Hàng loạt chính sách và việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao trong nội các mới của Chính quyền Biden cho thấy ông đang ưu tiên đặt “Trung Quốc trên hết” và “Nước Mỹ cuối cùng” – trái ngược hoàn toàn với quyết tâm của chính quyền cựu TT Donald Trump muốn đưa “Nước Mỹ trên hết” và chống lại các mối nguy hiểm từ cộng sản Trung Quốc.

Embed from Getty Images

Trong 4 năm cầm quyền vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nỗ lực chống lại Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các phần tử cộng sản khác. Điều này đã trở thành khái niệm cốt lõi mà ông để lại cho Nhà Trắng. Từ góc độ này, “Nước Mỹ trên hết” là một khẩu hiệu phù hợp của những người chống chủ nghĩa cộng sản và những chủ trương khác nhau của chủ nghĩa cộng sản.

Vậy liệu ông Joe Biden có chống lại “những người bạn thân cũ” trong ĐCSTQ?

Trở lại thời Obama, ông Biden đã giành hàng chục giờ tiếp xúc với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong một dịp, họ từng ăn mì tại một nhà hàng ở Bắc Kinh với cháu gái của Biden, và ông Tập từng gọi ông Biden là “bạn cũ”. Vào tháng 5 năm 2019, ông Biden đã nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo Cộng sản của Trung Quốc “không phải là những người xấu”.

Tuy vậy, từ khi tuyên bố tranh cử, ông Biden đã nỗ lực thể hiện sự cứng rắn của mình đối với Trung Quốc. Ông thậm chí có lần còn mô tả ông Tập là “một tên côn đồ” và nhắc về “hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ trong tại tập trung”. Ông cũng hứa hẹn sẽ tập hợp “một mặt trận thống nhất của bạn bè và đối tác để thách thức hành vi lạm dụng của Trung Quốc”.

Nhưng trên thực tế, liệu việc thể hiện sự cứng rắn đối với Bắc Kinh có thể xảy ra?

Các động thái sau khi nhậm chức của ông Biden dường như không thể hiện điều đó.

1 – Ngay lập tức loại bỏ “mối đe dọa từ Trung Quốc” trong mục các “vấn đề chính sách” trên trang web của Bộ Ngoại giao

Sau khi nhậm chức, ngoài việc xóa “mối đe dọa từ Trung Quốc”, các mối nguy liên quan tới mạng 5G của Trung Quốc đến từ Huawei, ZTE cũng đã được loại bỏ. 

Trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã sửa đổi trang Hồ sơ quốc gia của Trung Quốc, mở đầu bằng “Quan hệ Mỹ – Trung”, trái ngược với tiêu đề của chính quyền tiền nhiệm, trong đó từng ghi rõ: “Đảng Cộng sản Trung Quốc: Đe dọa hòa bình và an ninh toàn cầu”.

2- Trở lại Hiệp ước khí hậu Paris, gia nhập lại WHO

Việc trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu không chỉ tốn của dân Mỹ một khoản thuế khổng lồ trong các khoản cam kết đóng góp, mà còn tác động tiêu cực đến các công việc sản xuất và khiến Hoa Kỳ phải tuân theo một tiêu chuẩn môi trường mà Trung Quốc hoặc Ấn Độ vốn không hề đáp ứng. 

Trong khi đó, nhiều báo cáo trước đây cho biết 2 nước đông dân nhất và gây ô nhiễm lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ là những nước tiếp tục thải khí nhiều nhất, và không chỉ không có ý định dừng khai thác năng lượng hóa thạch mà còn có kế hoạch tiếp tục gia tăng khai thác nhiên liệu hóa thạch sau năm 2020.  

Việc tái gia nhập WHO sau khi Tổ chức của Liên Hiệp Quốc này đã tìm cách bao che cho Trung Quốc trong đại dịch và góp phần không nhỏ đưa ra những khuyến cáo chậm trễ, sai lầm, khiến đại dịch trở nên nghiêm trọng trên thế giới giống như việc chính quyền Biden tìm cách lờ đi vai trò và trách nhiệm của WHO lẫn Trung Quốc trong dịch cúm Vũ Hán.

3- Đình chỉ lệnh cấm Trung Quốc can thiệp vào hệ thống lưới điện Mỹ

Ông Biden đã thu hồi một lệnh hành pháp có nội dung ngăn cản các quốc gia và tập đoàn nước ngoài, chủ yếu là các tổ chức có mối liên hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), can thiệp vào hệ thống điện trọng yếu (BPS) của Hoa Kỳ được thông qua từ thời ông Trump. Quyết định này là một phần trong hệ thống “Lệnh hành pháp về Bảo vệ Sức khỏe Cộng đồng và Môi trường và Khôi phục Khoa học để Giải quyết Khủng hoảng Khí hậu” mà ông Biden ban hành.

Giờ đây, số phận của hệ thống điện trọng yếu (BPS) Hoa Kỳ đang nằm trong tay Bộ trưởng Năng lượng và Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) của ông Biden. Tờ National Pulse đã tiết lộ Trưởng văn phòng OMB của ông Biden trước đây từng là chủ tịch Trung tâm vì Sự tiến bộ của Người Mỹ (CAP), đã thực hiện nhiều chuyến đi đến Trung Quốc và là đồng tác giả của những báo cáo được chống lưng bởi các hoạt động gây ảnh hưởng của ĐCSTQ.

Hơn nữa, ông Hunter, con trai ông Biden, trước đây cũng tham gia vào một số mối quan hệ làm ăn với Chủ tịch tập đoàn Năng lượng Trung Quốc CEFC, ông Diệp Giản Minh.

Tương tự, một công ty đầu tư do Hunter Biden đứng đầu đã rót hàng triệu đô la vào Tổng công ty điện hạt nhân Trung Quốc, một công ty điện lực quốc doanh phạm tội ăn cắp công nghệ hạt nhân của Mỹ cho ĐCSTQ sử dụng trong nhiều thập kỷ.

4 – Cấm gọi virus corona là “virus Trung Quốc”, “virus Vũ Hán”

Chính quyền Biden sẽ cấm các thuật ngữ mang tính “phân biệt chủng tộc và bài ngoại”, bao gồm các từ như ‘virus Vũ Hán’, ‘virus Trung Quốc’ mà chính quyền cũ thường hay sử dụng, cho rằng các thuật ngữ “mang tính chất kích động và bài ngoại đã khiến các cá nhân, gia đình, cộng đồng và doanh nghiệp người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương gặp nguy hiểm.”

Theo chỉ thị của ông Biden, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh được yêu cầu phát triển ngôn ngữ và văn hóa liên quan đến COVID-19, cũng như ban hành hướng dẫn rộng rãi hơn liên quan đến việc “xóa bỏ những lầm tưởng về chủng tộc.”

Trong khi đó, Trung Quốc – nơi khởi đầu của đại dịch, đã liên tục ám chỉ rằng Mỹ có thể là nơi khởi phát của virus cúm Vũ Hán.

>> Ông Biden lập kỷ lục về số lệnh hành pháp ký trong tuần đầu nhậm chức

5- Tuyên bố lập trường mới đối với Trung Quốc: “Kiên nhẫn”

Hôm 25/1, Thư ký Báo chí Jen Psaki cho biết trong cuộc họp báo rằng Hoa Kỳ đang bắt đầu với Trung Quốc bằng “cách tiếp cận kiên nhẫn vì nó liên quan đến mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc.”

Cô nói thêm: “Bắc Kinh hiện đang thách thức an ninh, sự thịnh vượng và các giá trị của chúng ta theo những cách quan trọng, đòi hỏi một cách tiếp cận mới của Hoa Kỳ… Chúng tôi muốn tiếp cận vấn đề này với một số chiến lược một cách kiên nhẫn”.

Mặc dù chính quyền mới cũng đã chỉ trích các hành động Trung Quốc gây căng thẳng với Đài Loan, nhưng từ ngữ trong tuyên bố – ủng hộ cho “một giải pháp hòa bình đối với các vấn đề xuyên eo biển” – truyền tải một thông điệp mềm mỏng hơn nhiều so với trước đây.

6 – Đưa quân trở lại Trung Đông, phân tán lực lượng tập trung vào mối nguy ĐCSTQ

Thời chính quyền TT Trump đã cho rút quân khỏi Trung Đông và Afghanistan, giúp Israel hòa giải với các nước láng giềng và thành lập một liên minh tại khu vực nhằm kiềm chế Iran. Nhờ Trung Đông yên ổn, Chính quyền TT Trump có thời gian và sức lực chuẩn bị tập trung lực lượng để đối phó với ĐCSTQ và đã làm ĐCSTQ hoảng sợ.

Hiện nay, ông Biden sẽ quay lại “Thỏa thuận hạt nhân Iran” và “Thỏa thuận khí hậu Paris”, đồng thời hủy bỏ ngay dự án đường ống dẫn dầu từ Canada đến Mỹ, còn triển vọng về dầu đá phiến của Mỹ cũng đáng lo ngại, cho thấy khả năng Mỹ sẽ lại phải nhập một lượng lớn dầu từ Trung Đông. Nếu quyết định chiến lược như vậy thì có thể Mỹ sẽ một lần nữa phân chia lực lượng sang Trung Đông.

Nếu quân đội Mỹ quay trở lại Trung Đông, ĐCSTQ và Iran sẽ tiếp tục đẩy mạnh liên kết, và tổ chức khủng bố mà ĐCSTQ bí mật hỗ trợ cũng sẽ lợi dụng tình hình này để gây rối loạn quân đội Mỹ ở mức tối đa. Như vậy, Mỹ có khả năng sẽ không thể tập trung lực lượng để đối phó với ĐCSTQ như trước đây.

7 – Điểm tín dụng xã hội theo kiểu ‘Trung Quốc Cộng sản’ du nhập vào Mỹ

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley cảnh báo rằng hệ thống điểm tín dụng xã hội theo kiểu Trung Quốc Cộng sản đang được du nhập vào Hoa Kỳ dưới hình thức ‘văn hóa tẩy chay’.

“Đó là thứ du nhập mới nhất từ ​​Trung Quốc Cộng sản, nơi mà chính phủ và các doanh nghiệp lớn giám sát toàn bộ các tuyên bố và quan điểm xã hội của mỗi công dân,” thượng nghị sĩ Hawley viết cho New York Post.

“Và chúng chính là phương thức văn hóa tẩy chay mới nhất ở đất nước này, khi mà các công ty độc quyền và nhóm thiên tả chặn hết những ngôn luận mà họ không thích và ép buộc [thực thi] nghị trình chính trị của họ về nước Mỹ,” ông Hawley còn nói rằng “những người vẫn tin vào tự do ngôn luận và Tu chính án thứ nhất” nên “giữ vững lập trường”.

>> Chính quyền Biden mềm mỏng sẽ là hiểm họa xung đột quân sự Mỹ – Trung 2021 

8 – Một số lựa chọn nhân sự trọng yếu có yếu tố “thân” Trung Quốc

Tân Ngoại trưởng Antony Blinken trước đây đã từng là Thứ trưởng Ngoại giao thời Obama, tức có mối quan hệ rất gần gũi với ông Joe Biden. Trong các email bị tiết lộ từ máy tính của Hunter Biden cho thấy, ông Blinken từng gặp gỡ “uống cafe” với Hunter khi con trai của Joe Biden còn trong hội đồng quản trị của công ty năng lượng Burisma của Ukraine.

Vụ bê bối kinh doanh của gia đình ông Biden có liên quan nhiều đến ĐCSTQ. Ngày 23/9 năm nay, Ủy ban An ninh Nội địa Thượng viện và Ủy ban Tài chính đã đưa ra một báo cáo dài 87 trang – “Hunter Biden, Burisma và sự hủ bại: Tác động đến Chính sách của Chính phủ Mỹ và các mối quan tâm liên quan“, trong đó đề cập trong và sau nhiệm kỳ Phó Tổng thống Mỹ của ông Biden, Hunter và các thành viên khác của gia đình Biden đã có một loạt trao đổi tài chính đáng ngờ với người nước ngoài. Hunter có mối quan hệ rộng rãi với các công ty Trung Quốc và công dân Trung Quốc có liên hệ với Chính phủ ĐCSTQ, từ đó do đó mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình Biden.

Như đã nói ở trên, Bộ trưởng Năng lượng và Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) của ông Biden trước đây từng là chủ tịch Trung tâm vì Sự tiến bộ của Người Mỹ (CAP), đã thực hiện nhiều chuyến đi đến Trung Quốc và là đồng tác giả của những báo cáo được chống lưng bởi các hoạt động gây ảnh hưởng của ĐCSTQ.

Người được đề cử làm Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo mới đây khi được Thượng nghị sĩ Ted Cruz hỏi “liệu bà còn giữ Huawei trong danh sách đen kinh tế hay không”, đã trả lời rằng bà sẽ “xem xét lại chính sách, tham khảo ý kiến của mọi người, tham khảo ý kiến ngành công nghiệp, tham khảo ý kiến các đồng minh và đưa ra đánh giá về điều gì tốt nhất cho an ninh quốc gia và kinh tế của Mỹ”.

Bà Linda Thomas-Greenfield, người được ông Biden bổ nhiệm làm “Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc” từng làm việc cho Tập đoàn Albright Stonebridge (ASG). Tập đoàn này có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ngoài ra, trong phiên điều trần mới đây trước Quốc hội, bà nói rằng bà đã không đọc các báo cáo về mối đe dọa từ ĐCSTQ.

Điều phối viên chính sách Ấn Độ – Thái Bình Dương Kurt Campbell từng làm cố vấn cấp cao cho “100.000 Strong Foundation”, tổ chức tìm cách tăng cường quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc thông qua các chương trình du học, cũng như phục vụ trong ban giám đốc tại Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc. Những tổ chức này đều có nhiều thành viên chuyên tuyên truyền cho các chính sách của ĐCSTQ.

Lê Xuân (tổng hợp)

Mời xem video:

Xem thêm: