Sự không chắc chắn về địa chính trị đã dẫn đến sự dịch chuyển của tài sản toàn cầu. Sự cạnh tranh gay gắt về quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sự đàn áp dân chủ và nhân quyền ở Hồng Kông đã khiến số lượng người giàu có của Trung Quốc và Hồng Kông di cư ra nước ngoài tăng lên đáng kể.

id13059844 210630122304100311 600x400 1
Ngày 30/6/2021, rất đông người Hồng Kông rời khỏi mảnh đất này từ sân bay quốc tế Hồng Kông, cảnh tượng chia ly tại sân bay thật bi thương. (Ảnh: Tống Bích Long / Epoch Times)

Theo “Báo cáo Công dân toàn cầu Henley” (Henley Global Citizens Report) mới nhất được công bố bởi Henley & Partners, một công ty tư vấn đầu tư nhập cư toàn cầu, dự kiến năm nay ​​dòng chảy ròng của các cá nhân có giá trị ròng cao (HNWI) trên thế giới, cao nhất sẽ ở Nga và Trung Quốc, cả hai đều vượt quá 10.000 người; Hồng Kông đứng thứ tư, lên đến là 3.000 người; ở vị trí thứ ba là Ấn Độ.

Dựa trên dữ liệu nhập cư của các cá nhân có giá trị ròng cao với tài sản hơn 1 triệu đô la Mỹ trong nửa đầu năm nay, công ty đã tính toán các số liệu của năm nay và phát hiện ra rằng Nga, nước đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine trong hơn 4 tháng qua, trong năm nay sẽ có 15.000 người giàu có di cư ra nước ngoài, cao hơn so với trước đại dịch. Năm 2019 (do hạn chế của đại dịch, số liệu của năm 2020 và 2021 không thể so sánh được) tăng 9.500 người, chiếm 15% tổng số cá nhân có giá trị tài sản ròng cao ở Nga.

Còn ở Trung Quốc, sẽ có một dòng chảy ròng ra nước ngoài của 10.000 người giàu có trong năm nay. Công ty đã chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng các yêu cầu nhập cư của nhà đầu tư từ Đông Á trong quý đầu tiên của năm nay, với khoảng 57% trong số đó đến từ Trung Quốc, với Hồng Kông ở vị trí thứ hai.

Vào năm 2021, hơn 100.000 công dân Hồng Kông, chủ yếu là các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao và các nhà đầu tư ngân hàng, rời Hồng Kông bằng thị thực BNO của Vương quốc Anh. Theo số liệu mới nhất do Bộ Nội vụ Anh công bố vào cuối tháng Năm, có tổng cộng 19.500 người đã nộp đơn xin thị thực BNO trong quý đầu tiên của năm nay, tăng 25% so với quý cuối cùng của năm ngoái, nâng tổng số đơn đăng ký BNO lên tới 123.400, với 113.742 đơn đăng ký được chấp thuận.

Không phải hầu hết những người giàu này đều di cư đến Mỹ, mà số người đến Mỹ thấp hơn rất nhiều so với năm 2019 trước khi có dịch. Theo thống kê của cựu phóng viên BBC Misha Glenny, chỉ có 1.500 người giàu đổ vốn ròng vào Mỹ trong năm nay, so với 10.800 người vào năm 2019. Ông cho rằng nó có thể liên quan đến “sự không thể đoán trước về chính trị” trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11 mang lại.

Hưởng lợi từ sự ra đi của những người giàu của Hồng Kông là một trung tâm tài chính khác ở châu Á – Singapore. Nước này đã chứng kiến ​​dòng vốn ròng của 2.800 triệu phú trong năm nay, tăng thêm 1.300 so với 1.500 vào năm 2019. Ông Glenny cho rằng việc ĐCSTQ “đàn áp Hồng Kông” đã buộc những người giàu có ở Hồng Kông phải chạy trốn.

Ngoài ra, Hội chợ Di dân và Bất động sản Quốc tế Hồng Kông, bế mạc vào ngày 11/6, đã thu hút 47.000 người trong 2 ngày, vượt qua con số 33.000 người tại hội chợ được tổ chức vào tháng Tám năm ngoái, tăng 40%.

Theo một cuộc khảo sát do ban tổ chức thực hiện với hơn 35.000 người đăng ký trực tuyến từ tháng Tư đến tháng Sáu năm nay, phần lớn trong số họ là những gia đình trung lưu và giàu có. Khoảng 66% có tài sản trên 8 triệu đô la Hồng Kông (1 triệu đô la Mỹ); 17% có tài sản trên 50 triệu đô la Hồng Kông (6,4 triệu đô la Mỹ) và 30% có thu nhập hộ gia đình hàng tháng là 150.000 đô la Hồng Kông (khoảng 20.000 đô la Mỹ).

Về thời điểm dự định di cư, gần 80% số người được hỏi cho biết họ đã rút ngắn thời gian chuẩn bị di cư xuống còn 2 năm hoặc thậm chí nửa năm, trong khi thời gian chuẩn bị trước đó thường là khoảng 5 năm.

Một bài viết trên CNBC hồi tháng Tư cho biết, xu hướng người giàu Trung Quốc chuyển tài sản ra nước ngoài đang tăng nhanh và Singapore, nước có sức hấp dẫn đặc biệt đối với giới giàu có của Trung Quốc, đang nổi lên trong hoạt động chuyển giao của cải này. Bài viết chỉ ra, kể từ năm 2019 khi Hồng Kông bùng nổ các cuộc biểu tình quy mô lớn, giới giàu có tại đó đã bắt đầu chuyển tiền ra nước ngoài để tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn. Singapore nghiễm nhiên trở thành lựa chọn hàng đầu của những người này do 2 lợi thế là ngôn ngữ và thuế. Hầu hết mọi người ở Singapore đều có thể nói tiếng Trung Quốc, điều này không chỉ thuận tiện về ngôn ngữ cho những người Trung Quốc giàu có mà còn làm tăng mức thân thuộc của Singapore. Ngoài ra, Singapore không có thuế tài sản, điều này có thể giúp họ tiết kiệm rất nhiều chi phí và trở thành một lợi thế lớn trong việc thu hút vốn.

Để thu hút những người giàu có đầu tư, Singapore cũng đã triển khai Chương trình Nhà đầu tư Toàn cầu cung cấp nhiều ưu đãi cho những người giàu có đầu tư vào Singapore, chẳng hạn như những người trưởng thành đầu tư hơn 2,5 triệu USD có thể xin giấy phép định cư lâu dài. Theo giới chủ doanh nghiệp gia đình ở Singapore chuyên về dịch vụ đầu tư và quản lý tài sản cho các công ty được CNBC phỏng vấn, kể từ năm ngoái, lượng dịch vụ họ có được đã tăng đáng kể.

Iris Xu – một chủ doanh nghiệp gia đình có tên Jenga – nói với CNBC rằng số lượng yêu cầu từ người Trung Quốc Đại Lục đã tăng gấp đôi trong 12 tháng qua. Nội dung tư vấn của họ là tất cả về cách thành lập một công ty ở Singapore và cách chuyển tài sản của họ ở Trung Quốc sang Singapore. Công ty của Iris Xu được thành lập cách đây 5 năm để cung cấp cho khách hàng các dịch vụ kế toán và đầu tư. Ở Singapore, bắt đầu kinh doanh tại nhà thường cần vốn ít nhất 5 triệu USD, chỉ những người thực sự giàu có mới có thể vượt qua ngưỡng kinh tế này. Theo Iris Xu, khoảng 50 khách hàng của cô đã thành lập doanh nghiệp tại gia ở Singapore và mỗi người trong số họ đã đầu tư ít nhất 10 triệu USD.

Trí Đạt (t/h)