Chiều ngày 9/1, khoảng 2.500 người Hồng Kông sinh sống tại Anh đã tập trung tại 4 thành phố Kingston, Manchester, Birmingham và Bristol để ủng hộ tự do báo chí tại Hồng Kông, và kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến vấn đề Hồng Kông.

id13493420 Kingston Hongkong 09012022 600x400 1
Gần 1.200 người Hồng Kông ở Kingston đã dùng phương thức mít tinh chuỗi người để lên tiếng ủng hộ tự do báo chí ở Hồng Kông. (Ảnh: Epoch Times).

Tiếp sau các cuộc mít tinh vào Chủ Nhật tuần trước (ngày 2/1) ở Reading và Leeds  và cuộc mít tinh ngày 8/1 ở Liverpool và Newcastle, các cuộc mít tinh ủng hộ nền dân chủ và tự do của Hồng Kông của người Hồng Kông tại Anh cũng đã được triển khai ở các thành phố khác nhau vào ngày 9/1.

Ngày 29/12/2021, sáu quản lý đương nhiệm và cựu quản lý cấp cao của tờ Stand News đã bị Phòng An ninh Quốc gia của Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ và tờ báo đã ngừng hoạt động ngay lập tức. Sau đó, nhiều kênh truyền thông trực tuyến như Citizen News Hồng Kông lần lượt ngừng hoạt động, gây lo ngại rộng rãi trong cộng đồng quốc tế.

Hàng nghìn người mít tinh ở Kingston để ủng hộ Hồng Kông

Một trong những địa điểm phổ biến của người nhập cư từ Hồng Kông là thành phố Kingston, có lượng người tập trung mít tinh nhiều nhất, hơn 1.000 người tập trung thành chuỗi người trên phố Clarence ở trung tâm thành phố trong khoảng một giờ.

Tại hiện trường, do lượng người tham gia quá đông nên chuỗi người được chia thành hai hàng trước sau và còn kéo dài ra nhiều tuyến phố lân cận. Những người tham gia đã cầm các tấm biểu ngữ liên quan đến tự do báo chí ở Hồng Kông, và một số trưng bày tờ báo cũ của Apple Daily, vẫy cờ và hô vang các khẩu hiệu như “Quang phục Hồng Kông, cách mạng thời đại”, “Người Hồng Kông cố lên”“Hồng Kông không phải là Trung Quốc”. Mọi người cùng hát những bài hát như “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng”, “Trời cao biển rộng” và “Dưới chân núi Sư tử”, v.v.

Phóng viên của Epoch Times đã phỏng vấn một số người tham gia sự kiện tại hiện trường. Tiến sĩ Ngô Lữ Nam, đồng sáng lập Đảng Lao động người Hoa của Anh, cho biết sau khi ban hành “Luật An ninh Quốc gia” ở Hồng Kông, các quyền tự do xuất bản, ngôn luận, hội họp và các quyền tự do dân chủ khác đã bị hạn chế rất nhiều. Cho nên rất nhiều người Hồng Kông cư trú tại Anh đã dùng phương thức mít tinh để thể hiện quyết tâm kiên định đòi tự do dân chủ. Ông nói rằng nhiều người dân địa phương đi qua ủng hộ người dân Hồng Kông.

Cô Lê cùng chồng và con, cầm biểu ngữ “Quang phục Hồng Kông, Cách mạng thời đại” và tấm biển biểu ngữ “Trả lại cho tôi quyền tự do báo chí”. Cô cho biết đã chuyển đến sống ở Anh được 7 tháng, và đây là lần đầu tiên cô tham gia một cuộc mít tinh ở Anh. Cô đau buồn vì tự do báo chí ở Hồng Kông bị hủy hoại, vì mất tự do về mọi mặt. Cô tin rằng các cuộc mít tinh có thể để cho thế hệ tiếp theo biết lịch sử của người Hồng Kông và nói với người dân địa phương về sự khác biệt giữa Hồng Kông và Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ.

Nick, một người dân địa phương, nói với phóng viên này rằng anh cũng là một phóng viên và biết ít nhiều về phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông. Bản thân anh ấy cũng không biết có sự kiện mít tinh này, sau khi đi ngang qua và nhận được tờ rơi, anh đã rất ủng hộ yêu cầu của người dân Hồng Kông nên đã cầm tờ rơi và cùng tham gia vào chuỗi người.

id13493393 kingston1
Hơn 1000 người Hồng Kông ở Kingston tham dự mít tinh bằng phương thức chuỗi người. (Ảnh từ Facebook của ban tổ chức: Kingston UK HKers Stand with Hong Kong).
id13493394 kingston2
Tiến sĩ Ngô Lữ Nam,  người đồng sáng lập Đảng Lao động người Hoa của Anh, đã tham dự mít tinh ở Kingston. (Ảnh: Epoch Times).
id13493399 kingston3
Một số người dân địa phương ở Kingston cho biết, sau khi đi ngang qua và nhận được tờ rơi, họ rất ủng hộ yêu cầu của người dân Hồng Kông nên đã cầm tờ rơi và cùng nhau tham gia chuỗi người.  (Ảnh: Epoch Times).

Cảnh sát Manchester can thiệp vào cuộc xung đột

Một thành phố lớn khác là Manchester cũng có người Hồng Kông tổ chức hoạt động chuỗi người và triển lãm. Hoạt động được tổ chức tại Quảng trường Thánh Peter (St. Peter Square) từ 12:00 trưa đến 4:00 chiều, với gần 600 người tham gia

Lúc 12 giờ trưa, ban tổ chức đã dựng lều ở quảng trường, đồng thời căng các biểu ngữ và bày các áp phích làm triển lãm để giới thiệu các sự kiện như phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, và các sự kiện như truyền thông như Stand News, … bị ngừng hoạt động.

Đến khoảng 3 giờ, dưới sự dẫn dắt của các tình nguyện viên, đoàn người bắt đầu xếp thành chuỗi người từ Thư viện Trung tâm Manchester, kéo dài đến tận phố Mosley, với chiều dài gần 1 km. Một số người giơ đèn pin trên điện thoại hoặc biểu ngữ ủng hộ tự do báo chí Hồng Kông, họ cùng hô lớn các khẩu hiệu.

Tuy nhiên, trong lúc hoạt động chuỗi người được hình thành xong, có hai người phụ nữ nói giọng Đại Lục ở bên ngoài một cửa hàng trên phố Mosley đã chửi bới những người có mặt ở hiện trường, sau đó dùng điện thoại di động chụp ảnh mặt người khác. Hành động này khiến người nhiều người không hài lòng, và hai bên xảy ra xung đột. Hai người này sau đó đã gọi điện cho cảnh sát, nói rằng một tình nguyện viên tại sự kiện đã làm hỏng điện thoại di động của họ. Sau khi cảnh sát đến, họ đã áp giải tình nguyện viên liên quan lên xe và đưa về đồn cảnh sát để điều tra, và sau đó được thả vô điều kiện.

Theo tìm hiểu, sau khi cảnh sát kiểm tra camera an ninh tại nơi xảy ra vụ việc, họ phát hiện rằng những gì hai người phụ nữ kia nói là không đúng sự thật, họ đang bị cảnh sát điều tra vì “lời khai không trung thực“, và có thể bị truy tố.

id13493383 manchester1
Tại Manchester cũng có người Hồng Kông tổ chức hoạt động chuỗi người và triển lãm. (Ảnh: Epoch Times).
id13493385 manchester2
Tại Manchester cũng có người Hồng Kông tổ chức hoạt động chuỗi người và triển lãm. (Ảnh: Epoch Times).

Hoạt động chớp nhoáng tại Bristol

Cùng ngày, tại Bristol, người dân Hồng Kông cũng đã phát động một hoạt động chớp nhoáng kéo dài nửa tiếng đồng hồ để bày tỏ sự bất bình trước việc chính quyền Hồng Kông đàn áp quyền tự do báo chí. Địa điểm diễn ra hoạt động này là Broad Quay. Hơn 100 người tham dự và chuỗi người dài 200 m. Những người tham gia giơ các tấm biểu ngữ khác nhau, bao gồm “Thả tù nhân chính trị”, “Người Hồng Kông cố lên”“Thả những người làm báo”. 

Người tổ chức sự kiện cho biết sẽ đoàn kết với người Hồng Kông ở các thành phố khác ở Anh để lên tiếng ủng hộ Hồng Kông. “Tôi hy vọng rằng thông qua các nền tảng xã hội và các kênh truyền thông, để nói cho người Hồng Kông ở Hồng Kông biết rằng người Hồng Kông ở nước ngoài vẫn rất quan tâm đến cố hương.”

Ông cho rằng tự do báo chí ở Hồng Kông đã bị chính quyền đàn áp từ năm 2014. Sau thất bại của phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ vào năm 2019, người dân Hồng Kông đã hiểu ra thực tế rằng dưới chế độ toàn trị, mọi sự yên ổn và tự do đều là ảo tưởng. “Chúng tôi càng tin chắc rằng miễn là lòng người không chết, thì chân lý tất thắng. Nền tảng xã hội của mọi người là kênh phân phối các tin tức, hiện nay một số nền tảng tin tức lớn nhất đã ngừng hoạt động, cho nên chúng ta chỉ có thể dựa vào nỗ lực của chính mình.”

Buổi mít tinh cũng có người Anh tại địa phương tham dự và phát biểu ý kiến, đồng thời kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh. Buổi mít tinh diễn ra khoảng 1 giờ và giải tán trong hòa bình.

id13493367 bristol 533x400 1
Tại Bristol cũng tổ chức một cuộc mít tinh, hàng trăm người Hồng Kông đã tham gia, lên tiếng ủng hộ quyền tự do báo chí ở Hồng Kông. (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp).

Cầu nguyện ở Birmingham

Cùng ngày, những người ủng hộ tự do báo chí của Hồng Kông đã tập trung tại High Street, trung tâm thành phố Birmingham. Chủ đề của cuộc mít tinh là “Ủng hộ tự do báo chí, Con đường Tự do – Chuỗi người”, hơn 600 người tham gia.

Triển lãm bắt đầu lúc 1h chiều với những bức tranh vẽ tay, bảng giới thiệu vắn tắt, v.v. Trong thời gian này, nhiều người dân địa phương đã dừng lại xem, và một số tình nguyện viên đã kể cho họ nghe về tình hình ở Hồng Kông và nhận được sự ủng hộ của công chúng.

Khoảng 2h chiều, những người tham gia bắt đầu xếp thành một chuỗi người ở khu vực High Street, chuỗi người dài khoảng 800 mét. Dưới sự dẫn dắt của ban tổ chức, mọi người cùng hô vang các khẩu hiệu như “Đấu tranh cho tự do, sát cánh cùng Hồng Kông”, “Người Hồng Kông cố lên” và hát “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng”.  Hoạt động kết thúc vào khoảng 3h chiều.

Ngoài ra, giáo hội “Good Neighbor Church of England” cũng tổ chức buổi cầu nguyện để cầu nguyện cho những người làm báo bị bắt, tự do báo chí và tự do dân chủ ở Hồng Kông.

id13493376 Birmingham1
Hơn 600 người đã tham gia mít tinh ở Birmingham. (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp).
id13493380 Birmingham2
Hơn 600 người đã tham gia mít tinh ở Birmingham. (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp).

Người Hồng Kông mở kênh truyền thông ở nước ngoài

Mặc dù các kênh truyền thông độc lập ở Hồng Kông buộc phải ngừng hoạt động, nhưng người Hồng Kông đã thành lập một số kênh truyền thông quy mô nhỏ ở nước ngoài và tiếp tục chú ý đến Hồng Kông. “Như Nước” (Flow HK)  là tạp chí thực thể đầu tiên dành cho người Hồng Kông ở nước ngoài. Tạp chí này chủ yếu đăng các bài bình luận về Hồng Kông, số thứ 4 vừa được xuất bản vào cuối năm ngoái. Ngoài việc nhận các tạp chí vật lý qua đường bưu điện, độc giả cũng có thể đọc trực tuyến.

Tổng biên tập của tờ tạp chí này là Trương Côn Dương, một nhà hoạt động Hồng Kông tại Mỹ. Ông nói rằng sau khi các tờ báo như Apple Daily đóng cửa, các kênh truyền thông nước ngoài nên lấp đầy những khoảng trống này và lấp đầy lằn ranh đỏ mà chính quyền không cho phép Hồng Kông thảo luận. Ông Trương Côn Dương chỉ ra rằng hạn chế của truyền thông nước ngoài là không có phóng viên địa phương ở Hồng Kông, và họ không thể đưa tin thời gian thực hoặc mô tả tình hình thực tế địa phương.

Một kênh truyền thông nước ngoài khác là “Đồng Văn” (Commons HK) được thành lập tại Đài Loan vào cuối tháng 10/2021. “Đồng Văn” không chỉ báo cáo tin tức Hồng Kông, mà còn có một số tin tức và các cuộc phỏng vấn cá nhân từ Đài Loan và Vương quốc Anh.

Ông Nhan Vũ Châu, chủ bút của tờ “Đồng Văn”, là một cựu công chức ở Hồng Kông, ông đã từng tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn “Công bộc và người dân, Đồng hành cùng người dân” trong phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ. Ông nói rằng trước khi truyền thông Hồng Kông đóng cửa tập thể, các kênh truyền thông ở nước ngoài có thể đăng tải một số thông tin về cuộc sống ở nước ngoài, để những người Hồng Kông ở nước ngoài có thể kết nối với nhau, và quan trọng hơn đó là tạo không gian để lên tiếng cho Hồng Kông.

Ông Nhan Vũ Châu hiện đang ở châu Âu, cách vài ngày ông đều sẽ xuất bản một bài bình luận. Ông nói, hiện vẫn có thể tìm kiếm thông tin trên mạng và đọc các bình luận trực tuyến trên các diễn đàn thảo luận để thu thập thông tin từ Hồng Kông. Ông cho biết, khó khăn hiện nay là không tìm được sách địa phương xuất bản ở Hồng Kông trong những năm gần đây, không cách nào có được những cuốn này để đọc hoặc tham khảo.

Theo Trần Bân / Epoch Times

Xem thêm: