Nhật Bản đang mở rộng căn cứ quân sự trên một hòn đảo nhỏ phía đông Đài Loan vài tháng sau khi tên lửa đạn đạo của quân đội Trung Quốc hạ cánh gần bờ biển của họ vào năm ngoái, khiến người dân địa phương lo lắng trong bối cảnh căng thẳng quân sự trong khu vực ngày càng tồi tệ.

Embed from Getty Images

Yonaguni, một tiền đồn xa xôi của tỉnh Okinawa phía nam Nhật Bản, nằm cách Đài Loan 110km và gần quần đảo Điếu Ngư, một nhóm đảo được Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền nhưng được Tokyo quản lý với tên gọi Senkaku.

Vào tháng 8, 1.700 cư dân của Yonaguni đã bị sốc khi 6 tên lửa Trung Quốc rơi ngay ngoài khơi bờ biển của Yonaguni, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Những tên lửa này là một phần của cuộc tập trận trên không và trên biển do các đơn vị quân đội Trung Quốc tiến hành nhằm đáp trả chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ lúc đó là bà Nancy Pelosi.

Trung Quốc đã phớt lờ các phản đối sau đó của Nhật Bản và cho biết không có vùng đặc quyền kinh tế ở vùng biển nơi tên lửa hạ cánh vì hai quốc gia chưa thống nhất được về điều này.

Tại Yonaguni, các công việc xây dựng đang được tiến hành để mở rộng căn cứ cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và triển khai một đơn vị tên lửa đất đối không tới đảo. 

Với sự hiện diện của các lực lượng Nhật Bản và vị trí gần của hòn đảo với Đài Loan – khiến nó trở nên quan trọng về mặt chiến lược – các nhà phân tích cho rằng hòn đảo này chắc chắn sẽ bị tấn công trong trường hợp xảy ra xung đột khu vực.

Đây là nơi đóng quân của phần lớn lực lượng Hoa Kỳ tại Nhật Bản và có các cơ sở hải quân và không quân lớn, sẽ là một trong những nơi đầu tiên ứng phó với cuộc khủng hoảng trên eo biển Đài Loan.

Vào tháng 9, chính quyền địa phương Yonaguni đã thành lập một quỹ để trang trải chi phí cho các thiết bị và phương tiện khẩn cấp cho người dân địa phương trong trường hợp bị tấn công. Nhiều người dân trên đảo đã tham gia cuộc tập trận đầu tiên mô phỏng một tên lửa đạn đạo được bắn vào hòn đảo vào tháng 11.

Vào tháng 12, chính quyền địa phương đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất yêu cầu chính phủ quốc gia cung cấp nơi trú ẩn khẩn cấp. Một nhóm thành viên hội đồng dự kiến sẽ tới Tokyo vào tháng 2, nơi họ hy vọng được gặp Thủ tướng Fumio Kishida và đưa ra yêu cầu giúp đỡ.

Chính quyền Tokyo cũng đang xem xét các biện pháp bảo vệ.

Tokyo đã tiến hành một nghiên cứu vào mùa hè năm ngoái về tính khả thi của việc sử dụng hệ thống tàu điện ngầm của thành phố làm nơi trú ẩn khỏi một cuộc tấn công hạt nhân. Tổng cộng có 105 trạm trên khắp thủ đô đã được xác định, nhưng chúng không có khả năng cung cấp đủ nơi trú ẩn cho tất cả 13,96 triệu cư dân của thành phố.

Các cá nhân trên khắp đất nước cũng đang xem xét khả năng của các hầm tránh bom. 

Takahiro Kawashima, một quan chức của Hiệp hội trú ẩn hạt nhân Nhật Bản, cho biết mọi người đã sợ hãi trước các sự kiện ở Ukraine, đặc biệt là những lời đe dọa của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng ông sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Ngoài ra còn có mối lo ngại ngày càng tăng về các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên cũng như hoạt động của không quân và hải quân Nga ở vùng cực bắc, cũng như mối đe dọa từ Trung Quốc.

Ông nói: “Triều Tiên đã thử thành công đầu đạn hạt nhân và năm ngoái đã phóng hàng chục tên lửa, trong đó có một số tên lửa bay qua Nhật Bản. “Căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan cũng đang gia tăng và rõ ràng là ba cường quốc hạt nhân láng giềng của Nhật Bản còn lâu mới trở thành các nền dân chủ tự do.”

Lê Vy (theo SCMP)