Trong nhiều ngày, hầu như ngày nào người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Myanmar (Miến Điện) cũng tụ tập bên ngoài cổng Đại sứ quán Trung Quốc ở Yangon để bày tỏ sự phản đối của họ đối với Chính phủ Trung Quốc. Họ giơ cao biểu ngữ viết bằng tiếng Anh cáo buộc Trung Quốc đã hỗ trợ quân đội Myanmar đảo chính hồi đầu tháng này.

shutterstock 1912355152
Người biểu tình Myanmar hôm 7/2/2021 (Ảnh: teera.noisakran/ Shutterstock)

Những người biểu tình mang theo các khẩu hiệu như “Trung Quốc là thế lực đáng hổ thẹn”, “Chế độ độc tài quân sự của Myanmar là do Trung Quốc gây ra”, và “Hãy cứu Myanmar, không ủng hộ độc tài”.

Tháng Giêng năm nay, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp một số quan chức Myanmar, trong đó có Tướng Ang Aung Hlaing, người đã lên nắm quyền trong cuộc đảo chính vào ngày 1/2. Người ta nói rằng trong cuộc họp ở Nay Pyi Taw, tướng Ang Aung Hlaing, người muốn trở thành tổng thống Myanmar, đã liên tục chỉ ra rằng gian lận phổ biến trong cuộc bầu cử hồi tháng 11 năm ngoái đã dẫn đến việc bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền.

Trước sức ép, Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar, ông Trần Hải (Chen Hai) nói rằng “Bắc Kinh không ngờ có chính biến ở Myanmar”, cho rằng thật là nực cười đối với tin đồn rằng Trung Quốc đã điều động các kỹ thuật viên không quân và quân đội để giúp quân đội Myanmar gia cố cai trị.

“Hội Thương mại Doanh nghiệp Trung Quốc tại Myanmar” (Chinese Enterprises Chamber in Myanmar) cũng công khai bác bỏ tin đồn rằng “gần đây nhiều máy bay Trung Quốc đã đến Myanmar, chủ yếu để chở nhân viên kỹ thuật liên quan”, khẳng định rằng các máy bay qua lại giữa Trung Quốc và Myanmar “là các chuyến bay chở hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường, những tin tức trên mạng hoàn toàn là tin đồn.”

Vốn dĩ sau khi Trung Quốc từ chối lên án cuộc đảo chính của quân đội Myanmar, mọi người bắt đầu suy đoán về sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối với quân đội Myanmar.

Tại cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) diễn ra ngày 12/2, cả Trung Quốc và Nga đều tuyên bố “phản đối cuộc họp này”. Đại diện Trung Quốc, Đại sứ Trần Húc (Chen Xu) nói rằng cộng đồng quốc tế nên “tôn trọng chủ quyền, độc lập chính trị, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất quốc gia của Myanmar.”

Ngày 3/2, Trung Quốc và Nga đã ngăn cản Hội đồng Bảo an LHQ ra tuyên bố lên án quân đội Myanmar. Sau cuộc đảo chính ngày 1/2, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi đây là “tái tổ chức nội các quan trọng”.

Tờ Deutsche Welle (Đức) nhận định: “Mọi người nhận thấy rằng các quan chức Trung Quốc đã tránh sử dụng thuật ngữ ‘đảo chính quân sự’, thay vào đó gọi là ‘tái tổ chức chính phủ quy mô lớn’; cách gọi phù hợp với chính sách nhất quán của Bắc Kinh là không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.”

Al Jazeera, kênh truyền thông quốc tế có trụ sở tại Doha (Qatar) dẫn lời nhà phân tích chính trị sống ở Bắc Kinh là Einar Tangen chỉ ra rằng “Chính phủ Trung Quốc thích bà Aung San Suu Kyi”, tin rằng các chính sách kinh tế và thương mại của bà có thể khiến Myanmar trở thành “pháo đài ổn định ở Đông Nam Á”. Tuy nhiên, Bắc Kinh không muốn lên án chính quyền quân sự “vì Trung Quốc có nguyên tắc cứng là không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, do không muốn chính sách của họ ở Hồng Kông và Tân Cương phải hứng chịu sự chỉ trích của quốc tế.”

Khẩu hiệu của một người biểu tình Myanmar đã viết: “Nếu là vấn đề nội bộ nước khác, tại sao bạn lại giúp đỡ quân đội?”

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và chế độ quân phiệt Myanmar có một lịch sử lâu đời. Tờ Deutsche Welle cho rằng do các lệnh trừng phạt quốc tế khiến chế độ quân sự của Myanmar luôn phải dựa vào nước láng giềng Trung Quốc để mua vũ khí vì bị các nước khác cấm vận.

Tờ Al Jazeera cũng dẫn nhận định của giám đốc dự án thông tin phụ trách các vấn đề nhân quyền và môi trường ở Myanmar là Edith Mirante, cho biết cả châu Âu và Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Myanmar kể từ những năm 1960. Trung Quốc là bên bán vũ khí cho quân đội Myanmar, khi đó Myanmar là một trong những nước nghèo nhất thế giới. “Rõ ràng Trung Quốc có thể làm bất cứ điều gì ở nơi nào mà họ muốn,” tờ báo viết.

Ông cho hay, thời điểm đó chính phủ quân sự “cực kỳ háo hức với ngoại hối”, đến mức họ đã mở cửa nền kinh tế khép kín của Myanmar cho đầu tư nước ngoài và cấp nhượng quyền khai thác cho các công ty Trung Quốc, dẫn đến việc phá hủy các cánh rừng rộng lớn ở miền bắc Myanmar. Bà nói: “Đó là thảm cảnh tước đoạt khủng khiếp về tài nguyên”.

Vào ngày 10/2, Tổng thống Mỹ Biden đã ký sắc lệnh hành pháp, thông báo các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Ang Aung Hlaing và các tướng lĩnh cấp cao khác, đồng thời đóng băng tài sản trị giá hơn 1 tỷ USD của Myanmar tại Mỹ.  

Phó Cao ủy Nhân quyền LHQ, bà Nada Al-Nashif đã lên án vụ bắt giữ Cố vấn Myanmar Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Min, và hơn 350 quan chức, nhà hoạt động, nhà báo, nhà sư và sinh viên cũng như hiện tượng nhiều người bị mất tích.

Hội nghị đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã thông qua một sự đồng thuận dưới hình thức một nghị quyết do Anh và Liên minh châu Âu cùng soạn thảo, kêu gọi “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả những người bị giam giữ.”

Lần này, cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar đã khiến cuộc thử nghiệm dân chủ trong gần 10 năm qua tại nước này bị chìm vào bế tắc. Myanmar có quay trở lại chế độ quân sự hà khắc kéo dài gần 50 năm như trước hay không đã trở thành một câu đố đối với toàn cầu trong các vấn đề tại Đông Nam Á.

 Theo Vũ Châu, VOA

Xem thêm: