Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 21/12 tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ ban hành thêm hạn chế visa đối với quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên quan đến xâm phạm nhân quyền, người nhà của những người này có thể sẽ bị hạn chế thêm về visa. Ông Pompeo cho biết, hành động này cho thấy quyết tâm của Mỹ trong việc truy trách nhiệm ĐCSTQ đàn áp người dân Trung Quốc.

Ông Pompeo cho biết, “Nhà thống trị độc tài chuyên chế của Trung Quốc (ĐCSTQ) thực thi hạn chế nghiêm ngặt quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng hoặc tự do tôn giáo, tự do lập hội và quyền lợi tập trung hòa bình. Mỹ đã biểu thị rõ ràng, Mỹ sẽ không chào đón những người có hành vi xâm phạm nhân quyền này.”

Ông chỉ ra, căn cứ vào Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch của Mỹ để thực thi biện pháp hạn chế visa, cấm nhập cảnh đối với quan chức ĐCSTQ phụ trách hoặc liên quan đến bức hại nhân sĩ tôn giáo, dân tộc thiểu số, nhân sĩ bất đồng chính kiến, nhân sĩ hoạt động nhân quyền, phóng viên, tổ chức công đoàn, tổ chức xã hội dân sự, và cả những người kháng nghị hòa bình. Những người nhà của những quan chức này cũng có khả năng đối mặt với biện pháp hạn chế tương tự.

Ông nói: “ĐCSTQ ngày càng tăng lực độ áp bức người dân Trung Quốc, hành động ngày hôm nay cho thấy chính phủ Mỹ muốn quyết tâm truy trách nhiệm ĐCSTQ.”

“Năm nay, Mỹ đã thực thi biện pháp hạn chế visa và trừng phạt tài chính đối với quan chức ĐCSTQ tham gia khủng bố bạo hành ở Tân Cương, hạn chế bên ngoài đi vào Tây Tạng, phá hoại cam kết về nền tự trị tại Hồng Kông. Hành động ngày hôm nay của Mỹ sẽ tăng thêm hạn chế đối với tất cả các quan chức ĐCSTQ tham gia vào hoạt động đàn áp này, dù họ ở bất cứ nơi đâu,” ông Pompeo cho biết.

Ông Pompeo còn nói, Mỹ đứng cùng những người bị áp bức vì nỗ lực thực hiện quyền của mình một cách hòa bình. “Chúng tôi kêu gọi lập tức thả họ ra, đồng thời thúc giục chính quyền ĐCSTQ tôn trọng nhân quyền và quyền tự do cơ bản mà người Trung Quốc được hưởng dựa vào Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới”.

Một năm qua, cùng với sự bất đồng trong nhiều vấn đề giữa hai nền kinh tế lớn như việc Bắc Kinh xử lý vấn đề virus Trung Cộng (virus corona mới), vấn đề thực thi Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông, và tình hình căng thẳng trên Biển Đông, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng đối lập.

Tại Hồng Kông, để ngăn cản ĐCSTQ thông qua Luật An ninh Quốc gia khu vực Hồng Kông, ngày 26/6, phía Mỹ đã thực thi hạn chế visa đối với quan chức đương nhiệm và tiền nhiệm của ĐCSTQ làm tổn hại đến tự trị, nhân quyền và tự do cơ bản của Hồng Kông; ngày 7/8, Mỹ tiến hành chế tài cụ thể đối với 11 quan chức như Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Cảnh sát trưởng Hồng Kông Đặng Bình Cường, .v.v, đóng băng tài sản của họ tại Mỹ.

Ngày 9/11, Mỹ tiếp tục chế tài 4 quan chức Hồng Kông, bao gồm Phó Chánh văn phòng An ninh Quốc gia trú tại Hồng Kông Lý Hồng Đan, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Vấn đề Hồng Kông & Ma Cao Đặng Trung Hoa, phụ trách Phòng An ninh Quốc gia thuộc Sở Cảnh vụ Hồng Kông Lưu Dịch Huệ, cùng cảnh sát cấp cao Lý Quế Hoa. Họ đều cấm nhập cảnh vào Mỹ và bị đóng băng tài sản tại Mỹ. Ngày 7/12, Mỹ tiếp tục thực thi chế tài đối với 14 quan chức thuộc Nhân đại toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc với lý do phá hoại dân chủ của Hồng Kông.

Vấn đề Tân Cương, ngày 9/7, Mỹ thực thi chế tài đối với 4 người, gồm Bí thư đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Tân Cương Chu Hải Luân, Giám đốc Phòng Công an Tân Cương Vương Minh Sơn, và cựu Bí thư đảng ủy Phòng Công an Tân Cương Hoắc Lưu Quân. Biện pháp chế tài gồm đóng băng tài sản của họ, 3 người đứng đầu bị cấm nhập cảnh Mỹ. Ngày 31/7, Mỹ tiếp tực chế tài thêm 2 quan chức Tân Cương.

Về vấn đề Tây Tạng, ngày 7/7, với lý do Trung Quốc tiếp tực gây trở ngại mang tính hệ thống đối với quan chức ngoại giao Mỹ, phóng viên và khách du lịch đến Tây Tạng, từ đó gây ra đối đãi bất công bằng song phương, phía Mỹ đã thực thi hạn chế visa đối với những quan chức Trung Quốc liên quan.

Trí Đạt

Xem thêm: