Bà Brook Jackson, cựu giám đốc khu vực Tổ chức nghiên cứu Ventavia, công ty hợp đồng phụ của Pfizer, đã trở thành “người thổi còi” ở Hoa Kỳ khi tiết lộ những vấn đề tiềm ẩn trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của vắc-xin Pfizer.

EMA dieu tra tinh trang viem nhiem hiem gap sau khi tiem vac xin COVID 19 1
(Ảnh minh họa: Par Flowersandtraveling/Shutterstock)

Bắt đầu từ mùa thu năm 2020, 153 tổ chức bao gồm cả Ventavia đã hỗ trợ Pfizer tiến hành các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III cho vắc-xin. Trên trang web của mình, Ventavia tự gọi mình là công ty nghiên cứu lâm sàng thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất ở Texas. Tuy nhiên, bà Jackson nhận thấy việc quản lý của công ty trong quá trình thử nghiệm rất lộn xộn và có nhiều sơ hở. Sau khi báo cáo lên cấp trên trong công ty mà không có kết quả, bà tiếp tục báo cáo lên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Tuy nhiên, điều bất ngờ là, bà đã bị công ty sa thải vào ngay buổi chiều cùng ngày gửi email tới FDA. Jackson cho biết đây là lần đầu tiên bà bị sa thải trong 20 năm sự nghiệp nghiên cứu của mình. Bà Jackson là một kiểm toán viên thử nghiệm lâm sàng được đào tạo, bà đến Ventavia với hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc điều phối và quản lý nghiên cứu lâm sàng.

Vì vậy, bà Jackson đã cung cấp hàng chục tài liệu nội bộ của công ty, hình ảnh, bản ghi âm và e-mail cho Tạp chí Y Khoa Anh (The BMJ). Bài báo “COVID-19: Nhà nghiên cứu thổi còi về các vấn đề toàn vẹn dữ liệu trong thử nghiệm vắc-xin của Pfizer” đăng trên Tạp chí sau đó đã tiết lộ 3 vấn đề chính mà bà Jackson gặp phải trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của vắc-xin Pfizer do Ventavia thực hiện:

  1. Làm sai lệch dữ liệu; 
  2. Bỏ qua “mật hóa” (blinding) sớm, ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả;
  3. Thiếu theo dõi kịp thời những bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ và sự an toàn của họ.

Trong chương trình truyền hình trực tiếp chuyên đề chống lại dịch bệnh của kênh Health 1 + 1, Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu), một chuyên gia về virus học người Mỹ và là cựu Giám đốc Phòng Virus học của Viện Nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ, đã tiến hành phân tích sâu về vấn đề này. Sau đây là tóm tắt của buổi phát sóng trực tiếp:

Vấn đề 1. Có nghi ngờ về dữ liệu giả mạo trong các thử nghiệm lâm sàng

  • Nội dung báo cáo của người tố giác:

Bà Jackson cho biết vấn đề làm sai lệch dữ liệu đã xuất hiện trong các thử nghiệm lâm sàng.

Ví dụ, trong một tài liệu ngày tháng 8/2020 (trước khi bà Jackson nhận công việc tại công ty) được lưu hành giữa các lãnh đạo Ventavia, trong đó tuyên bố rằng họ sẽ “kiểm tra các vấn đề về nhật ký điện tử, làm sai lệch dữ liệu, v.v.” với 3 nhân viên. Một trong 3 nhân viên bị thẩm vấn bằng lời nói “vì thay đổi dữ liệu, nhập dữ liệu chậm trễ và không thông báo”.

Tại cuộc họp của Ventavia vào cuối tháng 9, bà Jackson và ban lãnh đạo công ty đã nhiều lần thảo luận về khả năng FDA sẽ đến kiểm tra tại điểm. Một cựu nhân viên khác của Ventavia nói rằng công ty lo ngại về việc nhân viên liên bang xem xét lại quy trình thử nghiệm lâm sàng vắc-xin Pfizer .

  • Phân tích của Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc:

Trong các thử nghiệm lâm sàng về vắc-xin và thuốc, chúng tôi rất coi trọng tính “xác thực” của dữ liệu.

Lấy kinh nghiệm trước đây làm ví dụ. Trong các thử nghiệm lâm sàng, cần có ít nhất 2 người chịu trách nhiệm tiêm chủng cho 1 đối tượng. Trong đó, một người chịu trách nhiệm tiêm, người còn lại chịu trách nhiệm giám sát và ghi chép. Trường hợp chỉ có một người vận hành tất cả các việc, nếu xảy ra lỗi ghi hoặc người này thay đổi dữ liệu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ chính xác của dữ liệu.

Mặt khác, ngay cả khi dữ liệu cần thay đổi, các công ty dược phẩm cũng có những quy trình rất nghiêm ngặt. Trước hết, cấp trên của điểm thử nghiệm và ban quản lý công ty dược phẩm phải được thông báo và tiến hành phê duyệt, cho phép người sửa đổi có thẩm quyền nhập cơ sở dữ liệu và sửa đổi dữ liệu. Sau đó, người này phải ghi rõ thời gian và lý do sửa đổi, là do lỗi bản ghi hay các lý do nào khác phải được sửa đổi. Những quy định nghiêm ngặt như vậy có thể đảm bảo rằng dữ liệu sẽ không bị sai lệch.

Thật khó tin khi những nhân viên bình thường có quyền sửa đổi dữ liệu và nó cũng có thể gây ra những vấn đề lớn. Theo quy mô và báo cáo của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của Pfizer, được công bố trên Tạp chí Y học New England (NEJM), 8 người trong nhóm tiêm vắc-xin đã bị nhiễm, trong khi trong nhóm được tiêm giả dược có 162 người bị nhiễm. Do đó, chỉ cần có sự sai khác về dữ liệu mấy chục người thì tỷ lệ bảo vệ có thể được thay đổi từ 90% đến 60%.

Điểm thí nghiệm Ventavia có 1.000 tình nguyện viên tham gia. Nếu có sự sai lệch dữ liệu của 50 người, kết quả sẽ rất khác.

Vấn đề 2: sớm bỏ qua “mật hóa”

  • Nội dung báo cáo của người tố giác:

Các bức ảnh và thông tin do bà Jackson cung cấp cho thấy các tài liệu của thử nghiệm lâm sàng được đặt ngẫu nhiên, bao gồm bao bì vắc-xin có ghi ID của những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm và danh sách phân phối thuốc.

Lỗi này có thể khiến các tình nguyện viên và người vận hành biết trước ai là người nhận vắc-xin. Phải mất hai tháng để sửa lỗi, điều này có thể đã gây ra một lượng đáng kể tình nguyện viên “không được mật hóa” (unblinding).

  • Phân tích của Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc:

“Không được mật hóa” (Unblinding) là gì?

Thông thường, những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc-xin sẽ được chia thành hai nhóm, một nhóm được tiêm vắc-xin, nhóm còn lại được sử dụng giả dược chẳng hạn như nước muối. Tất cả các tình nguyện viên sẽ không biết họ đã tiêm gì, đây chính là “mật hóa” (blinding), nếu không, tính khách quan của thí nghiệm có thể bị ảnh hưởng. 

Thử nghiệm lâm sàng vắc-xin cần phải được “mật hóa” là vì ngành y biết rằng các chức năng thần kinh của con người là rất quan trọng. Ví dụ, nếu ai đó biết rằng họ đang sử dụng thuốc thật, họ có thể phát triển một thái độ tích cực, dẫn đến tăng khả năng miễn dịch, do đó kết quả thử nghiệm không thể phản ánh hiệu quả thực sự của thuốc. Nếu một số người biết rằng họ đã sử dụng giả dược, họ có thể sẽ thất vọng và nó có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc thử nghiệm.

Ngoại trừ các tình nguyện viên, tất cả nhân viên tham gia thử nghiệm, chẳng hạn như nhân viên y tế và nhân viên thu thập dữ liệu, không được biết việc phân phối vắc-xin, để tránh sai lệch do khuynh hướng chủ quan của con người. Ví dụ, nếu một người chăm sóc biết rằng một người đang được chủng ngừa, họ có thể chăm sóc đặc biệt cho người đó, điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm.

Do đó, ai được chủng ngừa và ai được dùng giả dược thường được máy tính chỉ định ngẫu nhiên và được mã hóa ở cấp quản lý.

Vấn đề bỏ “mật hóa” sớm không chỉ là trách nhiệm của nhà thầu phụ Ventavia mà có thể do lỗi trong khâu quản lý và thiết kế thí nghiệm của Pfizer, khiến nhà thầu phụ biết được những lọ nào là vắc-xin quá sớm. Nếu nhân viên cấp cơ sở có quyền và cơ hội để bỏ “mật hóa” thì có thể ảnh hưởng đến tính khách quan của dữ liệu.

Vấn đề 3. Việc trì hoãn điều trị các tác dụng phụ và sự an toàn của tình nguyện viên không được quan tâm đúng mức

  • Nội dung báo cáo của người tố giác:

Bà Jackson cũng chỉ ra rằng Ventavia đã bỏ qua sự an toàn của các tình nguyện viên trong quá trình thử nghiệm vắc-xin, không kịp thời liên lạc và chăm sóc các tình nguyện viên có các triệu chứng tiêu cực hoặc các biến cố bất lợi. Một email đề cập rằng hơn 100 trường hợp đã bị chậm trễ hơn 3 ngày, trong đó có 2 trường hợp có các triệu chứng nghiêm trọng.

Sau khi các tình nguyện viên được tiêm thuốc, họ bị bỏ ngoài hành lang mà không có nhân viên y tế theo dõi.

Ngoài bà Jackson, một cựu nhân viên giấu tên khác của Ventavia cũng nói với Tạp chí Ý Khoa Anh rằng công ty không có đủ nhân viên để lấy mẫu thử nghiệm các đối tượng có triệu chứng COVID-19. (FDA sau đó đã ban hành một tài liệu nói rằng trong toàn bộ quá trình thử nghiệm lâm sàng, 477 người có các triệu chứng không được xét nghiệm axit nucleic.)

Nhân viên này cho biết, bà đã tham gia hơn 40 cuộc thử nghiệm lâm sàng, trong đó có nhiều cuộc thí nghiệm quy mô lớn, nhưng chưa bao giờ thấy Ventavia trong môi trường làm việc “hỗn loạn” như vậy.

Trong một bản ghi âm vào tháng 9/2020, bà Jackson và hai giám đốc điều hành của công ty đã nói về các loại lỗi đã xảy ra trong quá trình kiểm tra các thủ tục giấy tờ thí nghiệm và số lượng của chúng, bởi vì “mỗi ngày đều có một số lỗi mới xảy ra”.

  • Phân tích của Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc:

Trong thử nghiệm lâm sàng, khi tiêm một loại thuốc chưa rõ tính an toàn lên người, cần phải có đủ nhân viên chăm sóc.

Ví dụ, tình nguyện viên ở trong khách sạn hoặc bệnh viện trong vòng 24 giờ sau khi được tiêm chủng, cũng cần có một người có mặt để quan sát. Trong trường hợp nghiêm trọng, cần phải có người hỗ trợ kịp thời. Sau khi tiêm mà không có người giám sát và chăm sóc, đây là một tình huống đáng sợ, điều này cũng cho thấy điểm thử nghiệm không có đủ nhân lực.

Trước đây, quá trình khởi động của một số thử nghiệm lâm sàng thuốc khá dài, trong đó có nhiều vấn đề phối hợp và đào tạo. Ví dụ, cần tìm đủ địa điểm thử nghiệm, xác định tiêu chuẩn dữ liệu, đảm bảo tính toàn vẹn và bí mật của cơ sở dữ liệu, v.v. Nếu trước đây một nhà thầu chỉ có thể tiến hành thử nghiệm vắc-xin cho 500 người, nay ký hợp đồng cho 1.000 người thì sẽ gặp ngay vấn đề tuyển dụng và đào tạo.

Mỗi một quy trình này đều không thể được xử lý quá sơ sài chỉ vì nóng vội chạy đua thời gian. Pfizer cần phải giám sát điểm thử nghiệm mới có thể đảm bảo rằng thử nghiệm tiến hành theo quy trình đã dự kiến.

Tình huống của Ventavia cũng cho thấy những rủi ro tiềm ẩn: nếu các điểm thử nghiệm khác cũng xảy ra vấn đề, liệu Pfizer có thể sửa lỗi kịp thời không; nếu dữ liệu vắc-xin có vấn đề, liệu có nên đánh giá lại khả năng bảo vệ của vắc-xin không?

Trong đại dịch này, các công ty dược phẩm lớn đã nhận được nhiều “kim bài miễn tử”. Trong suốt quá trình phát triển vắc-xin, chính phủ đã cung cấp tiền và hỗ trợ bán hàng. Nếu có sai sót trong quá trình thử nghiệm, họ cũng sẽ không bị nhiều phương tiện truyền thông truy cứu.

Pfizer đóng vai trò dẫn đầu trong thị trường vắc-xin ở Hoa Kỳ, vì vậy cần có sự giám sát chặt chẽ hơn là trao cho họ nhiều “kim bài miễn tử” như vậy.

Thư tố cáo bị phớt lờ, FDA bất lực trong công việc giám sát

Sau nhiều lần thông báo cho Ventavia về những vấn đề này mà không có kết quả, bà Jackson đã quyết định gửi email tố cáo đến Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vào ngày 25/9 năm ngoái. Cùng ngày, bà bị Ventavia sa thải vì “không đủ năng lực”.

Trong email, bà Jackson đã liệt kê ra rất nhiều vấn đề, trong đó bao gồm:

  • Những người tham gia được sắp xếp tại hành lang sau khi tiêm và không được nhân viên y tế theo dõi;
  • Thiếu theo dõi kịp thời những bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ;
  • Các sai lệch về giao thức không được báo cáo;
  • Vắc-xin không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp;
  • Các mẫu phòng thí nghiệm bị dán nhãn sai;
  • Trả đũa những người báo cáo những vấn đề này.

Mặc dù bà Jackson đã nhận được một email cảm ơn và một cuộc gọi từ FDA để thảo luận về đơn tố cáo nhưng từ đó bà không còn nghe thấy thông tin gì từ cơ quan này nữa. Vào tháng 8 năm nay, FDA cho biết họ đã kiểm tra 9 trong số 153 địa điểm thử nghiệm. Tuy nhiên, không có địa điểm nào của Ventavia bị kiểm tra. Vắc-xin Pfizer sau đó đã nhận được sự chấp thuận hoàn toàn.

Điều này phản ánh các vấn đề trong việc giám sát của FDA. Trong trường hợp của Ventavia, FDA nên tạo điều kiện liên lạc giữa Jackson, Pfizer và Ventavia, cũng như nên tìm hiểu Pfizer có cơ chế giải quyết nào. FDA nên công khai các e-mail và thông tin trao đổi giữa ba bên cũng như công khai bất kỳ vi phạm nào có thể có và tại sao bà Jackson bị sa thải cùng ngày, tại sao Ventavia không bị thanh tra…

Nguồn gốc của những vấn đề của vắc-xin Pfizer do người thổi còi tiết lộ không nằm ở công ty mà nằm ở “con người”

Đối với việc xuất hiện vấn đề với Pfizer, dù là nhà thầu phụ Ventavia, hãng dược phẩm hay FDA đều phải chịu trách nhiệm, nhưng tôi nghĩ vấn đề cơ bản nhất nằm ở “con người”.

Chúng ta thường nghĩ rằng những người tham gia nghiên cứu khoa học là đang theo đuổi chân lý. Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện đại, khoa học cũng là một ngành. Đặc biệt, ngành dược đã trở thành một ngành công nghiệp rất lớn, liên quan những nguồn lợi khổng lồ. Vì vậy, trong quá trình này, làm thế nào để duy trì tính trung thực của nghiên cứu khoa học và thử nghiệm lâm sàng, tôi nghĩ đó là một thách thức nghiêm trọng hơn.

Trước nạn dịch, mọi người đều mong mỏi các công ty dược phẩm sẽ làm ra “linh đan diệu dược”. Điều này tất nhiên là một lợi ích rất lớn cho các công ty dược phẩm, hơn nữa lại là chính phủ đặt hàng và nhận thầu tiêu thụ. Với lợi ích to lớn như vậy, hãng dược phẩm nào muốn bỏ lỡ? Trong trường hợp này, rất dễ đe dọa đến tính trung thực mà lẽ ra phải được giữ vững.

Nhất là khi công ty dược không cần phải chịu trách nhiệm. Theo Đạo luật Ứng phó Công cộng và Chuẩn bị Khẩn cấp (PREP), Pfizer, Moderna và các công ty khác được cấp quyền miễn trừ trách nhiệm pháp lý hoàn toàn đối với các vấn đề không chủ ý phát sinh từ vắc-xin. Những người bị tác dụng phụ do vắc-xin có thể được đền bù thông qua Chương trình Bồi thường Thương tổn do Các Biện pháp Ứng phó (CICP), nhưng quá trình này không dễ dàng. Tờ “USA Today” ngày 10/11 đưa tin có 3.100 người gặp phải các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc-xin. Họ đã khai báo theo hệ thống phản hồi CICP của Hoa Kỳ, nhưng chưa một người nào nhận được tiền bồi thường.

Do đó, đối với các công ty dược này, chính phủ chi trả cho việc mở rộng sản xuất và họ không phải chịu trách nhiệm cho những tổn thất do hậu quả xấu gây ra. Đây là một ngành kinh doanh “lãi lớn”. Trong trường hợp này, làm thế nào để bạn đảm bảo tính trung thực của kết quả thử nghiệm? Điều này tương đương với việc tạo cho các công ty dược phẩm một động lực lớn để gấp rút thực hiện các thử nghiệm lâm sàng.

Ở đây có những khó khăn khách quan, phải chạy đua với thời gian để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn, rất nhiều mối liên kết có thể không thực hiện được. Khi muốn đuổi lên nhanh hơn, các việc còn có thể bị làm ẩu hơn.

Nhưng đối với các công ty dược phẩm, một nguyên tắc cơ bản phải được tuân thủ, đó là không được gây hại cho con người (do no harm). Bạn có thể nhấn mạnh mức độ hiệu quả của thuốc nhưng không thể gây hại cho người khác. Liệu có thể bám trụ điểm này hay không là một thách thức lớn đối với ngành y tế.

Các công ty dược phẩm và các chính phủ thường chỉ nhấn mạnh rằng “ưu điểm vượt trội hơn nhược điểm”. Theo cách nói này, nhiều mặt hạn chế, thậm chí là những mặt đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng con người, đều được dung túng. Điều này thực sự là vô trách nhiệm đối với công chúng.

Một mặt, dưới thời đại dịch, mọi người không nên đặt hết hy vọng vào các công ty dược phẩm và trông chờ các công ty dược phẩm đưa ra một “linh đan diệu dược” để cứu thế giới.

Mặt khác, làm thế nào để mọi người, bao gồm cả những người từ các công ty dược phẩm, gắn bó với đạo đức và bản chất của họ trong quá trình này? Tôi nghĩ đây thực sự là thử thách của Thần đối với con người.

Nếu con người làm tốt vấn đề này, có lẽ Thần sẽ ban cho con người những điều kỳ diệu và giúp đỡ con người.

Nếu nói trong trường hợp khẩn cấp, chúng ta có thể coi thường sự an nguy của người khác, không thể nhân danh “cứu người” mà làm tổn thương một số người. Cũng giống như ở Trung Quốc, có rất nhiều điều về mổ cướp nội tạng. Bác sĩ nói rằng tôi phải mổ lấy nội tạng của người này để cứu người khác. Tuy nhiên, bạn thực sự đã làm tổn thương hoặc thậm chí giết chết một người.

Là một bác sĩ và ngành công nghiệp dược phẩm, bạn có thể giữ vững đạo đức của mình không? Tôi nghĩ đây có thể là thử thách lớn nhất của Thần đối với con người trong trận dịch này. Với tình trạng đại dịch đang lan rộng trên toàn thế giới, đây không chỉ là thử thách của nhân loại đối với ngành y mà còn của cả nhân loại.

Mộc Lan, theo Epoch Times

Xem thêm: