Người nhà của Phạm Thị Trà My, người đang bị nghi nằm trong số 39 người tử nạn trong một thùng xe tải ở Anh, cho hay họ đã trả 30.000 bảng Anh (khoảng 900 triệu VND) cho đường dây buôn người để đến Anh trái phép. 

109372610 phamtramy
Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, có thể nằm trong số 39 nạn nhân tử vong trong thùng xe tải tại Anh hôm 23/10 (Ảnh BBC: Gia đình nạn nhân cung cấp)

Trong khi thế giới rúng động vì những dòng tin nhắn đầy ám ảnh cuối cùng của My gửi mẹ ở quê nhà, báo động về việc người Việt chi trả số tiền khổng lồ để rồi vỡ mộng với ảo tưởng được sống cuộc sống “vương giả” ở Anh không phải là mới. 

Năm 2017, Trưởng Cao ủy chống Nô lệ tại Anh Quốc Kevin Hyland có báo cáo cảnh báo về một hệ thống đưa lậu người Việt sang Anh với những hứa hẹn giàu sang. 

Ông cảnh báo việc đưa người lậu vào Anh là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận, và tổ chức buôn lậu người ở Việt Nam đã phóng đại về mức độ an toàn của chuyến đi cũng như lợi ích kinh tế mà họ có thể kiếm được ở Anh.

Có 2 mức giá được đưa ra cho chuyến đi, bao gồm dịch vụ “cao cấp” với quảng cáo là con đường ngắn nhất, ít rủi ro nhất với giá khoảng 33.000 bảng (gần 1 tỷ VND). Còn nếu chọn dịch vụ “phổ thông” thì người ta phải trả từ 10 nghìn đến 20 nghìn bảng.

Một người phụ nữ Việt Nam được dẫn lời trong báo cáo nói bà phải nộp 25.000 USD cho bọn buôn người, nhưng con đường sang Anh không hề dễ dàng và cuộc sống ở Anh cũng không “vương giả” như bọn buôn người đã hứa với bà.  

Tôi được hứa hẹn là cuộc sống tương lai sẽ như một bà hoàng ở Anh, thức ăn ngon, quần áo đẹp, công việc nhẹ nhàng với mức lương cao. Tôi kỳ vọng sẽ có một mức sống cao. Tôi lên máy bay, sau đó lên xe hơi rồi xe tải – nhưng tôi không biết họ đã đưa tôi đi qua những nước nào.” người phụ nữ nói. 

“Tôi đi mất hai tháng. Không có chuyện bạo lực hay bóc lột trên đường nhưng chuyến đi đó rất vất vả. Chuyến đi tốn kém hơn thỏa thuận lúc đầu và tôi không có được công việc mà họ hứa hẹn với tôi.”

Báo cáo cảnh báo rằng trái với quảng cáo, người Việt Nam được đưa lậu vào Anh thường phải làm các công việc lao động chân tay, như trong các tiệm móng chân móng tay, thậm chí làm việc cho các băng nhóm tội phạm trồng cần sa, và mại dâm.

Một trường hợp mà báo cáo này nêu là một thiếu niên Việt Nam bị bắt làm việc ở hai tiệm nail. Em phải nộp hết thu nhập cho những kẻ buôn người và bị chúng nhốt.

Hình thức nô lệ hiện đại này đang rất phổ biến trong những người Việt Nam,” báo cáo viết.

Một phóng sự điều tra mới đây của BBC cũng cảnh báo rằng người Việt đang “đánh cược tất cả” để tới được Anh, nhưng rồi đích đến thường là các trang trại trồng cần sa trái phép. 

BBC phỏng vấn một người tên Đức, người đã nộp 30.000 euro cho hành trình tới London từ Việt Nam, qua nga, Balan, Đức và Pháp. Đây là một đường dây có tổ chức bởi một người Việt ở Việt Nam.

“Chúng tôi có thể làm mọi việc”, Đức nói anh cần kiếm tiền để trả nợ. “Công nhân xây dựng, quán làm móng tay móng chân, phục vụ nhà hàng, hay là các công việc khác”. 

Một báo cáo bởi các tổ chức từ thiện của Pháp mô tả những kẻ buôn người yêu cầu di dân Việt Nam rằng chui vào các thùng lạnh sẽ khó bị phát hiện hơn và cho mỗi người một cái túi nhôm để trùm lên đầu mỗi khi đi qua các máy quét ở biên giới. 

Và khi tới được Anh, một số bị đưa tới các trang trại trồng cần sa và họ sẽ phải tự xoay sở bởi những kẻ đưa họ sang đây sẽ chấm dứt liên lạc ngay lập tức. 

Đức Trí (T/h)

Xem thêm: