Các máy bỏ phiếu được sử dụng tại Hoa Kỳ trong kỳ bầu cử mang đến nhiều lo ngại, bao gồm những mối liên hệ nước ngoài đáng ngờ, chủ sở hữu bí ẩn, tính minh bạch của phần mềm, cũng như mối quan hệ giữa ba công ty hệ thống bỏ phiếu chính: Smartmatic, Sequoia, và Dominion.

Smartmatic5 1 1200x675 1 700x420 1
Văn phòng của Smartmatic ở Boca Raton, Fla. ngày 2 tháng 12 năm 2020. (The Epoch Times)

Thông tin từ các vụ kiện, hồ sơ công khai và các cuộc phỏng vấn nhân chứng sẽ giúp khám phá mạng lưới bí ẩn này.

The Epoch Times đã nói chuyện với một cựu quan chức CIA là chuyên gia về chính trị Mỹ Latinh và chống khủng bố, am hiểu rõ về Venezuela và các hoạt động tội phạm của nước này; và một cựu giám đốc của Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela đã bị sa thải do đứng ra vạch trần gian lận bầu cử. Cả hai nguồn tin đều yêu cầu giấu tên.

Trọng tâm của câu chuyện là công nghệ bỏ phiếu của Dominion, hiện đang được sử dụng tại 28 tiểu bang tại Mỹ và ở quốc gia Puerto Rico, theo trang web chính thức của công ty. Hơn 40% cử tri Mỹ bỏ phiếu bầu thông qua hệ thống Dominion trong cuộc tổng tuyển cử năm nay, bao gồm 65 trong số 83 hạt của Michigan, tất cả 159 hạt của Georgia, và 2,2 triệu cử tri tại Maricopa – hạt lớn nhất của Arizona, và nhiều nơi khác.

Trong khi đó, trong những năm gần đây Smartmatic tập trung vào quản lý dự án và tư vấn cho các cuộc bầu cử, thay vì cung cấp phần mềm và máy móc.

Nguồn gốc

Smartmatic được thành lập vào năm 1997 bởi ba kỹ sư người Venezuela: Antonio Mucica, Alfredo Jose, và Roger Pinate. Công ty chuyên kinh doanh các hệ thống bỏ phiếu điện tử, quản lý danh tính, hệ thống đăng ký hộ tịch và chứng thực nguồn gốc.

Mặc dù là một công ty ít được biết đến vào thời điểm đó, nhưng Smartmatic đã được chính phủ Venezuela lựa chọn cho cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2004 mà nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa Hugo Chavez đã chiến thắng. Trước đó, Smartmatic thuộc tập đoàn do một cơ quan chính phủ Venezuela bán sở hữu. Vào thời điểm đó, các tổ chức truyền thông và các nhà quan sát đã cáo buộc hàng loạt gian lận trong cuộc trưng cầu ý dân này.

Smartmatic được hợp nhất chính thức thành công ty tại Delaware vào tháng 4/2000 với trụ sở chính đặt tại Boca Raton, Florida. Trong tháng 4/2003, công ty này đã công bố một mẫu máy tự động bầu cử đầu tiên được phát triển nội bộ. Công ty đã chuyển trụ sở chính đến Amsterdam, Hà Lan vào năm 2004 và sau đó chuyển đến London, Anh Quốc vào năm 2012.

Theo một bức điện ngoại giao ngày 20/7/2006 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bị rò rỉ được cung cấp bởi Wikileaks, Smartmatic được cho là có 30 nhà đầu tư ẩn danh và các đối tác sân sau, chủ yếu là những người Venezuela thuộc tầng lớp thượng lưu, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Jose Vicente Rangel và ông Luis Mequelina, cố vấn của ông Chavez, cùng những người khác.

Công ty từng công khai thừa nhận rằng chính phủ Venezuela đã thao túng kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến năm 2017 của nước này. Theo báo cáo của Reuters, Smartmatic cho biết con số cử tri đi bầu đã bị tăng thêm ít nhất 1 triệu phiếu.

Ông Antonio Mugica, giám đốc điều hành của Smartmatic, cho biết trong một cuộc họp báo tại London vào năm 2017: “Không nghi ngờ gì nữa, chúng tôi biết rằng số cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến gần đây đã bị thao túng. Chúng tôi ước tính chênh lệch giữa số cử tri đi bầu thực tế và con số thông báo của nhà chức trách là ít nhất 1 triệu phiếu bầu.”

Người kế nhiệm của ông Chavez, ông Nicolas Maduro, đồng minh của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Nga, đã bị chính quyền TT Trump truy tố về tội “khủng bố ma túy.” Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2005 với tờ báo Granma của Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã tỏ ra tiếc thương trước cái chết của ông Chavez.

Kết quả “bị thao túng”

Tại Venezuela, bà Ana Mercedes Diaz đã được bổ nhiệm làm phó Tổng giám đốc của Hội đồng Bầu cử Quốc gia nước này vào năm 1991. Sau đó, vào năm 2003, ngay trước cuộc trưng cầu dân ý, bà được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc các đảng phái chính trị của hội đồng. Hội đồng bầu cử là một trong năm nhánh của chính phủ Venezuela chịu trách nhiệm giám sát các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý của nước này.

Bà Diaz bị sa thải vào năm 2004 sau khi bà công bố thông tin về gian lận bầu cử xảy ra trong cuộc trưng cầu dân ý của Venezuela. Bà nói rằng những gì đang xảy ra tại Hoa Kỳ tương tự các vấn đề xảy ra tại Venezuela liên quan đến hệ thống bỏ phiếu Smartmatic.

Bà Diaz nói với The Epoch Times: “Smartmatic đã thừa nhận rằng kết quả có thể bị thao túng. Smartmatic sau đó đã rời khỏi Venezuela, nhưng không thể phủ nhận rằng kiểu gian lận này xảy ra ở bất cứ nơi đâu họ đến. Những gì đang xảy ra tại Hoa Kỳ cũng giống hệt như vậy.”

Bà nói: “Chương trình này có thể làm thay đổi phiếu bầu của ông Trump sang ông Biden. Sự thay đổi này gần như không thể phát hiện được.”

Sau khi bà bị sa thải, một người vẫn còn làm việc cho hội đồng đã gửi cho bà Diaz một bản sao của hợp đồng mà chính phủ Venezuela ký với Smartmatic. Bà phát hiện rằng việc thương lượng chỉ diễn ra trong ba ngày và thật kỳ lạ khi chính phủ chọn một công ty không có kinh nghiệm trong các cuộc bầu cử trước đó, mặc dù đây là một trong những tiêu chí lựa chọn của hội đồng.

Bà Diaz sau đó đã di cư đến Hoa Kỳ. Bà cho biết kể từ cuộc trưng cầu dân ý của Venezuela vào năm 2004 cho đến khi ông Chavez qua đời vào năm 2013, ông này đã giành chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử của nước này thông qua “một hệ thống gian lận.”

Bà Diaz lưu ý sự tương đồng và những điều tương tự xảy ra trong cuộc bầu cử năm nay tại Hoa Kỳ và những gì tại Venezuela trước đây. Nhiều nhà quan sát bầu cử Mỹ và những nhân chứng đã đệ trình các bản tuyên thệ nói rằng họ bị cản trở khi giám sát kiểm phiếu. Bà cho biết tại Venezuela, “các nhà quan sát cũng không được phép xem các phiếu bầu.”

Bà nói: “Tại Venezuela, khi phe đối lập đang chiến thắng, thì đèn bị tắt và khi có điện trở lại, kết quả đã bị đảo lộn. Tôi đã theo dõi cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và có một khoảng thời gian thông tin bị dừng lại … không ai biết điều gì đã xảy ra.”

Theo bà Diaz, Venezuela đang xuất khẩu máy bỏ phiếu của họ sang các nước Latinh và các quốc gia châu Á khác để thao túng các cuộc bầu cử trên toàn cầu. Chính phủ Mỹ đã nhiều lần trừng phạt các quan chức chính phủ Maduro, vốn liên quan đến tham nhũng công hoặc phá hoại nền dân chủ.

Theo một bức điện bị rò rỉ của Bộ Ngoại giao Mỹ vào năm 2006, Smartmatic “được cho là đang rút khỏi các sự kiện bầu cử của Venezuela và hiện đang tập trung vào những nơi khác trên thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ thông qua công ty con của họ, Sequoia.”

Bức điện tiếp tục: “Smartmatic là một ẩn số. Công ty này đột nhiên xuất hiện và giành được một hợp đồng trị giá hàng triệu đô la trong cuộc bầu cử để tái xác nhận sự cầm quyền của ông Chavez và hầu như loại bỏ phe đối lập chính trị. Sau nhiều cuộc thảo luận, chúng tôi tại đây có quan điểm rằng công ty này là của Venezuela và được điều hành bởi người Venezuela.”

Một cựu quan chức CIA, chuyên gia về chính trị Mỹ Latinh và chống khủng bố, cho biết nhóm của ông đã phát hiện rằng ông Chavez đã tập trung vào các máy bỏ phiếu để đảm bảo chiến thắng ngay từ năm 2003, khi hơn 20% người dân Venezuela ký một trưng cầu dân ý kêu gọi bãi nhiệm chức vụ tổng thống của ông này.

Ông nói: “Ông Chavez đã bắt đầu nói chuyện với một công ty Tây Ban Nha tên là Indra, chuyên tổ chức các cuộc bầu cử tại Venezuela vào thời điểm đó.”

Theo quan chức tình báo này, sau khi quyết định rằng các máy bỏ phiếu của Indra không đủ “linh hoạt”, ông Chavez đã liên hệ Smartmatic. Smartmatic nói rằng ông Chavez không liên hệ với công ty mà quá trình này đã thông qua Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Smartmatic sau đó đã giành chiến thắng trong cuộc đấu thầu với đối thủ Indra, và hội đồng bầu cử 5 thành viên do những người ủng hộ ông Chavez nắm giữ đã trao hợp đồng trị giá 91 triệu đô la cho Smartmatic để thực hiện cuộc trưng cầu ý dân.

Quan chức này cho biết: “Vào nửa đêm của Ngày bầu cử, máy đã dừng đếm”, lưu ý rằng vào lúc đó ông Chavez đang thua phiếu, nhưng “khoảng 3 giờ sáng, ông Chavez đã giành chiến thắng với cách biệt 10%.”

Người phát ngôn của Smartmatic, ông Samira Saba nói rằng không có [biểu đồ] thời gian thực về số phiếu được kiểm.

Vào năm 2005, Smartmatic đã mua công ty Sequoia Voting System, một công ty lớn hơn và lâu đời hơn đặt tại Oakland, California. Vào thời điểm đó, Sequoia đã lắp đặt các thiết bị bỏ phiếu tại 17 tiểu bang của Hoa Kỳ và Washington.

Lúc này, những lo ngại về việc Smartmatic có quan hệ với ông Chavez đã lan rộng đến mức một năm sau khi công ty mua lại Sequoia, chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu điều tra thương vụ này, The New York Times đưa tin.

Cuộc điều tra được tiến hành bởi Ủy ban về Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS), cơ quan chuyên xem xét các rủi ro an ninh quốc gia tiềm ẩn liên quan đến giao dịch của các công ty được nước ngoài mua lại. 

Trong số các vấn đề cần quan tâm là cấu trúc kinh doanh phức tạp của Smartmatic.

Theo bức điện của Bộ Ngoại giao Mỹ, “Smartmatic tuyên bố có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, nhưng những người chủ thực sự của nó có thể là giới chủ lưu Venezuela thuộc một số dòng họ chính trị vốn vẫn đứng đằng sau mạng lưới nắm giữ các công ty tại Hà Lan và Barbados.”

Vào năm 2006, Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Snow đã hỏi liệu chính phủ Venezuela có thể sử dụng Sequoia để thao túng các cuộc bầu cử của Hoa Kỳ hay không. Hạ Nghị sĩ vào thời đó Carolyn Maloney (Đảng Dân chủ – bang New York), một chính trị gia cấp cao cũng nêu lên quan ngại tương tự, là người đầu tiên lên tiếng yêu cầu một cuộc điều tra về thương vụ Sequoia.

Trước khi bán Sequoia, Smartmatic đã từ chối việc điều tra, tuyên bố rằng tất cả các cáo buộc đơn giản chỉ là tin đồn. 

Ông Maloney cho biết trong một thông báo năm 2006: “Dường như Smartmatic không thể vượt qua những nghi ngờ xung quanh thương vụ này. Nếu họ có thể làm, thì hôm nay chúng ta sẽ không nói về thương vụ Sequoia. Như tôi đã nói trong tháng 5, có vẻ như việc xem xét của CFIUS thực tế là một cách xử lý thích hợp.”

Smartmatic đã cố gắng đáp ứng những lo ngại đó, nhưng vào năm 2007, cuối cùng đã bán Sequoia cho người mua mà công ty mô tả trong thông báo là “một nhóm các nhà đầu tư tư nhân Hoa Kỳ bao gồm nhóm quản lý điều hành hiện tại của Sequoia, đứng đầu là Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Sequoia , ông Jack Blaine và Giám đốc tài chính của công ty, ông Peter McManemy.”

Giống như Dominion, các công ty cổ phần tư nhân như vậy đã bị các Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren (Đảng Dân chủ – bang Massachuset), Amy Klobuchar (Đảng Dân chủ – bang Minnesota), Ron Wyden (Đảng Dân chủ – bang Oregon) và Hạ nghị sĩ Mark Pocan (Đảng Dân chủ – bang Wisconsin) chỉ trích gay gắt vào năm 2019. Các nhà lập pháp này đã nêu lên những lo ngại về tình trạng tồi tệ, nguy cơ bị thao túng và sự thiếu minh bạch của các máy bỏ phiếu và các thiết bị bầu cử khác.

Một năm sau khi Smartmatic bán Sequoia, tên của người chủ sở hữu mới của Sequoia đã được tiết lộ thông qua một vụ kiện năm 2008: “SVS Holdings.” Các lập luận của tòa án cho thấy rằng Smartmatic vẫn là chủ sở hữu tài sản trí tuệ của Sequoia.

Công ty Dominion Voting System   

Một số nhân viên của Smartmatic sau đó đã gia nhập vào công ty Dominion Voting System, được thành lập tại Toronto, Canada vào năm 2002 và cũng có văn phòng tại Hoa Kỳ và Serbia. Vào năm 2010, ông Eric Commer, cựu phó chủ tịch kỹ thuật của Smartmatic cũng gia nhập Dominion.

Theo một thông báo của Dominion, sau này đã bị xóa trên Internet nhưng đã được nhà báo Brad Friedman lưu lại, công ty thông báo vào ngày 4/6/2010 rằng họ đã “mua lại tài sản của công ty Sequoia Voting System, một nhà cung cấp lớn của Hoa Kỳ về các giải pháp bỏ phiếu đang phục vụ gần 300 khu vực pháp lý tại 16 tiểu bang.”

Thông báo cho biết: “Như một phần trong giao dịch, Dominion đã mua lại hàng tồn kho và tất cả tài sản trí tuệ của Sequoia, bao gồm phần mềm, phần mềm kiểm soát dữ liệu và phần cứng như BPS, WinEDS, Edge, Edge 2, Advantage Insight, Hệ thống InsightPlus và 400C.”

Thông báo tiếp tục: “Dominion cũng sẽ giữ lại các cơ sở của Sequoia tại Denver, Colorado và San Leandro, California, và sẽ hợp nhất cơ sở của Sequoia tại Jamestown, New York với cơ sở hiện tại của Dominion tại Jamestown.”

“Dominion đã thuê nhân viên kỹ thuật và dịch vụ khách hàng của Sequoia để đảm bảo cung cấp dịch vụ khách hàng một cách hiệu quả, đầy kinh nghiệm và nhanh chóng cho tất cả các khu vực pháp lý hiện tại của Sequoia.”

Thông báo nhấn mạnh rằng việc Dominion mua lại tài sản của Sequoia đã được Bộ Tư Pháp Mỹ và Tổng Chưởng lý 9 tiểu bang xem xét. Nó cũng đã được CFIUS xem xét và phê duyệt.

Theo một thông cáo báo chí tháng 7/2009 do Business Wire phát hành, Sequoia và Dominion tại một thời điểm cũng đã ký một hợp đồng tạm thời với bang New York “để mua các thiết bị bỏ phiếu và các dịch vụ liên quan của Dominion Voting, trong đó Dominion đảm nhận tất cả các nghĩa vụ của Sequoia theo hợp đồng.”

Thông báo cho biết các chi tiết tài chính của vụ giao dịch “không được các bên tiết lộ; tuy nhiên, cả Sequoia và Dominion đều hài lòng về kết quả của thỏa thuận này.”

Vào năm 2012, mối quan hệ giữa Dominion và Smartmatic được nhấn mạnh một lần nữa trong một vụ kiện. Theo một thông báo của công ty,  Smartmatic đã nộp đơn kiện lên Tòa án Thủ hiến Delaware chống lại Dominion vì “công ty này vi phạm thỏa thuận cấp phép và can thiệp nghiêm trọng vào việc kinh doanh của Smartmatic.”

Thông báo cho biết: “Vụ kiện đòi Dominion bồi thường vì đã chiếm giữ các công nghệ và dịch vụ vốn đã được cấp phép cho Smartmatic, cũng như các hành động cố ý của Dominion nhằm bôi nhọ thương hiệu của Smartmatic và phá hoại mối quan hệ của công ty này với khách hàng.”

Vụ việc được cho là đã được giải quyết bên ngoài tòa án.

Vào năm 2009, Dominion và Smartmatic đã ký một hợp đồng, trong đó Dominion cung cấp cho Smartmatic các máy quét quang học được sử dụng trong cuộc bầu cử năm 2010 ở Philippines, được xem là “cuộc bầu cử tự động lớn nhất do một công ty tư nhân điều hành” vào thời điểm đó.

Các sự cố trên các máy của Smartmatic cũng đã xảy ra trong cuộc bầu cử ở Philippines, đã được đăng chi tiết trong một bài báo của ABS-CBN.

Theo một bài báo đăng trên Accesswire, “Danh tiếng của cả hai công ty đã bị ảnh hưởng bởi vụ kiện tụng được công khai rộng rãi liên quan đến phần mềm chuyển phiếu bầu [vốn đã được giải quyết ngay trước cuộc bầu cử năm 2010] và vụ kiện đó tiếp tục kéo dài mà chưa được giải quyết làm ảnh hưởng một phần đến cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2013.”

Lịch sử này cho thấy rằng Dominion và Smartmatic đều đã sở hữu Sequoia vào những thời điểm khác nhau, và tài sản trí tuệ của Smartmatic vẫn thuộc Sequoia. Không rõ liệu Dominion có sử dụng phần mềm Sequoia trong các cuộc bầu cử gần đây ở Hoa Kỳ hay không.

Một số cá nhân người Venezuela từng làm việc cho Sequoia cũng được cho là đã làm việc cho Smartmatic và Dominion và đã trở thành nhà thầu cho hai công ty này.

Nguồn tin tin báo am hiểu về Venezuela và các hoạt động tội phạm của nước này nói với The Epoch Times: “Họ đang chuyển động quanh đó.”

Nguồn tin khẳng định: “Máy của Smartmatic cho phép họ giám sát hệ thống, họ có thể nhìn thấy trực tiếp họ đang thua khoảng bao nhiêu. Họ nói với bạn rằng bạn sẽ cần tạo ra 30.000 phiếu bầu và máy có khả năng chuyển đổi phiếu bầu. Sau đó, bạn sẽ tự cân bằng nó.”

Phần mềm bỏ phiếu của Sequoia cũng có nhiều vấn đề và đã được một số hãng truyền thông đưa tin trong những năm qua. Một trong những vấn đề xảy ra vào tháng 10/2006, khi đó Sequoia là nhà thầu cung cấp máy bỏ phiếu cho Denver, đã phải gửi thư cho 44.000 cử tri để cảnh báo về một lỗi trên phiếu bầu vắng mặt sau khi họ phát hiện rằng các ô “có” và “không” trên một câu hỏi bỏ phiếu đã bị chuyển đổi vị trí.

Theo một thông cáo báo chí, Staple Street Capital, một công ty cổ phần tư nhân ở New York, đã mua Dominion vào năm 2018.

Công ty chứng khoán thu xếp giao dịch này là UBS Securities LLC, một đơn vị của UBS Americas Inc vốn thuộc Tập đoàn UBS Group AG được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thụy Sĩ SIX.

Theo Bloomberg, ba trong bốn thành viên Hội đồng quản trị của UBS Securities LLC là người Trung Quốc, ít nhất một người trong số họ dường như cư trú tại Hồng Kông. UBS cho biết họ là một trong “những ngân hàng quốc tế đầu tiên có mặt tại Trung Quốc” trong những năm 1990. Năm 2012, họ đã thành lập công ty UBS Securities Co., Ltd, được coi là “công ty chứng khoán nước ngoài đầu tiên được cấp phép đầy đủ tại Trung Quốc.”

Các quan chức của Dominion chưa phản hồi yêu cầu bình luận của The Epoch Time. Trên trang web của mình, Dominion có thông tin dưới tiêu đề phụ bác bỏ mọi mối quan hệ giữa Dominion, Smartmatic, và Sequoia.

Trang web tuyên bố: “Dominion và Smartmatic là hai công ty riêng biệt tạo ra các hệ thống bỏ phiếu điện tử. Dominion không sử dụng hoặc cấp phép cho phần mềm Smartmatic. Smartmatic cũng bác bỏ những tuyên bố như vậy. Dominion KHÔNG mua Smartmatic và/hoặc phần mềm của họ từ Sequoia.”

Ông John R. Mills, cựu giám đốc về chính sách an ninh mạng, chiến lược và các vấn đề quốc tế tại Văn phòng của Bộ trưởng Quốc phòng, nói với The Epoch Times: “Có một sự giao thoa thú vị giữa các nhà phát triển phần mềm kế thừa ở Venezuela và danh sách các ứng cử viên cung cấp máy bỏ phiếu hiện tại bao gồm cả Dominion.”

“Venezuela có dấu ấn rõ ràng về các hoạt động của Trung Quốc, Nga Và Iran nhằm gây ảnh hưởng đến các hoạt động tại châu Mỹ. Sẽ là kỳ lạ nếu những người này không có liên hệ với nhau.” 

Người phát ngôn của Smartmatic, ông Saba nói với The Epoch Times rằng công ty “không có gì để nói thêm” ngoài những tuyên bố đã đăng trên trang web của mình, “bởi vì những tuyên bố là sự thật.”

Trang web của họ bác bỏ bất kỳ mối quan hệ nào với Dominion hoặc Sequoia. Một điểm mấu chốt mà người phát ngôn liệt kê trong email là vai trò của công ty trong cuộc bầu cử năm 2020 tại Hoa Kỳ chỉ “giới hạn ở hạt Los Angeles.”

Ông Saba viết trong một email gửi cho một phóng viên khác: “Rõ ràng và đơn giản, không có mối quan hệ nào giữa Dominion Voting system và Smartmatic. Không có mối quan hệ chủ sở hữu nào, không có hợp đồng thuê phần mềm nào, không có hoạt động kinh doanh giữa họ. Năm 2009, Smartmatic đã được Dominion cấp phép để sử dụng máy quét cho dự án bầu cử của Smartmatic tại Philippines.”

“Hợp đồng ngắn hạn đó là hợp đồng đầu tiên cũng là hợp đồng cuối cùng mà Smartmatic và Dominion cố gắng kinh doanh cùng với nhau. … Smartmatic đã bán công nghệ và dịch vụ bầu cử tại Venezuela từ năm 2004 đến năm 2017.”

The Epoch Times đã đến thăm văn phòng của Dominion tại Denver và Toronto, cả hai dường như bị bỏ hoang. Hãng tin đã bị từ chối cho vào văn phòng của Smartmatic tại Florida.

Bowen Xiao (The Epoch Times)

Xem thêm: