Tạp chí y học The Lancet đã từng bị chỉ trích về khả năng chịu ảnh hưởng áp lực chính trị khi công bố thông tin liên quan đến nguồn gốc của đại dịch COVID-19 gây tranh cãi. Tuy nhiên mới đây, The Lancet đã công bố “quan điểm khác” của 16 nhà khoa học kêu gọi một “cuộc tranh luận khách quan, công khai và minh bạch” về việc liệu virus có bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc hay không.

The Lancet
(Nguồn: Ảnh ghép)

Điều này có nghĩa là nỗ lực xâm nhập và thao túng The Lancet của ĐCSTQ để bào chữa nhằm tránh bị truy cứu trách nhiệm vì đại dịch đã không được như kỳ vọng của họ.

Theo Daily Mail (Anh), vào đầu năm nay, nhà khoa học Peter Daszak của Anh có thời gian dài quan hệ với Viện Virus học Vũ Hán đã bí mật lên kế hoạch cho công bố trên The Lancet vào tháng 2/2020 nhằm công kích, “ngụ ý rằng thuyết COVID-19 không phải có nguồn gốc tự nhiên là một thuyết âm mưu”.

Bức thư nổi tiếng được ký bởi 27 chuyên gia hàng đầu về sức khỏe cộng đồng này nói rằng họ đã đứng cùng nhau và “lên án mạnh mẽ” quan điểm nêu trên. Họ cho rằng quan điểm đó “không gì khác ngoài việc tạo ra nỗi sợ hãi, tin đồn và thành kiến”. Họ cũng ca ngợi các nhà khoa học Trung Quốc “đã làm việc siêng năng và hiệu quả để nhanh chóng xác định mầm bệnh đằng sau đợt bùng phát này… và chia sẻ minh bạch kết quả với cộng đồng y tế toàn cầu”.

Hiện giờ, The Lancet đã đồng ý xuất bản một bình luận khác với quan điểm cho rằng, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm có thể đã đóng một vai trò trong sự xuất hiện của SARS-CoV-2, tên khoa học của virus gây bệnh COVID-19.

The Lancet cũng thẳng thắn chống lại bất cứ tập san khoa học nào nỗ lực ngăn chặn cuộc tranh luận bằng cách dán nhãn quan điểm ‘mới’ này là “thông tin sai lệch”.

Trong công bố này, nhóm tác giả chỉ ra “không có hỗ trợ trực tiếp cho nguồn tự nhiên của SARS-CoV-2, [nhóm cho rằng] sự cố liên quan đến phòng thí nghiệm là hợp lý”. Họ cũng nói thêm rằng tuyên bố vào tháng 2/2020 (từ 27 nhà khoa học) “ đã gây ra một hiệu ứng bịt miệng đối với cuộc tranh luận khoa học [về vấn đề này được phát triển] rộng hơn.”

Họ nói rằng các nhà khoa học “cần đánh giá tất cả các giả thuyết dựa trên lý trí, và đo lường khả năng của chúng dựa trên sự kiện và bằng chứng thay vì phỏng đoán về ảnh hưởng chính trị có thể xảy ra”; bản thân khoa học nên “chấp nhận các giả định khác biệt; các lập luận, xác minh, phản bác và tranh chấp khác biệt”, thay vì ca ngợi cái gọi là “minh bạch” của ĐCSTQ thì hãy kêu gọi “siêu cường bí ẩn” mở cửa cho điều tra.

Việc Bắc Kinh kịch liệt chống lại cuộc điều tra toàn diện và không hạn chế của Tổ chức Y tế Thế giới về nguồn gốc của dịch bệnh COVID-19 dẫn đến niềm tin rộng rãi rằng đây là một cuộc điều tra có cơ sở.

Một báo cáo tiếp theo được công bố vào tháng Ba kết luận rằng SARS-CoV-2 có thể đã được truyền từ dơi sang người thông qua một loài khác nào đó chưa được biết. Báo cáo này gần như phủ nhận giả thuyết rằng virus được thiết kế trong phòng thí nghiệm hoặc là một loại virus tự nhiên thoát ra khỏi phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, báo cáo đã bị chỉ trích bởi 14 quốc gia, bao gồm Anh, Mỹ và Úc, và ngay cả người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng thừa nhận rằng nó “quá hạn chế”.

Tờ Daily Mail đã nhiều lần thu hút sự chú ý đến vai trò của The Lancet trong việc che đậy nguồn gốc và sự lây lan ban đầu của COVID-19.

Tuy nhiên mới đây, vào ngày 17/9, The Lancet công bố một bài báo mới cho biết: “Thế giới sẽ tiếp tục bị mắc kẹt trong các cuộc tranh cãi nếu không có sự tham gia đầy đủ của Trung Quốc, bao gồm cả việc mở dữ liệu thô, tệp và tài liệu lưu trữ liên quan, để tìm kiếm kỹ lưỡng, minh bạch và khách quan đối với tất cả các bằng chứng liên quan [COVID-19]”.

Một trong những người ký tên, Giáo sư Nikolai Petrovsky của Đại học Flinders ở Adelaide (Úc) nói với Daily Mail: “(Động thái của The Lancet) không đáng kể, dù vậy sau 18 tháng phủ nhận hoàn toàn thì The Lancet đã đồng ý công bố bức thư thừa nhận rằng nguồn gốc của COVID-19 vẫn còn đang chờ phán quyết, hành động này rất quan trọng… Cuối cùng tạp chí y khoa có thẩm quyền như The Lancet đã đồng ý mở cửa cho một lá thư từ quan điểm khoa học nhấn mạnh rằng nguồn gốc của COVID-19 vẫn chưa chắc chắn. Điều này cho thấy tiến bộ quan trọng đã đạt được đã được trong cuộc tranh luận khoa học mà chúng tôi thúc đẩy công khai 18 tháng qua, nhưng nó cũng cho thấy rằng chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phía trước”.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: