạo của Mỹ và trật tự quốc tế hiện hành của Mỹ lãnh đạo, mà ông nhấn mạnh “xây dựng cộng đồng loài người chung vận mệnh”, tức là chỉ ĐCSTQ lợi dụng “một vành đai, một con đường”, Huawei, tiền tệ kỹ thuật số để thực hiện toàn cầu hóa. Biểu hiện là hình thái ý thức của chủ nghĩa toàn trị tốt hơn dân chủ, khác hoàn toàn với chủ nghĩa đa phương mà Mỹ muốn tiếp tục duy hộ. Ý mà ông Blinken biểu đạt rất rõ ràng, hệ thống chủ nghĩa đa phương hiện hành có hiệu quả và công bằng, ĐCSTQ muốn dùng danh nghĩa nội chính (công việc nội bộ) để không cho phép can thiệp việc ĐCSTQ chà đạp nhân quyền và phá hoại quy tắc, Mỹ sẽ không khoanh tay đứng nhìn. 

Mỹ và Nga cũng có sự đối đầu trong hội nghị này. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khi phát biểu cũng có ý ám chỉ rằng các nước phương Tây sử dụng ngôn luận “xét trên trật tự quy tắc”, đem lợi ích của quốc gia mình cưỡng chế thêm lên quốc gia khác. 

Kết thúc hội nghị Ngoại trưởng G7 ngày 5/5, Ngoại trưởng của các nước G7 đã cùng lên án ĐCSTQ trong tuyên bố chung, nói rằng ĐCSTQ không thực hiện cam kết quốc tế trong “Tuyên bố chung Trung – Anh” và “Luật Cơ bản”, xâm phạm nhân quyền của người Hồng Kông, Tân Cương và Tây Tạng, và cả hành vi bức ép các quốc gia khác về mặt kinh tế. ĐCSTQ yêu cầu các nước phương Tây ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của mình.

Tháng Năm, Trung Quốc đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đúng lúc ĐCSTQ đang bị bao vây tứ phía. Một mặt Bắc Kinh hủy bỏ đối thoại kinh tế với Úc, quan chức ngoại giao Trung Quốc còn khai hỏa với New Zealand chỉ vì nghị sĩ New Zealand tuyên bố Tân Cương đang xảy ra xâm phạm nhân quyền. Trong vài tuần đầu thành lập chính quyền Biden, Bắc Kinh cũng cảm thấy bất an vì Mỹ nâng cao nỗ lực gắn kết đồng minh với Nhật Bản, Ấn Độ, Úc. 

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: