Ngày 9/6 hai năm trước, khoảng hơn 1 triệu người dân Hồng Kông xuống đường tuần hành và bao vây tại trụ sở Hội đồng lập pháp vào ngày 12/6 để phản đối sửa đổi Luật Dẫn độ, đánh dấu bùng nổ phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ gây chấn động thế giới. Hai năm sau, Chính phủ Hồng Kông dùng đến lực lượng hùng hậu để giải tán các hoạt động kỷ niệm sự kiện này, thậm chí bắt giữ thành viên của tổ chức sinh viên, cố gắng ngăn chặn tất cả tiếng nói phản kháng. Tuy nhiên, người Hồng Kông ở hải ngoại tại 52 thành phố thuộc 22 quốc gia lần lượt tổ chức các hoạt động kỷ niệm như mít tinh, tuần hành, kêu gọi cùng lên tiếng ủng hộ Hồng Kông, chống lại bá quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), gọi là “Tái hợp như nước”. Ý chí chống cộng của người Hồng Kông như hoa nở khắp nơi trên thế giới.

shutterstock 1990045892
Ngày 12/6/2021, hơn 1.000 người đã tập trung tại London – Anh để kỷ niệm hai năm phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ. (Ảnh: Alan Ko / Shutterstock).

Trước ngày kỷ niệm 2 năm xung đột phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông (12/6), cảnh sát đột nhiên dùng các tội danh như kích động và tuyên truyền tập trung phi pháp để bắt giữ Vương Dật Chiến, người tổ chức phong trào sinh viên “Hiền học tư chính” và Hoàng Nguyên Lâm, người phát ngôn của của tổ chức này. Họ bị giam giữ hơn 30 giờ mới được cho phép bảo lãnh, nhằm mục đích ngăn cản họ thiết lập các điểm kỷ niệm trên phố ở MongKok vào tối ngày 12/6. Một tổ chức khác là “Ý chí thanh niên bản địa” vào ngày 9/6 cũng phát động hoạt động kỷ niệm phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ ở Sham Shui Po, tuy nhiên cũng cũng bị cơ quan chức năng trong Chính phủ Hồng Kông can nhiễu.

Ngày 12/6, cựu thành viên Đảng Demosistō Hồng Kông, cô Chu Đình được ra khỏi tù (trước đó cô bị cầm tù vì cáo buộc bao vây trụ sở cảnh sát). Cô Chu đã được phỏng vấn và nhận được sự ủng hộ của truyền thông và người dân Hồng Kông, khiến cho ngày này lại được truyền thông quốc tế chú ý. Bắt đầu từ chiều, lượng lớn cảnh sát được bố trí canh phòng ở hơn 9 khu vực tại Hồng Kông, tái diễn trò xua đuổi dọn dẹp hiện trường, căng dây phong tỏa, chặn đường và liên tiếp chặn người dân lại để kiểm tra; người mặc áo đen không phân giả trẻ đều bị kiểm tra, ít nhất 4 người đã bị bắt.

p2953732a790347327 ss
Ngày 12/6, người dân bị chặn lại kiểm tra ở Causeway Bay giơ thế tay 5 +1 trong phong trào Phản đối Dự luật Dẫn độ. (Ảnh: Lý Thiên Chính / Vision Times).
p2953733a99177951 ss
Ngày 12/6, cảnh sát Hồng Kông phong tỏa đường phố Causeway Bay, canh phòng nghiêm ngặt người dân xuống phố kỷ niệm 2 năm phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ. (Ảnh: Lý Thiên Chính / Vision Times).
p2953731a425742875 ss
Ngày 12/6, đài Citizens’ Radio dựng điểm trưng bày kỷ niệm 2 năm phản đối Dự luật Dẫn độ (Ảnh:  Lý Thiên Chính / Vision Times).

Chính phủ Hồng Kông tước đoạt quyền tự do tập trung biểu đạt của người dân, dùng thủ đoạn gây áp lực cao để tiêu diệt những tiếng nói phản đối. Tuy nhiên, người Hồng Kông ở 52 thành phố trên thế giới đã phát động một hành động lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ. Từ Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, còn có các nước Liên minh châu Âu như Anh, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Ba Lan, Ukraine; các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, v.v, đều có người hưởng ứng kế hoạch “Tái hợp như nước” vào ngày 12/6, lần lượt tổ chức các hoạt động như mít-tinh, tuần hành, trưng bày triển lãm và hội tọa đàm để kỷ niệm 2 năm phản đối Dự luật Dẫn độ. Lá cờ “Quang phục Hồng Kông, Cách mạng thời đại” và khẩu hiệu “5 yêu cầu” quen thuộc với người Hồng Kông một lần nữa xuất hiện trên vũ đài thế giới.

Apple Daily đưa tin, 10 thành phố tại Anh kêu gọi mít-tinh kỷ niệm phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, bao gồm London, Birmingham, Edinburgh, Manchester, Liverpool, v.v. Trong đó, buổi mít-tinh tại London có hơn 1000 người tham gia. Ông Iain Duncan Smith (cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ Anh), ông Stephen Kinnock (Phụ trách các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương của Đảng Lao động Anh), ông Luke de Pulford (thành viên của Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ Anh) đều có mặt và phát biểu.

Lưu Tổ Địch, người phụ trách tổ chức cuộc mít-tinh kết nối toàn cầu trả lời phỏng vấn cho biết, nhiều người Hồng Kông bước ra như thế này khiến anh vô cùng cảm động. Bản thân anh cũng từng bị bắt, bị tấn công và truy nã, tuy nhiên anh sẽ không hối hận, cũng sẽ không sợ ĐCSTQ. “Tôi sẽ càng kiên trì bước trên con đường này hơn”. 

La Quán Thông, cựu nghị sĩ Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, hiện đang sống lưu vong tại Anh, khi phát biểu đã nhớ lại trải nghiệm lựu đạn hơi cay và tiếng súng tại Kim Chung vào ngày 12/6 cách đây hai năm. Anh động viên những người đã rời khỏi Hồng Kông, không nên bị không khí Hồng Kông mất tự do bao vây, “Chúng ta có tự do một cách xa xỉ … tôi làm mỗi một việc đều vì có thể về Hồng Kông sớm nhất, chính là sứ mệnh của người Hồng Kông ở nước ngoài.”

Stand News đưa tin, tại Vancouver (Canada), gần 800 người hưởng ứng lời kêu gọi trên mạng, mặc áo đen đứng mặc niệm 30 phút ở quảng trưởng lộ thiên bên ngoài Nhà triển lãm Mỹ thuật Vancouver. Họ giơ các lá cờ có ghi “Bảo vệ văn hóa Hồng Kông, đối kháng độc tài”, “Ngày 12/6 là ngày kỷ niệm người Hồng Kông thức tỉnh”, “Quang phục Hồng Kông, Cách mạng thời đại”, v.v. 

Thành viên tổ chức “Vancouverites Concerned About Hong Kong” cho biết, cảm thấy đau lòng đối với việc Chính phủ Hồng Kông dốc toàn lực khiến người dân không được lên tiếng, chỉ có một chính quyền rất thiếu cảm giác an toàn thì mới lo lắng biểu đạt tư tưởng của người dân làm lay động chính quyền.

Tại Quảng trường Liên hợp ở New York (Union Square), hơn 100 người dân mặc áo đen mít-tinh. Cựu thư ký Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông Chu Vĩnh Khang kêu gọi người Hồng Kông ở nước ngoài cần cùng với người bị ĐCSTQ bức hại chống lại bá quyền, “chiến dịch đã bắt đầu thì không thể quay đầu”. Tại Los Angeles, khi người Hồng Kông ở đó tập trung và tuần hành bên ngoài Tòa thị chính Pasadena, nhà bình luận thời sự Trình Tường đến tham gia và cho biết, người tham gia mít-tinh rất đông, điều này cho thấy tấm lòng của người Hồng Kông chưa chết.

Tại các thành phố như Sydney và Melbourne của Úc đều có người tổ chức mít-tinh. Trong số đó, 500 người đã tham dự cuộc mít-tinh bên ngoài Tòa thị chính Sydney. Hứa Trí Sầm, cựu nghị viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông hiện sống lưu vong ở Úc, nói rằng người Hồng Kông ở nước ngoài nên sử dụng tất cả quyền tự do của mình để đấu tranh đến cùng, đồng thời gây ảnh hưởng lên các nghị viện và nghị sĩ ở nhiều nơi khác nhau để giúp người Hồng Kông lên tiếng trên trường quốc tế.

Tại Tokyo (Nhật Bản), hơn 200 người mặc áo đen, cầm ô vàng và vẫy cờ “Quang phục Hồng Kông, Cách mạng thời đại”, cùng tạo một đoàn tuần hành chỉnh tề từ Công viên Trung tâm Shinjuku ở Tokyo đến ga Shinjuku và các đường phố chính trong quận, thu hút rất đông mọi người xem. Nhà tổ chức tuyên bố rằng Nhật Bản đã thành lập một liên minh liên đảng gồm các nghị sĩ chính sách Trung Quốc và một liên minh ngoại giao nhân quyền, và có thể có cơ hội hình thành phiên bản tiếng Nhật của “Đạo luật nhân quyền Magnitsky”. Tại Seoul (Hàn Quốc) một cuộc triển lãm cũng được tổ chức để giới thiệu sự kiện ngày 12/6 tại Hồng Kông.

Ngoài ra, tại Berlin (Đức) cũng có khoảng 200 người tham dự, các thành phố khác như Warsaw (Ba Lan), Amsterdam (Hà Lan), Copenhagen (Đan Mạch) và Oslo (Na Uy), v.v, cũng đều có người tổ chức hoạt động kỷ niệm này.

Lý Gia Hoành, Vision Times

Xem thêm: