Trong một video công bố trên YouTube của Tiến sĩ Robert Malone (Malone), người phát minh ra vắc-xin mRNA, khi bàn rủi ro tiềm ẩn của việc tiêm chủng viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) ở thanh thiếu niên, ông cho biết “Chính phủ (Mỹ) không minh bạch về rủi ro của vắc-xin COVID-19”, tuy nhiên video của ông đã bị YouTube dán nhãn cảnh báo và gỡ bỏ.

Hon 100 nguoi duoc tiem vac xin day du o Washington duong tinh voi COVID 19 1
(Ảnh minh họa: Prostock-studio/Shutterstock)

Theo Daily Mail ngày 24/4, Tiến sĩ Malone, người đã phát minh ra công nghệ mRNA hiện được vận dụng trong sản xuất vắc-xin COVID-19, vào tối ngày 23/6 đã nói với người dẫn chương trình Tucker Carlson của Fox News rằng rủi ro ở nhóm tuổi này chưa có đủ dữ liệu. Ông không nghĩ rằng họ nên bắt buộc phải tiêm chủng.

Ông Malone cho biết đang đề cập đến những người trong độ tuổi 18-22, “Tôi không nghĩ rằng lợi ích (tiêm chủng) trong nhóm này lớn hơn rủi ro, nhưng không may là phân tích rủi ro-lợi ích đã không được thực hiện. Tôi lo lắng là, tôi biết có những rủi ro, nhưng chúng tôi không có quyền truy cập vào dữ liệu, vì vậy tôi nghĩ mọi người có quyền quyết định có chấp nhận vắc-xin hay không, đặc biệt vì đây là những vắc-xin thử nghiệm”.

Cùng ngày, một nhóm cố vấn từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết, những trường hợp viêm tim hiếm gặp ở thanh thiếu niên tồn tại “khả năng liên hệ” giữa Pfizer/Biotech và vắc-xin COVID-19 của Moderna, ông Malone chia sẻ lo lắng của ông ấy.

Vắc-xin của Moderna và Pfizer sử dụng công nghệ mRNA, trong khi vắc-xin của Johnson & Johnson sử dụng công nghệ truyền thống hơn dựa trên virus.

Ông Malone tuyên bố trên trang web của mình rằng ông đã phát minh ra lĩnh vực liệu pháp mRNA truyền tin vào năm 1988. Tiểu sử của ông cho biết: “Khám phá của ông về hệ thống truyền mRNA không dùng virus được coi là chìa khóa cho chiến lược vắc-xin COVID-19 hiện nay”.

Cảnh báo của ông đến từ một báo cáo được công bố trước đó vào ngày 23/6. Nhóm công tác về Công nghệ An toàn Vắc-xin COVID-19 (VaST) đã thảo luận gần 500 báo cáo về chứng viêm tim (gọi là viêm cơ tim) ở người lớn dưới 30 tuổi được tiêm chủng.

Screen Shot 2021 06 25 at 9.13.28 AM
Nhóm công tác về Công nghệ An toàn Vắc-xin COVID-19 (VaST) của DCD nói hôm thứ Tư rằng dường như có sự liên hệ giữa hội chứng viêm cơ tiêm và vắc-xin, đặc biệt là sau khi tiêm mũi thứ hai ở người dưới 30 tuổi

Nhóm bác sĩ này cho biết sau khi thanh thiếu niên tiêm vắc-xin dựa trên mRNA, nguy cơ phát triển viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim tăng lên đáng kể sau liều thứ hai, và họ là nam giới.

Screen Shot 2021 06 25 at 9.17.33 AM
Nam giới trẻ tuổi có nguy cơ bị viêm tim, được gọi là viêm cơ tim, cao hơn gấp 7 lần so với phụ nữ trẻ.

Ông Malone cho biết, trong tình trạng không có sự hỗ trợ của nghiên cứu mà chính phủ liên bang lại khuyến khích những người trên 12 tuổi nên tiêm vắc-xin phòng ngừa COVID-19.

Trong chương trình tối ngày 23/6, người dẫn chương trình Carlson của Fox nói: “Những người trẻ trong độ tuổi sung sức buộc phải tiêm phòng vì tiến sĩ Fauci đã nói như vậy”, người dẫn chương trình này nói thêm rằng với chuyên môn của Malone thì ông “có quyền phát biểu”.

Ông Malone là diễn giả khách mời thực hiện trên podcast, chương trình còn có nhà sinh học tiến hóa Bret Weinstein và doanh nhân đã thành lập 7 công ty là Steve Kirsh.

Sau khi podcast được tải lên YouTube thì bị đánh dấu là chia sẻ thông tin sai lệch về vắc-xin COVID-19 và đã bị xóa bỏ. Đặc biệt, YouTube đã gắn cảnh báo đối với những tuyên bố về cách thức hoạt động của “protein đột biến” trong vắc-xin Covid-19, nguyên tắc hoạt động của vắc-xin mRNA, là độc hại.

Trong podcast, ông Malone nói rằng vài tháng trước ông đã gửi một “bản thảo” cho Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, tuyên bố rằng “protein đột biến” được sử dụng trong vắc-xin COVID-19 gây ra mối đe dọa sức khỏe. Ông nói: “Và quyết định của họ là, họ tin rằng đây không phải là tài liệu đầy đủ để làm rõ ‘protein đột biến’ mang nguy cơ của hoạt tính sinh học”.

Vắc-xin mRNA là gì?

Theo tiểu sử của Malone, ông đã đi tiên phong trong “chuyển nhiễm RNA trong ống nghiệm” và “chuyển nhiễm RNA nội thể” tại Viện Salk vào năm 1987 và 1988. Ông đã thực hiện công việc này trên phôi ếch và trên chuột.

Vắc-xin truyền thống được sản xuất bằng cách sử dụng dạng virus đã làm cho bị yếu đi, nhưng mRNA chỉ sử dụng mã di truyền của virus. Vắc-xin mRNA được tiêm vào cơ thể sẽ xâm nhập vào các tế bào và khiến tế bào tạo ra kháng nguyên. Những kháng nguyên này được hệ thống miễn dịch nhận biết và dùng cho chống lại virus corona.

Như vậy, để tạo ra vắc-xin mRNA thì không cần dùng đến bản thân virus. Điều này có nghĩa là tốc độ sản xuất của loại vắc-xin này sẽ nhanh hơn nhiều. Do đó, vắc-xin mRNA được ca ngợi là có tiềm năng cung cấp các giải pháp nhanh chóng cho các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm mới.

Phát hiện này được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS), là tạp chí uy tín của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ.

Dữ liệu CDC Mỹ: Hiệu quả của vắc-xin là 96%

Có thể khẳng định, dựa theo dữ liệu thực tế đến nay có được từ nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) lớn nhất Mỹ, tính đến tháng 5, vắc-xin COVID-19 do Pfizer và Moderna sản xuất đã khiến nguy cơ lây nhiễm virus giảm 94%. Nghiên cứu này được tiến hành khi số trường hợp mắc bệnh ở Mỹ thấp hơn 33,6 triệu người và số người chết liên quan đến COVID-19 là 602.836 người.

Theo một nghiên cứu mới được công bố ngày 18/6, trong số hơn 1.800 nhân viên y tế, chỉ có 6% trường hợp vẫn bị nhiễm COVID-19 là những người đã được tiêm chủng đầy đủ một trong hai loại vắc-xin mRNA. Trong nghiên cứu này không có trường hợp được tiêm vắc-xin của Johnson & Johnson.

Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra xem liệu vắc-xin có thể ngăn ngừa nhiễm COVID-19 có triệu chứng hay không, nhưng trên thực tế, chỉ một tỷ lệ nhỏ người được tiêm chủng đầy đủ có kết quả dương tính, điều này cho thấy rằng những vắc-xin này có thể ngăn ngừa nhiễm và lây lan COVID-19.

Nghiên cứu sử dụng một mạng lưới hơn 500.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe. Dữ liệu nghiên cứu [chính thức] được giảm xuống còn 1843 y tá, bác sĩ và nhân viên bệnh viện tham gia, tất cả đều có nhiều nguy cơ tiếp xúc với COVID-19 tại nơi làm việc. Trong nhóm này, có tổng cộng 623 người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và có ít nhất một triệu chứng của cảm nhiễm, còn 1220 người có kết quả âm tính.

Trong số 623 người có kết quả dương tính, chỉ có 40 người đã được tiêm phòng đầy đủ. Nói cách khác, chỉ 3% số người có kết quả dương tính đã được tiêm phòng đầy đủ, và 15% số người có kết quả âm tính. Điều này cho thấy (nhưng không chứng minh) rằng những người được tiêm chủng đầy đủ có nguy cơ mắc COVID-19 thấp hơn 5 lần, tức là hiệu quả của vắc-xin là 96%.

Tuy nhiên, nghiên cứu này không bao gồm những người có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính mà không có triệu chứng, vì vậy nghiên cứu rất hạn chế trong chứng minh vắc-xin có thể ngăn ngừa bị nhiễm.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: