Hội nghị nội các Chính phủ Nhật Bản hôm 13/4 đã đưa ra quyết định sẽ xả hơn 1 triệu tấn nước thải đã làm loãng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào biển. Mục tiêu là hai năm sau khi bắt đầu thải, sẽ để cho công ty điện lực Tokyo có thời gian loại bỏ chất phóng xạ có hại.

Screen Shot 2021 04 14 at 6 scaled
Thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nguồn: Chụp màn hình video)

Tại cuộc họp hôm 13/4, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết, xử lý nước thải hạt nhân là vấn đề không thể nào tránh khỏi khi nhà máy điện hạt nhân đã bỏ. Trên cơ sở đảm bảo an toàn và làm tốt đối sách đối với cảm quan tiêu cực, việc xả ra biển là phán đoán hiện thực nhất. 

Ông Suga nói: “Xả nước thải qua xử lý được xả vào biển, là một phương án giải quyết thực tế. Chúng tôi sẽ dốc toàn lực để nước mãi mãi cao hơn tiêu chuẩn an toàn, đồng thời dùng mọi biện pháp có thể để áp chế bất cứ tin đồn tiêu cực nào.”

Chính phủ Nhật Bản cho rằng để thúc đẩy công tác bỏ nhà phát điện hạt nhân phức tạp, xả nước thải là trình tự cần thiết, đồng thời cũng chỉ ra các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới đều sẽ định kỳ xả nước thải tương tự và đã qua lọc. 

Sau khi nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Fukushima xảy ra sự cố, để làm mát các thanh nhiên liệu trong lò phản ứng, nước làm mát phải được bơm liên tục, dẫn sinh ra nước bị ô nhiễm có chứa chất phóng xạ. Hiện tại trong hơn 1.000 máng chứa nước khổng lồ có chứa gần 1,3 triệu tấn nước thải, tương đương với kích cỡ 500 hồ bơi của Olympic. Chi phí duy trì vào khoảng 100 triệu yên Nhật (khoảng 912,66 triệu USD), và không gian chứa đã không còn nhiều. 

Chính phủ Nhật Bản cho biết, công ty điện lực Tokyo có kế hoạch trước tiên là lọc nước thải hạt nhân, để loại bỏ vật chất phóng xạ tritium. Tritium là đồng vị phóng xạ của Hydro, khó có thể phân tách khỏi nước. 

Tiếp theo sẽ làm loãng nước thải, để nồng độ tritium giảm xuống đến 1/40 mức tiêu chuẩn quốc gia của Nhật Bản và 1/7 mức tiêu chuẩn nước uống theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, rồi mới xả ra. Nước thải được xả ra từng đợt, toàn bộ quá trình này mất thời gian vài chục năm. 

Reuters chỉ ra, tritium được coi là một đồng vị phóng xạ tương đối vô hại vì nó không giải phóng đủ năng lượng để xuyên qua da người, và các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới thường xả nước thải tương tự ra đại dương.

Về cách mà Nhật Bản xả nước thải, phía Mỹ biểu thị ủng hộ. 

“Chính phủ Nhật Bản đã phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, đã thực hiện các biện pháp để quản lý hậu quả của sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima xảy ra vào tháng 3/2011, bao gồm giám sát phóng xạ, khắc phục, quản lý chất thải và ngừng hoạt động.”  Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết trong một tuyên bố trên trang web chính thức Bộ Ngoại giao Mỹ.

Ông Price nói: “Trong tình huống độc đáo và có tính thách thức này, Nhật Bản đã cân nhắc nhiều lựa chọn và ảnh hưởng khác nhau, họ giữ minh bạch về các quyết định của mình, dường như áp dụng cách làm tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân được công nhận trên toàn cầu”. Ông nói thêm, “Chúng tôi mong đợi chính phủ Nhật Bản trong khi giám sát tính hiệu quả của phương pháp này, cũng đồng thời tiếp tục phối hợp và liên lạc.”

Tuy nhiên, những người phản đối kế hoạch này vẫn biểu thị lo lắng đối với ô nhiễm hạt nhân tiềm ẩn. 

Theo Yonhap đưa tin, Chính phủ Hàn Quốc cho biết “Cảm thấy đáng tiếc đối với quyết định xả nước ô nhiễm của nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển của Nhật Bản, đồng thời cho biết sẽ sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ an toàn của công dân nước mình.”

“Hàn Quốc sẽ biểu đạt lập trường lo lắng sâu sắc của mình về việc này đối với cộng đồng quốc tế như Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), đồng thời yêu cầu cộng đồng quốc tế tiến hành nghiệm chứng khoa học đối với nước ô nhiễm mà phía Nhật Bản xử lý.”

Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản cần cung cấp nhiều hơn nữa các thông tin liên quan đến xả nước thải, đồng thời cho biết sẽ tăng cường tiến hành đo lường và giám sát tính phóng xạ của riêng mình. 

Ngoài ra, Đài Loan và ngành ngư nghiệp của Nhật Bản cũng biểu thị lo lắng đối với quyết định này. 

Công đoàn ngư nghiệp Fukushima trong nhiều năm qua vẫn luôn thúc giục Chính phủ Nhật không nên xả nước thải, họ cho rằng việc này sẽ gây ra “ảnh hưởng mang tính thảm họa” đối với ngành ngư nghiệp. 

Chính phủ Nhật Bản cho biết, sẽ phối hợp giúp đỡ ngư dân địa phương thúc đẩy bán các sản phẩm và thu hút khách du lịch, nếu vẫn vì cảm quan tiêu cực dẫn đến tổn thất kinh tế thì công ty điện lực Tokyo sẽ phụ trách bồi thường.

Diệp Tử Vi, Epoch Times

Xem thêm: