Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm Chủ Nhật (17/5) nói rằng ông nhận thấy chính quyền Trung Quốc đã đe dọa can thiệp vào công việc của nhà báo Mỹ tại Hồng Kông. Ông nhấn mạnh bất kỳ quyết định nào của Trung Quốc gây ảnh hưởng đến quyền tự chủ của Hồng Kông đều có thể tác động đến đánh giá của Mỹ về vị thế đặc biệt của hòn đảo dân chủ này. 

Embed from Getty Images

Theo Reuters, Ngoại trưởng Pompeo nói trong một tuyên bố phát đi hôm 17/5 rằng: “Những nhà báo này là thành viên của báo chí tự do, không phải là cán bộ tuyên truyền và các bài báo của họ mang lại giá trị cho công dân Trung Quốc và thế giới”.

Anh Quốc đã trao trả Hồng Kông về Trung Quốc năm 1997 và lãnh thổ này được Bắc Kinh cam kết trao quyền “tự trị mức độ cao” trong vòng 50 năm. Việc được hưởng quyền tự trị này khiến Hồng Kông được Mỹ trao vị thế đặc biệt, được hưởng các quyền lợi kinh tế trong giao thương với Mỹ mà Trung Quốc đại lục không có. Nhờ vị thế đặc biệt đó, Hồng Kông đã trở thành trung tâm tài chính hàng đầu Châu Á và thế giới.

Ngoại trưởng Pompeo hôm 6/5 thông báo rằng Bộ Ngoại giao đang hoãn gửi Quốc hội báo cáo đánh giá liệu Hồng Kông có đang được hưởng quyền tự trị đầy đủ từ Trung Quốc hay không. Đây là điều kiện tiên quyết để Hồng Kông nhận được ưu đãi đặc biệt từ Mỹ theo luật pháp Mỹ.

Trong thông báo hôm 6/5, ông Pompeo nói rằng việc hoãn gửi báo cáo là để cho phép bổ sung bất kỳ hành động nào mà Bắc Kinh có thể dự tính thực hiện với Hồng Kông trước thềm Hội nghị Nhân dân Toàn Quốc diễn ra vào ngày 22/5.

Có thông tin cho rằng, chính quyền Đặc khu Hồng Kông với sự chỉ đạo của giới chức Bắc Kinh đã gia tăng trấn áp những người liên quan tới tổ chức biểu tình Hồng Kông năm 2019 nhân lúc thế giới đang dồn sự chú ý vào đại dịch virus corona.

Người Hồng Kông cũng đang dần nối lại các cuộc biểu tình kháng nghị chính quyền và đã bị cảnh sát thẳng tay đàn áp.

Trong hoạt động đấu tranh dân chủ ngày 10/5, cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 100 người. Cảnh sát thường phục, cảnh sát chống bạo động lập thành phòng tuyến chặn người dân vào trung tâm mua sắm MOKO tại Vượng Giác (Mongkok), tâm điểm của cuộc biểu tình hôm 10/5.

>>Người Hồng Kông tổ chức kháng nghị (10/5), hơn 100 người bị bắt

Sự vụ về Hồng Kông là một trong nhiều điểm nóng dẫn tới căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian qua. Trong đó, tâm điểm là dịch bệnh virus corona có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc và hiện đang càn quét toàn cầu.

Ngoại trưởng Pompeo cũng như Tổng thống Trump đã nhiều lần lên tiếng cáo buộc Trung Quốc xử lý sai dịch bệnh virus corona trong giai đoạn đầu khiến nó từ một dịch bệnh địa phương trở thành đại dịch toàn cầu.

Trước đây, ông Pompeo đã công khai gọi virus corona là ‘viêm phổi Vũ Hán’. Gần đây ông lại liên tục lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cầm quyền che giấu dịch bệnh trong giai đoạn đầu, nói thẳng vấn đề liên quan với Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán, và còn nhiệt tình hô hào yêu cầu ĐCSTQ bồi thường.

Việc ông Pompeo thẳng thắn vạch trần bộ mặt thật của ĐCSTQ đã khiến họ điên cuồng đáp trả. Bộ máy truyền thông cấp cao của ĐCSTQ gồm Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo, Đài truyền hình Trung ương CCTV… chụp cái mũ xấu xí lên Ngoại trưởng Mike Pompeo. Họ dùng những từ ngữ chỉ dành để miêu tả phần tử khủng bố hoặc tội phạm vô nhận đạo để nói về ông Pompeo, chẳng hạn như “Để lộ bộ mặt khủng khiếp nhất”, “kẻ thù của nhân loại”, “đi quá ranh giới tối thiểu”, v.v…

Xuân Thành

Xem thêm: