Hôm thứ Ba (ngày 26/10), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi các nước thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ) hỗ trợ Đài Loan “tham gia tích cực và có ý nghĩa trong toàn các tổ chức của LHQ”.

shutterstock 2052385718
Trụ sở Liên hợp quốc ở New York. Hình chụp ngày 29/9/2021 (Nguồn: Viktor_IS / Shutterstock).

Trong bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn ngăn chặn Đài Loan tham gia vào các tổ chức quốc tế khác nhau, bao gồm các tổ chức của LHQ, Ngoại trưởng Mỹ Blinken nhấn mạnh sự tham gia của Đài Loan vào LHQ không phải là vấn đề chính trị, mà là vấn đề thiết thực.

Ngày 26/10, ông Blinken cho biết trong một tuyên bố, Đài Loan đã trở thành một câu chuyện thành công về nền dân chủ, mô hình của họ thúc đẩy sự minh bạch, tôn trọng quyền con người và quy tắc của pháp luật – những giá trị này nhất quán với các giá trị của LHQ.

Ông cũng xác nhận những thành tựu của Đài Loan trên nhiều mặt: “Đài Loan rất quan trọng đối với nền kinh tế công nghệ cao toàn cầu và cũng là một trung tâm cho du lịch, văn hóa và giáo dục. Chúng tôi là một trong những nước thành viên LHQ xem Đài Loan là đối tác quan trọng và người bạn đáng tin cậy.”

Khi nói về tình hình quốc tế, ông Blinken đã đề cập trong tuyên bố rằng việc Đài Loan tham gia LHQ không thể chỉ nhìn từ chính trị. Do các vấn đề toàn cầu phức tạp chưa từng thấy trong cộng đồng quốc tế, tất cả các bên liên quan phải giúp giải quyết những vấn đề này, bao gồm 24 triệu người sống ở Đài Loan. Sự tham gia có ý nghĩa của Đài Loan vào hệ thống LHQ không phải là vấn đề chính trị, mà là vấn đề thiết thực.

“Trung Hoa Dân Quốc” đã luôn được duy trì là đại diện Trung Quốc của LHQ đến ngày 25/10/1971, sau đó được thay thế bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự cai trị của ĐCSTQ.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken nhấn mạnh, đa số thời gian trong 50 năm qua Đài Loan đã tích cực tham gia vào một số cơ quan chuyên môn của LHQ, điều này chứng tỏ xem trọng của cộng đồng quốc tế với đóng góp Đài Loan. Tuy nhiên gần đây Đài Loan đã không được phép đóng góp cho các nỗ lực của LHQ.

Ông nêu ví dụ Đài Loan đã bị loại khỏi các cơ quan LHQ. Ông còn viết, hàng năm có hàng chục triệu hành khách đi qua sân bay Đài Loan nhưng Đài Loan đã không tham gia hội nghị thường kỳ ba năm một lần của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Dù chúng ta đã học được rất nhiều từ đẳng cấp của Đài Loan trong đại dịch COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán), nhưng Đài Loan đã không tham gia Hội nghị Y tế Thế giới. Mỗi ngày các thành viên xã hội dân sự từ khắp nơi trên thế giới đều tham gia vào các hoạt động của LHQ, nhưng các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật, doanh nhân, nghệ sĩ, nhà giáo dục, học sinh, những người ủng hộ nhân quyền và những người khác của Đài Loan bị ngăn chặn tham gia vào các hoạt động này chỉ vì hộ chiếu mà họ giữ [là Đài Loan].

Trong thập kỷ qua, ĐCSTQ đã luôn cạnh tranh để kiểm soát các tổ chức quốc tế, cố tình mở rộng ảnh hưởng toàn cầu trong các lĩnh vực như du lịch hàng không, viễn thông và nông nghiệp. ĐCSTQ cài người của họ vào lãnh đạo các cơ quan LHQ đã gây ra hậu quả. Thời gian nhậm chức Tổng thư ký thứ 12 Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) của quan chức hàng không dân dụng ĐCSTQ là Liễu Phương (Liu Fang), Đài Loan đã không được mời tham gia Hội nghị Hàng không 2016. Gần đây, trong bối cảnh toàn cầu đối phó đại dịch COVID-19, ICAO đã ngăn chặn những tài khoản Twitter lên tiếng ủng hộ sự tham gia của Đài Loan.

ĐCSTQ đã luôn ngăn chặn Đài Loan tham gia Hội nghị Y tế Thế giới khiến Đài Loan và các nước phương Tây phải phàn nàn. Hồi đầu tháng 5, Ngoại trưởng các nước G7 gặp nhau ở London và đã ra tuyên bố chung “ủng hộ Đài Loan tham gia có ý nghĩa trong Diễn đàn của Tổ chức Y tế Thế giới và Hội nghị Y tế Thế giới”.

Cuối cùng, Ngoại trưởng Mỹ Blinken khẳng định việc Đài Loan bị bỏ rơi đã gây khó khăn cho những công việc quan trọng của LHQ và các tổ chức liên quan, trong khi tất cả đều được hưởng lợi từ những đóng góp của Đài Loan.

“Chúng ta cần sử dụng tất cả những đóng góp của các bên liên quan để giải quyết những thách thức chung của chúng ta. Đây là lý do tại sao chúng tôi khuyến khích tất cả các nước thành viên LHQ hỗ trợ sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của Đài Loan vào toàn hệ thống LHQ và cộng đồng quốc tế, điều này cũng phù hợp ‘chính sách Một Trung Quốc’ theo hướng dẫn của Luật quan hệ Đài Loan, ba thông cáo chung và sáu điều bảo đảm,” ông cho hay.

Theo Hoàn Vũ, Epoch Times

Xem thêm: