Ngày 20/7 năm nay là kỷ niệm 20 năm cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Như thường lệ, những người tập Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã tổ chức nhiều hoạt động diễu hành, mít tinh hay thắp nến tưởng niệm nhằm kêu gọi chấm dứt bức hại.

Dieuhanh HK 1
Người tập Pháp Luân Công giương cao biểu ngữ “Toàn cầu phản đối cuộc bức hại” trong lễ diễu hành tại Hồng K ông hôm 21/7 (Ảnh: The Epoch Times)

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn tu luyện truyền thống Trung Hoa, tu luyện cả tâm lẫn thân, đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại tàn bạo từ năm 1999. Đến nay, những người tập Pháp Luân Công vẫn bị bắt giữ, kết án tại các nhà tù, trại lao động và các trung tâm tẩy não, thậm chí còn bị tra tấn tàn bạomổ cướp nội tạng.

Tại Hồng Kông, hàng trăm người tập Pháp Luân Công đã diễu hành trên đường phố vào ngày 21/7 nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc. Họ bắt đầu lộ trình từ King’s Road Playground ở khu vực North Point của Hồng Kông đến Văn phòng Liaison, Văn phòng Chính quyền Trung ương tại Hồng Kông (Hong Kong Liaison).

Tham dự lễ diễu hành có người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông và một số quốc gia châu Á khác như Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản… Hàng loạt biểu ngữ đã xuất hiện với thông điệp “Thế giới cần Chân – Thiện – Nhẫn”, “Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công” “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý”.

Cho dù Hồng Kông được nước Anh trao trả chủ quyền cho Trung Quốc vào năm 1997, nhưng chính phủ vẫn bảo vệ tự do tôn giáo và người dân Hồng Kông được tự do tập luyện Pháp Luân Công.

Trước lễ diễu hành, nhóm Pháp Luân Công cũng tổ chức lễ mít tinh tại Edinburgh Place, quảng trường công cộng ở trung tâm Hồng Kông nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Trong số các diễn giả phát biểu tại buổi lễ mít tinh, nhà lập pháp ủng hộ dân chủ Lương Quốc Hùng đã khẳng định, cuộc bức hại Pháp Luân Công cho thấy chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẵn sàng đàn áp bất cứ nhóm người nào thể hiện sự bất đồng chính kiến với đảng.

Ông Lương nói: “Những gì xảy ra với Pháp Luân Công cũng có thể diễn ra với những người khác.” Ông nói thêm rằng vì người Hồng Kông gần đây phản đối Luật dẫn độ và tiến hành một số cuộc biểu tình, họ đã nhìn thấy rõ hơn về việc Bắc Kinh coi những người bất đồng chính kiến là “kẻ thù”. “Sẽ ngày càng có nhiều người Hồng Kông hơn nữa ủng hộ và tham gia vào các nỗ lực thách thức chế độ độc tài của ĐCSTQ,” ông Lương nói thêm.

Ông Lương cũng nói rằng ông rất ngưỡng mộ những người tập Pháp Luân Công vì sự kiên định của họ trong nỗ lực phản bức hại suốt 20 năm qua.

Đáng chú ý, cuộc diễu hành của Pháp Luân Công diễn ra cùng thời điểm với cuộc biểu tình phản đối Luật dẫn độ của 430.000 người Hồng Kông hôm 21/7. Do đó, tin tức về lễ diễu hành của Pháp Luân Công không chỉ thu hút sự chú ý của những người qua đường mà còn được cư dân mạng quan tâm và thảo luận sôi nổi.

Có cư dân mạng bình luận về các biểu ngữ của nhóm Pháp Luân Công trong lễ diễu hành: “Cảm tạ Pháp Luân Công”, “Pháp Luân Công đã giúp chúng ta mở đường”, “Tôi cũng muốn đi theo Pháp Luân Công”, “Hãy cùng gia nhập Pháp Luân Công, chúng ta cùng kết nối”, “Chúng tôi từng bước từng bước đã cảm nhận được ‘Pháp Luân Đại Pháp là tốt’, cũng muốn học Pháp Luân Công”, “Tôi ngày mai sẽ học Pháp Luân Công”, “Pháp Luân Công thật đáng ngưỡng mộ, họ đã đi trước chúng ta 20 năm”…

Hoạt động kỷ niệm 20 năm cuộc bức hại còn được tổ chức tại nhiều khu vực khác trên thế giới như Washington D.C., New York, Los Angeles, Melbourne, Úc, Đài Bắc, Kyoto, Nhật Bản, Seoul, Hàn Quốc, Paris; Toronto và Ottawa, Canada.

Dieuhanh NY
Thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York ngày 15/7 (Ảnh: The Epoch Times)
Dieuhanh LA
Thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles ngày 19/7 (Ảnh: The Epoch Times)
dieuhanh nhatban
Người tập Pháp Luân Công tại Nhật Bản tổ chức diễu hành kỷ niệm 20 năm cuộc bức hại ở Kyoto ngày 14/7 (Ảnh: The Epoch Times)
hanquoc
Người tập Pháp Luân Công tại Hàn Quốc tổ chức diễu hành kỷ niệm 20 năm cuộc bức hại ở Seoul ngày 20/7 (Ảnh: The Epoch Times)
paris
Ngày 19/7, một số người tập Pháp Luân Công Pháp đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris để kỷ niệm 20 cuộc bức hại. (Ảnh: The Epoch Times)
toronto
Ngày 20/7, người tập Pháp Luân Công tại Canada đã tổ chức hoạt động kỷ niệm trước Tòa thị chính Toronto. (Ảnh: The Epoch Times)

Ngày 18 tháng 7, gần 2.000 người tập nhóm Pháp Luân Công trên khắp Hoa Kỳ đã tề tựu về Washington D.C. Mỹ để tổ chức diễu hành kỷ niệm 20 năm cuộc bức hại. 

dieuhanh washington 1024x683 image
Người tập Pháp Luân Công diễu hành từ trước Điện Capitol đến Đài tưởng niệm Washington Monument nhằm kỷ niệm 20 năm cuộc bức hại vào ngày 18/7 (Ảnh: The Epoch Times)

Cuộc diễu hành bắt đầu ở Tòa nhà Quốc Hội Mỹ, di chuyển theo Đại lộ Pennsylvania và Đại lộ Hiến pháp, và kết thúc tại đài tưởng niệm Washington. Những người tham gia diễu hành đã giương cao hàng trăm biểu ngữ truyền tải các thông điệp như “Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản là hủy diệt nhân loại,” “Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta,” “Hy vọng duy nhất của nhân loại là quay về truyền thống,” “Hy vọng duy nhất của nhân loại là đề cao đạo đức,” “Thế giới cần Chân – Thiện – Nhẫn,” và “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”.

Họ cũng rước di ảnh của 80 người đã thiệt mạng trong cuộc bức hại, đồng thời còn có thông tin về 340 triệu người thoái ĐCSTQ và các vụ kiện toàn cầu đối với cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân.

Dieuhanh tw
Diễu hành tưởng niệm nạn nhân đã chết trong cuộc bức hại ở Đài Loan (Ảnh: The Epoch Times)

Ngày 20/7, hơn 2.000 người tập Pháp Luân Công ở khu vực Đài Bắc, Tân Trúc, Miêu Lật, Nghi Lan cũng tổ chức lễ diễu hành tại Đài Bắc, Họ cũng thắp nến tưởng niệm trước Tòa Thị chính thành phố Đài Bắc để tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong cuộc bức hại.

Theo thống kê của Minghui.org, trang web chính thức của Pháp Luân Công, tính đến tháng 7/2019 đã có 4.326 người được xác nhận là đã chết trong cuộc bức hại. Tuy nhiên con số thực sự có thể còn cao hơn nhiều, nhưng do chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt thông tin rất chặt chẽ nên khó có thể thống kê được hết.

Minh Ngọc

Xem thêm: