Cùng lúc với việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng, ông sẽ chuyển giao quyền lực một cách có trật tự, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đã đăng một số dòng tweet vào ngày 7/1, chỉ thẳng vào Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

pompeo 50368470836 9a746329a6 c
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo (Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ / Flickr).

Dòng tweet đầu tiên là: “Chúng tôi đã công bố thêm thông tin về mối đe dọa mà ĐCSTQ gây ra cho người dân Mỹ và các công ty Mỹ hơn bất kỳ chính quyền nào khác. Thông tin = những quyết sách tốt hơn.”

Dòng tweet thứ 2: “Đồng thời cảnh báo các nhà đầu tư, tổ chức và các nhà quản lý quỹ tài trợ không được phép tài trợ cho các công ty quân sự Cộng sản Trung Quốc gây rủi ro an ninh quốc gia cho Hoa Kỳ.”

Dòng tweet thứ 3: “Chúng tôi ủng hộ những người bạn Đài Loan của chúng tôi. Ba năm qua, chính quyền Trump đã cho phép bán hơn 15 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan. Còn chính quyền Obama thì sao? Trong 8 năm đã tạo ra doanh số 14 tỷ USD.”

Cùng ngày, ông Pompeo cũng đăng lại bài viết “Việc xây dựng vũ khí hạt nhân của ĐCSTQ nên khiến các nước phương Tây lo lắng” bày tỏ về quan điểm của mình, được đăng trên Newsweek vào ngày 4/1. Ông Billingslea, Đặc phái viên về Kiểm soát vũ khí của Tổng thống Mỹ, là đồng tác giả.

Dưới đây là bản dịch của bài viết này:

“COVID-19 (virus Trung Cộng, hay còn gọi là virus corona mới) nói với thế giới rằng, những lời dối trá của ĐCSTQ có thể gây hậu quả to lớn và đáng sợ. Trong khi đó, Hoa Kỳ, các nước đồng minh và đối tác của chúng tôi một lần nữa kêu gọi việc minh bạch hóa về chủng virus này. Chúng tôi cũng kêu gọi Bắc Kinh thú nhận một mối nguy hiểm khác, đó là việc Trung Quốc (ĐCSTQ) tập hợp vũ khí hạt nhân một cách mờ ám, đầy tính đe dọa.

Ngày nay, Trung Quốc (ĐCSTQ), quốc gia có kho vũ khí hạt nhân phát triển nhanh nhất thế giới, không cho phép tiết lộ nước này có bao nhiêu vũ khí hạt nhân, dự định phát triển bao nhiêu vũ khí hạt nhân, hoặc dự định làm gì với những vũ khí này. Đây là quốc gia kém minh bạch nhất trong số 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Mặc dù Bắc Kinh che giấu  nghiêm ngặt các hoạt động hạt nhân của mình, nhưng chúng tôi biết rằng, Trung Quốc (ĐCSTQ) đang theo đuổi khả năng hạt nhân 3 trong 1 trên bộ, trên không và trên biển. Đồng thời, nước này đang nhanh chóng phát triển và đổi mới năng lực của mình. Tổng Bí thư Tập Cận Bình ủng hộ kiểu xây dựng này. Ngay sau khi nhậm chức vào năm 2012, ông ấy đã mô tả Bộ Tư lệnh Vũ khí Hạt nhân của Trung Quốc sẽ “Ủng hộ vị thế của Trung Quốc như một cường quốc”. Sau đó, ông ấy đã nâng cấp bộ tư lệnh này thành một cơ quan độc lập, gọi là “Quân đội tên lửa của Quân giải phóng Nhân dân”. Đây là một phần trong kế hoạch xây dựng quân đội “đẳng cấp thế giới” vào năm 2049 của ông ấy.

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy, sự tiến công của Quân Giải phóng Nhân dân đối với mục tiêu này. Các tên lửa có khả năng mang hạt nhân đã được trưng bày tại cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh vào năm 2019. Chương trình này kéo dài gần 3 dặm, dài hơn gần 10 lần so với phần tương tự cách đây 10 năm, và tất nhiên đó chỉ là một phần nhỏ trong tổng số kho vũ khí. Cuộc duyệt binh cũng cho thấy, tên lửa Dongfeng-41 có thể tấn công bờ biển Hoa Kỳ trong vòng 30 phút. Quân Giải phóng Nhân dân sẽ triển khai các tên lửa như vậy trên các hầm chứa và nền tảng di động trong tương lai gần. Chúng tôi dự kiến, nếu xu hướng hiện tại không thay đổi, Trung Quốc (ĐCSTQ) ít nhất sẽ tăng gấp đôi tổng số kho vũ khí hạt nhân của mình trong 10 năm tới.

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã triển khai hơn 1.000 tên lửa đạn đạo tầm xa gần bờ biển của họ. Nhiều loại vũ khí này có khả năng kép, nghĩa là, chúng có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường. Mục đích của chúng là nhằm vào quân đội Mỹ ở Đông Á, hù dọa và uy hiếp các đồng minh của Mỹ.

Trung Quốc đã phóng nhiều tên lửa đạn đạo hơn trong năm 2018 và 2019 so với tổng số tất cả các quốc gia khác trên thế giới cộng lại. Năm 2020, Trung Quốc đã thử nghiệm hơn 220 tên lửa đạn đạo, vượt qua tổng số bất kỳ năm nào trong 2 năm trước đó. Hình ảnh vệ tinh thương mại cho thấy, bãi thử vũ khí hạt nhân của Trung Quốc (ĐCSTQ) hoạt động quanh năm.

Cùng với việc hiện đại hóa vũ khí, xu thế hạt nhân hóa của Bắc Kinh ngày càng trở nên hung hăng. Thậm chí đe dọa các nước láng giềng phi hạt nhân hóa và làm xói mòn lòng tin của người dân vào chính sách “không sử dụng trước”. Báo cáo của Bộ Quốc phòng cũng cho thấy, có nhiều bằng chứng chứng minh rằng, Quân Giải phóng Nhân dân đang chuyển sang thế “vừa cảnh cáo vừa phát động”.

Chúng tôi đã yêu cầu chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) tăng cường tính minh bạch. Đồng thời làm việc với Hoa Kỳ và Nga, cùng hình thành một thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới, bao gồm tất cả các loại vũ khí hạt nhân. Hoa Kỳ đã hoàn thành trách nhiệm của mình trong việc giảm thiểu nguy cơ hạt nhân. Hiện giờ là lúc Trung Quốc (ĐCSTQ) ngừng giả vờ và bắt đầu hành động có trách nhiệm.

Trong 4 năm qua, chính quyền Tổng thống Trump đã đánh thức nhận thức của thế giới về những thách thức của Trung Quốc (ĐCSTQ). Chúng tôi đã thông báo cho các đồng minh, đối tác, thậm chí cả các cấp cao nhất của chính phủ Nga, về việc chế tạo vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

Lịch sử đã dạy cho chúng ta một bài học quý giá và con đường tốt nhất nên hướng tới. Hoa Kỳ, Liên Xô và các quốc gia khác từ lâu đã nhận ra rằng, các cường quốc phải đối phó với những vũ khí nguy hiểm nhất thế giới một cách có trách nhiệm. Ngày nay, bất kỳ quốc gia nào tuyên bố là vĩ đại đều phải làm như vậy.

Tiêu Nhiên, Vision Times tiếng Trung

Xem thêm: