Liên quan đến cáo buộc gian lận bầu cử tại Mỹ, người bảo vệ cố Tổng thống Chavez của Venezuela cho biết không hiểu sao mà phần mềm gian lận từ Venezuela đến được nước Mỹ, khiến ĐCSTQ can dự sâu vào tổng tuyển cử? Mới đây luật sư Sidney Powell của nhóm pháp lý Tổng thống Trump đã thông báo chuẩn bị bước vào trận chiến pháp lý liên quan đến chứng cứ “nặng ký” đầu tiên này.

may bo phieu shutterstock 1846868263
Một máy đọc phiếu bầu hiển thị thông điệp sẵn sàng cho Cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 tại California. (Ảnh: Matt Gush / Shutterstock)

Bằng chứng nặng ký đầu tiên

Ngày 16/11, luật sư Sidney Powell đã thông báo chuẩn bị bước vào trận chiến pháp lý liên quan đến chứng cứ nặng ký đầu tiên: Một nhân chứng từ Venezuela đã chứng minh rằng phần mềm bầu cử của Smartmatic là một phần mềm gian lận được thiết kế tinh xảo ngay từ ban đầu khi được sử dụng.

Nhân chứng này đã được chọn vào đội bảo vệ an ninh quốc gia Venezuela vì có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động đặc biệt, từng làm cận vệ riêng của cố Tổng thống Chavez. Là một thành viên nòng cốt của ông Chavez, người này đã đích thân chứng kiến ​​cách ông Chavez sắp xếp việc tạo ra và vận hành một hệ thống bỏ phiếu điện tử phức tạp để thao túng toàn bộ quá trình kết quả bầu cử quốc gia và địa phương.

Chuỗi gian lận khổng lồ này đã được kéo dài từ 10 năm trước cho đến cuộc bầu cử hiện tại của Mỹ, và cốt lõi của chuỗi là phần mềm bầu cử của Smartmatic.

Lời khai được công bố này dài 8 trang, đại ý nói rằng phần mềm chạy trên máy bỏ phiếu Dominion thường được sử dụng trong cuộc bầu cử ở Mỹ là Smartmatic. Ông Chavez đã cho phát triển phần mềm này vì mục đích gian lận bầu cử, ông ta đích thân đưa ra nhiều chỉ số phát triển phần mềm rất cụ thể và phức tạp, bao gồm “phiếu bầu của mỗi cử tri có thể được thay đổi mà không để lại dấu vết”, “hệ thống phải được thiết lập để không để lại bằng chứng sửa đổi phiếu bầu”, và “phải đảm bảo rằng nó sẽ không tìm ra tên hoặc dấu vân tay của cử tri có liên quan đến lá phiếu đã sửa đổi”…

Smartmactics đã phát triển thành công phần mềm phù hợp với các yêu cầu này và đưa vào sử dụng ở Venezuela. Nhân chứng này đã trải qua hầu hết các cuộc bầu cử quan trọng ở Venezuela, bao gồm chiến thắng của ông Chavez trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 12/2006 với lợi thế tuyệt đối gần 6 triệu phiếu bầu và chiến thắng của ông Maduro trước đối thủ của mình trong cuộc bầu cử năm 2013 đều dựa vào phần mềm Smartmatic.

Nội dung quan trọng được đề cập trong lời khai là việc, nhân chứng chứng kiến nhiều màn hình hiển thị kết quả bỏ phiếu theo thời gian thực đặt trong phòng điều khiển của trung tâm kiểm phiếu. Khi kết quả bỏ phiếu của một khu vực hoặc tổng số phiếu bầu của cả nước cho thấy bất lợi đối với một ứng cử viên nào đó thì những người trong phòng điều khiển bắt đầu thay đổi phiếu bầu, sử dụng các chức năng đặc biệt của phần mềm để chuyển phiếu bầu của ứng cử viên này sang ứng cử viên khác.

Khi cần thiết, phòng điều khiển cũng có thể cắt mạng internet và sửa đổi phiếu bầu.

Lời khai đã mô tả chi tiết một ví dụ rất quan trọng là cuộc tổng tuyển cử vào ngày 14/4/2013. Cuộc bỏ phiếu khi đó kéo dài đến khoảng hai giờ chiều và kết quả theo thời gian thực từ phòng điều khiển của trung tâm kiểm phiếu cho thấy đối thủ cạnh tranh của ứng viên Maduro là ứng viên Radonski (Capriles Radonski) dẫn trước ông ta 2 triệu phiếu. Do ứng viên Radonski dẫn trước số phiếu quá lớn khiến việc đánh cắp quy mô nhỏ khó có thể khôi phục tình hình, buộc ông Maduro phải quyết định thiết lập lại toàn bộ hệ thống. Vậy là họ đã cắt mạng internet trên khắp Venezuela, sau đó nhà điều hành hệ thống bỏ phiếu đã dành gần hai giờ để chuyển đổi một số lượng lớn phiếu bầu từ cho ứng viên Radonski thành cho ứng viên Maduro.

Kết quả là, khi mạng lưới hoạt động trở lại bình thường, số phiếu bầu dành cho ứng viên Maduro bắt đầu tăng vọt và vượt qua đối thủ của ông, cuối cùng ông thắng cử với tỷ lệ chênh lệch nhỏ chỉ 200.000 phiếu.

Câu chuyện ở Venezuela nghe có vẻ quen thuộc với tình hình cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. Bởi vì chúng ta thấy rằng cuộc bầu cử ở Mỹ lần này gần giống hệt như mô hình của Maduro 7 năm trước, cái gốc đó đã khiến đường thẳng của ứng cử viên Biden vượt qua đường cong của ứng viên Trump, điều này trước đây ông Maduro đã từng làm được. Chỉ khác là lần này ở một số bang dao động do Đảng Dân chủ kiểm soát không dám ngắt kết nối Internet, đành cắn răng chịu đựng và buộc dừng việc kiểm phiếu, chính hành động kỳ lạ này đã làm dấy lên nghi ngờ về cơn bão gian lận.

Lời khai nhấn mạnh đầu tư của Venezuela, Trung Quốc và Cuba

Nội dung lời khai của nhân chứng rất phong phú, ở đây chỉ tóm tắt lại các điểm chính gồm những điều sau:

Thứ nhất, cử tri có thể xem kết quả bỏ phiếu của mình và in ra, họ sẽ thấy kết quả hiển thị phù hợp với đối tượng mà họ đã bỏ phiếu, nhưng trên thực tế thì phiếu bầu của họ có thể đã được bí mật chuyển cho người khác, đây là lý do tại sao cử tri không thể nhận ra được. Nói cách khác, chỉ những người nắm vững hệ thống này mới biết kết quả bỏ phiếu thực sự, cho dù bên kia có nghi ngờ về cuộc bỏ phiếu và kiểm tra bề ngoài như thế nào thì cũng khó tìm ra vấn đề. Bằng cách này, toàn bộ hệ thống và những người nắm quyền đã tạo thành một vòng khép kín: một mặt, hệ thống bỏ phiếu đảm bảo kẻ nắm quyền luôn thắng trong cuộc bầu cử, bảo đảm cho thực tế của chế độ độc tài; mặt khác, quyền lực của kẻ nắm quyền đảm bảo rằng những bí mật của hệ thống bỏ phiếu sẽ không bao giờ bị tiết lộ.

Thứ hai, phần mềm và hệ thống gian lận được thiết kế tinh xảo này từ lâu đã được xuất khẩu sang toàn bộ châu Mỹ Latin, và hiện đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Nói cách khác, lãnh đạo tại nhiều nước hiện nay đều có thể có vấn đề, tại sao một số nhà lãnh đạo lại vội vã chúc mừng ứng viên Biden, e rằng nguyên nhân không chỉ vì họ không thích ông Trump.

Thứ ba, nhiều phần của lời khai đã bị giấu đi, rõ ràng là liên quan đến nội dung nhạy cảm mà hiện nay không nên tiết lộ. Trong một cuộc phỏng vấn với Fox, bà Powell đã đưa ra một lời giải thích bổ sung về Smartmatic, theo đó thẳng thắn tiết lộ rằng công ty này có vốn đầu tư từ 3 nước, ngoài Venezuela thì hai nước còn lại là Trung Quốc và Cuba.

Vậy vấn đề là có nhân tố Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong đó Smartmatic được xem là có mối liên hệ gián tiếp vì mối quan hệ thân thiết giữa ông Chavez và ĐCSTQ. Nhưng bà Powell tiết lộ thêm rằng chúng ta vẫn đánh giá thấp khả năng của ĐCSTQ, vì liên hệ của họ với Smartmatic là trực tiếp, đây là thông tin rất quan trọng.

Chúng ta đều biết rằng về hình thức Cuba cũng có một hệ thống bầu cử, vào tháng 12 năm ngoái cái gọi là “bầu cử” đã được sử dụng để sản sinh ra thủ tướng đầu tiên sau 43 năm kể từ khi ông Fidel Castro lên nắm quyền. Sở dĩ một nước nhỏ và yếu như Cuba, là thành viên của chủ nghĩa xã hội, không ảnh hưởng gì ra thế giới bên ngoài, nhưng cũng đầu tư vào hệ thống gian lận lá phiếu này, rõ ràng vì mục đích thỏa mãn nhu cầu trong nước, như một thứ gọi là dân chủ hóa và ảo tưởng khai sáng.

ĐCSTQ đầu tư để kiểm soát bầu cử ở các nước dân chủ

Tuy nhiên, tại Trung Quốc, ĐCSTQ không cần đến hệ thống như vậy, vì đối với ĐCSTQ thì không có thứ gọi là “bầu cử” dù chỉ về hình thức, không cần dùng những thủ đoạn phức tạp để ngụy tạo dân chủ. Đã từ lâu, ĐCSTQ đã vượt qua giai đoạn kiểu ngụy trang này để hoàn toàn công khai độc tài toàn trị, không những không hổ thẹn mà còn tự hào thể hiện 4 tự tin (con đường, lý luận, chế độ, văn hóa). Do đó, khoản đầu tư của ĐCSTQ vào Smartmatic chỉ có thể có một động cơ, đó là thông qua hệ thống này để dần kiểm soát các cuộc bầu cử ở các nước dân chủ, sau đó sử dụng các cuộc bầu cử để từng bước lật đổ và phá hủy hệ thống bầu cử nhằm lật đổ chính phủ dân chủ, đạt được mục đích của cuộc cách mạng màu một cách thầm lặng.

Điều này đặt ra một câu hỏi rất quan trọng: làm thế nào mà một phần mềm với những rủi ro lớn về an ninh quốc gia như vậy lại có thể “sống lại” ở Mỹ trong ít nhất 10 năm, mà tổ chức tuyên bố có mạng lưới tình báo mạnh nhất thế giới như CIA và FBI lại không biết? Nói cách khác, chẳng lẽ họ không để ý mà cố tình làm ngơ, thậm chí chủ động dẫn đường?

Bên ứng viên Biden lật đổ chính phủ hợp pháp của Mỹ?

Đầu tiên là bài báo trên tờ Washington Post trước đây. Theo đó, chính phe cánh tả cũng thừa nhận rằng cái gọi là “cuộc nổi dậy” chống lại TT. Trump đã bắt đầu ngay từ thời điểm TT. Trump tuyên thệ nhậm chức vào năm 2016. Điều này cho thấy kế hoạch lật đổ chính quyền TT. Trump của phe cánh tả đã có quá trình được tính toán trước trong thời gian dài, trong đó “thông đồng Nga” có thể xem là lựa chọn đầu tiên của họ.

Ngay từ khi cuộc điều tra “thông đồng Nga” thất bại, TT. Trump được chứng minh vô tội, thì lập tức dấy lên dư luận ví cuộc điều tra này là cuộc đảo chính có sự tham gia của CIA và các bộ phận quan trọng khác của chính phủ Mỹ. Trong đó, ông Brennan của CIA là một trong những nhân vật chính tham gia điều tra.

Thứ hai, lần này, các tổ chức truyền thông cánh tả và mạng xã hội đã thể hiện sự phối hợp cao hiếm thấy, dù là ngăn chặn vụ bê bối của ứng viên Biden, hay chuyển trọng tâm của dư luận để họ ủng hộ ông Biden, thì đều thể hiện đặc trưng của hành vi có tổ chức. CEO của Facebook và Twitter thậm chí còn được triệu tập đến Thượng viện để điều trần, thậm chí khi bị các thượng nghị sĩ chất vấn gắt gao, họ vẫn vô tư xóa bài, hủy tài khoản, như thể ‘lợn chết không sợ nước sôi’.

Nhiều người rất ngạc nhiên, cảm giác như trong một đêm các lực lượng này đã đàm phán để cùng ủng hộ ứng viên Biden, vì thực tế cho thấy rõ là có “màn thương thảo hoàn hảo”. Đây là loại hiệp thương mà người Trung Quốc rất quen thuộc để cùng nhau “làm việc lớn”.

Bà Powell: “Giám đốc CIA nên bị sa thải”

Một số người đã manh nha nghi ngờ, cơ quan nhạy cảm như CIA rất có thể đã dính líu sâu đến cuộc đảo chính dưới chiêu bài tổng tuyển cử, nhưng đối với bà Powell thì có lẽ đó đã là một kết luận.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox, bà Powell đã nói rõ rằng đây thực sự là một hệ thống nham hiểm và hủ bại. Giám đốc Haspel (Gina Haspel) và CIA phải biết rằng hệ thống bỏ phiếu có những sai sót nghiêm trọng, bởi vì từ lâu các cơ quan như CIA và FBI đã nhận được nhiều báo cáo về lỗi, hỏng hóc và lỗ hổng của phần mềm bầu cử này, nhưng họ không làm gì cả. Điều này làm dấy lên nghi ngờ, liệu CIA có sử dụng nó cho lợi ích của họ ở nhiều nơi hay không. Bà Powell nghĩ rằng ít nhất bà Haspel nên bị sa thải ngay lập tức.

Mặc dù bà Powell chỉ đang cáo buộc CIA không làm việc nghiêm túc, nhưng việc bỏ qua một cách trắng trợn việc quan trọng như vậy, không thể được giải thích đơn giản là vì sơ suất trong công việc. Một điểm đáng chú ý nữa là truyền thông cánh tả cũng công khai chỉ ra cỗ máy bỏ phiếu Dominion không đáng tin cậy.

Có vấn đề gì với máy bỏ phiếu? CNN tự gõ vào chân

Ngay từ năm 2017, hãng tin CNN đã sản xuất một chương trình đặc biệt, họ đã tuyển dụng một nhóm tin tặc tư nhân để kiểm tra các máy bỏ phiếu của Dominion, những chiếc máy này giống hệt mô hình của cuộc bầu cử này. Trong vòng chưa đầy hai giờ nhưng tất cả các hacker có mặt đã hack thành công máy bỏ phiếu và hoàn thành mục tiêu sửa đổi dữ liệu, thậm chí có người còn pha trò ngay tại chỗ cho máy bỏ phiếu phát ra nhạc rock.

Ý tưởng của chương trình thử nghiệm này đến từ một người tên là Jack Braun, một chuyên gia về các vấn đề mạng và an ninh. Từ năm 2009 – 2011, ông từng làm liên lạc viên Nhà Trắng cho Bộ An ninh Nội địa của Chính quyền Obama.

Tại sao chuyên gia lại tổ chức chương trình thử nghiệm như vậy để đặt nghi vấn về tính bảo mật kém của cỗ máy bỏ phiếu Dominion? Đây không phải là tự đánh vào chính mình?

Lý do thực sự rất đơn giản, vào thời điểm đó, các tổ chức truyền thông cánh tả đang cùng nhau vẽ kế hoạch ông Trump “thông đồng Nga”, họ cần sử dụng phương pháp này để chứng minh rằng tin tặc Nga có thể dễ dàng xâm nhập vào máy bỏ phiếu của Dominion và thay đổi dữ liệu bỏ phiếu. Do đó, dù có thể ảnh hưởng đến uy tín an ninh của Dominion, nhưng nếu có thể lật đổ được ông Trump thì cái giá nhỏ này cũng xứng đáng.

Chỉ là CNN không ngờ rằng ba năm sau họ phải đảo ngược 180 độ lời hùng biện ban đầu của họ, từ việc thề rằng máy bỏ phiếu phải có vấn đề, chuyển thành thề rằng máy bỏ phiếu hoàn toàn ổn, và rằng cuộc bầu cử năm nay là cuộc bầu cử an toàn nhất trong lịch sử nước Mỹ…

CIA có dính líu đến gian lận và đảo chính không?

Đối với việc CIA bị cáo buộc liên quan đến gian lận và đảo chính, có một thông tin khác đáng được bổ sung. Gần đây có tin đồn quân đội Mỹ đột kích vào trung tâm máy chủ của Scytl ở Frankfurt nước Đức. Mới đây, tổ chức truyền thông Gateway Pundit đã đăng một bài của tác giả là Larry Johnson, người đầu tiên giới thiệu bản thân đã từng làm việc 4 năm trong Cục Chống Khủng bố thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông từng phụ  trách điều tra vụ đánh bom khủng bố chuyến bay 103 của hàng không Pan Am.

Do quá trình làm việc này mà ông biết rằng các cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ không thể thực hiện bất kỳ hoạt động nào ở các nước khác nếu không có sự cho phép của nước đó. Do đó, về cơ bản quân đội Mỹ không thể tổ chức đột kích vào máy chủ của Scytl ở Đức. Bởi vì họ là công dân nước ngoài, quân đội Mỹ không có quyền thực thi pháp luật đối với các thực thể này.

Nhưng ông Johnson tiết lộ có nguồn tin đáng tin cậy đã cho ông biết thông tin rất thú vị: có lần xảy ra chuyện một lực lượng đặc biệt thuộc Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ đã tiến hành hoạt động kiểm soát một máy chủ, chỉ khác là máy chủ này không thuộc về công ty Scytl hay bất kỳ công ty nào mà là của CIA.

Tuyên bố này có đáng tin cậy không? Từ góc độ kỹ thuật, quân đội Mỹ có thể làm như vậy, bởi vì mọi hoạt động của CIA ở châu Âu đều được thực hiện dưới vỏ bọc là quân đội, vì vậy Chính phủ Đức luôn xác định các quan chức CIA là nhân viên quân sự hoặc cố vấn quân sự.

Nói cách khác, một hoạt động như vậy giống như hành động “thanh lý môn hộ” của quân đội Mỹ nhắm vào người của họ, không liên quan gì đến vấn đề có quyền như vậy hay không.

Quan trọng hơn, hành động này không phải là lần đầu tiên. Bài viết của Johnson tiết lộ rằng một người bạn thân làm cho Lực lượng Chống Ma túy đã nghỉ hưu nói với Johnson rằng anh ta đã vào cơ sở máy tính của CIA ở Frankfurt với sự hỗ trợ của quân đội Mỹ, buộc nhân viên CIA phải giao nộp một số bằng chứng bị che giấu. Đó là những gì đã xảy ra vào những năm 1980.

Mặc dù vẫn chưa thể xác thực được tuyên bố này của Larry Johnson có đúng không, nhưng Giám đốc CIA Haspel đã bị loại khỏi hội nghị tình báo cấp cao của chính quyền TT. Trump.

Ngày hôm qua 19/11, tại cuộc họp báo của chiến dịch Trump, có phóng viên đã hỏi bà Sidney Powell: “Có một thiết bị phần cứng, một server, được thu giữ ở Đức. Việc đó có thật không? Và nó có liên quan đến việc này không?”, luật sư Sidney Powell đã trả lời: “Việc đó có thật. Và theo cách này hay cách khác, nó có liên quan đến việc này. Nhưng tôi không biết rằng người tốt hay kẻ xấu đang giữ nó.” 

Theo Epoch Times

Xem thêm: