Nữ nghiên cứu viên Đường Quyên (Tang Juan), người bị cáo buộc tội che giấu thân phận quân nhân quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi xin visa Mỹ, hôm thứ Năm tuần trước (ngày 10/9) đã được bảo lãnh. Hiện tại cô tạm thời ở trong nhà của luật sư “bí ẩn”, người đã dùng bất động sản để bảo lãnh cho cô. Tuy nhiên, quan chức liên bang lo lắng cô có thể bỏ trốn.

Đường Quyên được bảo lãnh tại ngoại, tạm thời cư trú tại nhà của luật sư người Hoa “bí ẩn”. Tuy nhiên quan chức liên bang lo lắng Đường Quyên có thể bỏ trốn bất cứ lúc nào, nên đã đưa ra kiến nghị tiếp tục giam cô vào tù. (Ảnh qua Epoch Times).

Đường Quyên được bảo lãnh tại ngoại, tạm thời cư trú tại nhà của luật sư người Hoa “bí ẩn”

Theo truyền thông đưa tin, ngày 10/9, Đường Quyên (37 tuổi) được bảo lãnh tại ngoại khỏi nhà tù thành phố Sacramento bang California. Hiện tại, cô tạm thời trú tại nơi ở của vị luật sư gốc Hoa “bí ẩn” trước đó không hề quen biết nhưng lại đứng ra bảo lãnh cho cô.

Sau khi Đường Quyên bị bắt, một người xưng là luật sư người Hoa nói không quen biết Đường Quyên đã tỏ ý sẽ dùng bất động sản trị giá 750.000 USD để bảo lãnh cho cô. Rất nhiều người đẳt nghi vấn, vị luật sư người Hoa này đã không hề quen biết Đường Quyên, vì sao lại nguyện ý dùng tài sản trị giá 750.000 USD để bảo lãnh cho cô?

Vài ngày trước, thân phận của “người bảo lãnh bí ẩn” này cuối cùng đã được phơi bày.

Báo cáo cho biết, người đàn ông trước đó được báo giới gọi là ông C, có tên là Steven Cui, là một luật sư dân sự người Hoa ở khu vực vịnh San Francisco. Đối với nghi ngờ việc ông bảo lãnh cho một người không hề quen biết, Cui giải thích rằng nguyên nhân làm thế này là vì chứng thực tính hợp lý của nền tư pháp Mỹ.

Ngày 10/9, thẩm phán địa phương Kendall J. Newman đã phê chuẩn cho Đường Quyên được bảo lãnh, nhưng yêu cầu Đường Quyên cách ly 14 ngày trong nhà của luật sư Cui, để phòng truyền nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán. Sau 14 ngày, nếu không được sự đồng ý của quan chức thẩm vấn, thì cũng không được rời khỏi nhà của Cui.

Thẩm phán còn ra lệnh cho cô “chỉ trong tình huống có luật sư của vụ án này có mặt thì cô mới có thể nói chuyện điện thoại hoặc họp qua truyền hình với” quan chức Lãnh sự quán ĐCSTQ.

Trợ lý công tố viên lo lắng Đường Quyên có thể trốn sau khi được bảo lãnh

Dù vậy, trợ lý công tố viên Heiko Coppola lại lo lắng việc Đường Quyên được bảo lãnh tại ngoại, cho rằng cô có thể bỏ trốn bất cứ lúc nào. Ông đưa ra một đề nghị, yêu cầu một thẩm phán khác lật lại mệnh lệnh của thẩm phán Kendall J. Newman, để đưa Đường Quyền trở lại tù, lý do là một khi được bảo lãnh tại ngoại e là cô có thể sẽ bỏ trốn.

Ông Heiko Coppola cho biết: “Do hai bên (Đường Quyên và Cui) không có bất cứ mối quan hệ nào, nếu Đường Quyên đào thoát khỏi Mỹ, đối với cô mà nói thì sẽ tuyệt đối không có tổn thất nào. Ông Cui và người nhà ông sẽ gánh chịu toàn bộ rủi ro khi Đường Quyên bỏ trốn.”, “Mỹ và Trung Quốc không đó hiệp ước dẫn độ, do đó nếu Đường Quyên bỏ trốn, cô sẽ không có quá nhiều khả năng bị bắt trở lại.”

Thân phận khả nghi của Đường Quyên

Trước khi bị bắt, Đường Quyên một nhà nghiên cứu ung thư bức xạ tại phân hiệu UC Davis của Đại học California, cô bị cáo buộc che giấu thân phận quân nhân ĐCSTQ khi xin visa Mỹ.

Quan chức Mỹ cho biết, đặc vụ của Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã phát hiện đủ chứng cứ cho thấy Đường Quyên có mối liên hệ với không quân ĐCSTQ và chính quyền ĐCSTQ, nhưng khi xin visa cô lại che giấu điểm này.

Tại nơi ở của Đường Quyên, đặc vụ FBI đã tìm được nhiều tấm hình cô mặc quân trang. Còn tìm thấy một đoạn ghi hình, trong đó có thể thấy, sau khi Đường Quyên (trong trang phục quân đội) tiến hành nghi lễ quân đội xong, bắt đầu phát biểu. “Đoạn video này được ghi lại vài ngày trước khi Đường Quyên dùng visa J-1 để nhập cảnh Mỹ”, ông Heiko Coppola viết trong thư kiến nghị.

Hải Dương

Xem thêm: