Bà Emma Reilly, một nhân viên của Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) và là “người thổi còi”, đã bị sa thải sau khi cảnh báo với cấp trên của mình rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nắm được thông tin về các bài phát biểu của những người bất đồng chính kiến ​​tại LHQ. Điều này cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của ĐCSTQ trong hệ thống LHQ.

co trung quoc và lien hiep quoc
(Ảnh trước hiệu chỉnh: Gerald/ Pixabay)

Fox News đưa tin, bà Reilly đã bị sa thải trong vòng 24 giờ sau khi được tờ báo chính thống của Pháp Le Monde phỏng vấn. Điều này đã khiến nhiều người ý thức được sức ảnh hưởng ngày càng tăng của ĐCSTQ trong hệ thống Liên Hợp Quốc.

Sau khi luật sư nhân quyền người Anh Reilly biết được rằng Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) đã bàn giao cho ĐCSTQ danh sách những người bất đồng chính kiến ​​sẽ đến Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC) ở Geneva (Thụy Sĩ), bà Reilly thông báo cấp trên của mình và cảnh báo rằng điều này sẽ dẫn đến việc Bắc Kinh gây áp lực để yêu cầu họ không được đến LHQ. Những người bất đồng chính kiến này cho biết, chính quyền ĐCSTQ đã đe dọa gia đình họ, thậm chí bắt giữ và tra tấn họ, từng có báo cáo nói rằng có người tử vong trong thời gian bị tạm giam tại Trung Quốc.

Trước đó, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, bà Marsha Blackburn, đã soạn thảo một dự luật nhằm hạn chế ảnh hưởng của Bắc Kinh tại LHQ. Bà nói với Fox News trong một tuyên bố:

“Phong trào gây ảnh hưởng xấu của ĐCSTQ tại LHQ là một bí mật công khai, khiến cho tính mạng của những người bất đồng chính kiến trong tay ĐCSTQ gặp nguy hiểm … Cộng đồng quốc tế không thể tiếp tục nhắm mắt làm ngơ trước những hành động xấu xa của Bắc Kinh. Bất cứ người tố cáo nào đều không nên bị sa thải vì đã vạch trần cách LHQ giúp Trung Quốc (ĐCSTQ) bóc lột và lạm dụng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Đầu năm nay, tôi đề nghị LHQ có hành động về sự minh bạch và hệ thống truy trách nhiệm để tăng cường vai trò lãnh đạo của Mỹ tại LHQ và vạch trần tội ác của ĐCSTQ.”

Thư sa thải bà Emma Reilly nêu rõ lý do bà bị sa thải bao gồm liên lạc với các kênh truyền thông như Fox News và các quốc gia thành viên LHQ, bao gồm phái đoàn Mỹ tại LHQ ở New York và Geneva, Bộ Ngoại giao Mỹ, một nhân viên của Ủy ban Phân bổ Ngân sách Thượng viện, và một số lượng nhỏ các thành viên LHQ và Liên minh châu Âu (EU).

Reilly nói với Fox News: “LHQ chỉ buộc tội tôi vi phạm quy tắc giữ im lặng. Tôi không bị buộc tội nói dối. Với tư cách cá nhân, chứ chưa nói đến là nhân viên về nhân quyền, tôi có trách nhiệm nói với giới truyền thông rằng cấp trên của tôi và chính phủ không tác động [đến vấn đề vi phạm nhân quyền]. Giữ im lặng trước nạn diệt chủng là đứng về phía kẻ đàn áp. Tôi sẽ giao việc này cho Tổng thư ký và Cao ủy Nhân quyền.”

Bà Reilly, người có quốc tịch Anh và Ireland, nói với Fox News rằng Mỹ, Anh và Ireland đều biết cô bị sa thải, nhưng không can thiệp.

“Các quốc gia dân chủ ngồi nhìn mà không quản, và tuyên bố rằng họ cần tôn trọng sự độc lập (nhưng cơ bản là không tồn tại) của LHQ. Có thể đã từng (tồn tại sự độc lập) như vậy trong quá khứ, nhưng khi Cao ủy Nhân quyền và Tổng thư ký vẫn im lặng về trại tập trung lớn nhất kể từ thời Đức Quốc Xã đến nay, không phải vì họ làm việc ngoại giao ở hậu trường, mà là vì ĐCSTQ đã trở thành người lãnh đạo mới. Các quốc gia dân chủ cần thúc giục LHQ tôn trọng hiến chương của chính họ. ‘Người thổi còi’ là nguồn duy nhất để họ có được thông tin chân thực, nhưng hiện giờ có ai dám lên tiếng?”, bà Reilly nói.

Người phát ngôn phái đoàn Mỹ tại LHQ không đưa ra bình luận về việc này.

Ngày 23/11, tổ chức quốc tế chuyên bảo vệ và hỗ trợ những người tố cáo, Mạng lưới Quốc tế Người tố cáo (Whistleblowing International Network, WIN), đã đưa ra một tuyên bố thay mặt cho 41 tổ chức xã hội dân sự. Tuyên bố nêu rõ, “Tổng thư ký Antonio Guterres và Đại hội đồng LHQ hiện phải công nhận rằng hệ thống tư pháp nội bộ của LHQ đã bị phá hoại và công khai cam kết thực hiện các cải cách quan trọng để đảm bảo rằng việc bảo vệ những người tố cáo của LHQ được đưa vào thế kỷ 21.”

Bà Reilly tiết lộ, bà sẽ thách thức LHQ trong hệ thống tòa án nội bộ của LHQ, và khi cần thiết thì ra khỏi hệ thống của LHQ để tìm kiếm công lý.

Chuyên gia kêu gọi chống lại sự thâm nhập của ĐCSTQ vào các cơ quan của LHQ

Trong mười năm qua, ĐCSTQ đã giành được quyền kiểm soát 4 trong số 15 cơ quan chuyên môn của LHQ để mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của mình, các cơ quan đó gồm Hiệp hội Nông lương, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, Liên minh Viễn thông Quốc tế và Tổ chức Phát triển Công nghiệp của LHQ…

Ông Daniel F. Runde, Phó chủ tịch cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies), đã viết một bài báo trên Fox News vào tháng 9, kêu gọi Mỹ chống lại chiến lược xâm nhập các tổ chức quốc tế của ĐCSTQ.

Bài viết nói: “Mặc dù Mỹ là nước tài trợ lớn cho LHQ và các tổ chức trong hệ thống LHQ, nhưng người Mỹ hiện chỉ lãnh đạo 3 tổ chức: Ngân hàng Thế giới, Chương trình Lương thực Thế giới và Quỹ Nhi đồng LHQ.”

Ông Daniel F. Runde đã đề xuất Mỹ cần sử dụng 3 chiến thuật dưới đây để chống lại sự thâm nhập của ĐCSTQ.

– Ngoại trưởng Mỹ nên làm việc với các đồng minh và đối tác của Mỹ, để xác định và hỗ trợ các ứng cử viên đủ tiêu chuẩn và nhận được sự đồng thuận cho các vị trí cấp cao trong các tổ chức quốc tế quan trọng.

– Khuyến khích nhân viên tài năng của Chính phủ Mỹ làm việc cho các tổ chức quốc tế. Bộ Ngoại giao có thể biệt phái hoặc bổ nhiệm nhân viên trụ sở làm đại diện của Mỹ thông qua cung cấp các con đường phát triển nghề nghiệp và khích lệ kinh tế cho các nhà ngoại giao và công chức giỏi nhất.

– Tìm kiếm các nhà lãnh đạo tiềm năng và nhân viên của các tổ chức quốc tế ngoài Bộ Ngoại giao.

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: