Nhắc đến trại tập trung, người ta nghĩ ngay đến trại tập trung của Đức quốc xã và trại tập trung Gulag của Liên Xô. Tuy nhiên đến ngày nay, có những tội ác trong các trại tập trung, nhà tù, còn lớn hơn và tàn ác hơn thời đó.

p2203341a894054884
Trại tập trung Gulag của Liên Xô. (Ảnh mạng)

Triều Tiên có hàng ngàn trại tập trung bí mật như địa ngục

Một số người sống sót trốn thoát khỏi Triều Tiên đã nói với thế giới về tình trạng nhân quyền khủng khiếp nơi đây, giúp xã hội phương Tây hiểu được những gì đang xảy ra ở quốc gia khép kín nhất thế giới này.

Hơn 200.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em được cho là đã bị tra tấn, bỏ đói và sát hại trong các trại tập trung do Chính phủ Triều Tiên điều hành. Trong những trại tập trung này, những điều như vậy xảy ra hàng ngày và rất ít người sống sót.

Bà Kim Young Soon, một cựu tù nhân, đã kể với thời báo HuffPost cách bà sống sót trong một trại tập trung như vậy.

Bà Kim bị giam 9 năm tại Yodok, trại tập trung khét tiếng và tàn bạo nhất Triều Tiên. Trước khi vào tù, bà là một vũ công trẻ đẹp nổi tiếng, thường xuyên hoạt động trong giới “tinh hoa” ở Triều Tiên.

Bà Kim có một người bạn cũng là vũ công, người này có quan hệ tình cảm với Kim Jong-il (cựu lãnh tụ Triều Tiên, cha của Kim Jong-un). Chỉ vì biết về mối quan hệ của họ, bà đã bị giam trong trại tập trung, cha mẹ và các em của bà cũng bị bỏ tù vì tội liên đới.

Bà bắt đầu bị giam vào tháng 8/1970, và phải trải qua 9 năm tù. Người dân Triều Tiên bị kết án ở nhà tù Yodok thường không biết gì về ‘tội ác’ của họ. Nhiều năm sau, bà Kim mới biết “tội” của mình là gì.

“Tôi không thể cầm được nước mắt khi kể về cuộc đời đã qua của mình,” bà nói và mô tả cách bà và những người đào thoát khác sống sót trong nhà tù Yodok.

Bà kể rằng trong trại tập trung, các tù nhân bị buộc phải thức dậy lúc 3:30 sáng để làm việc cho đến khi trời tối. Sau đó, họ bị buộc phải tham gia vào các cuộc thảo luận và tự phê bình “cách mạng”.

Suy dinh dưỡng và bệnh tật khiến con người khó có thể sống sót. “Da của bạn sẽ trở nên xỉn màu và nứt nẻ, cơ thể bạn mất sức sống. Tôi tận mắt chứng kiến cảnh ngày nào cũng có người chết.”

Bà nói: “Chúng tôi bị đối xử tệ hơn cả động vật. Bạn không thể tưởng tượng được nỗi thống khổ này”.

Khi bà trốn thoát, người nhà, cha mẹ và cậu con trai 8 tuổi của bà đã chết trong điều kiện khắc nghiệt.

Bà kể chi tiết những tù nhân chết đói ở đó sẽ ăn “bất cứ thứ gì bay xung quanh, bò lổm ngổm, bất cứ thứ gì mọc trong lòng đất.”

Bà Kim cho biết, những bà mẹ tuyệt vọng trong các trại tập trung đã mổ xẻ những con chuột đang mang thai, lấy ra những bào thai chuột bên trong và nướng chúng lên để nuôi những đứa con gầy guộc của mình.

Những người đào thoát khác mô tả các tù nhân ở đó còn dám ăn cả thịt người. Một người sống sót trong nhà tù Yodok đã mô tả cảnh một đứa trẻ bị lột da và ăn thịt.

Hiếp dâm diễn ra phổ biến trong các trại tập trung và phụ nữ mang thai thường bị hành quyết. Các tù nhân thậm chí không thể tự sát, bởi vì hành vi này là một tội ác ở Bắc Triều Tiên, người nhà họ sẽ bị bắt và trừng phạt.

p2203351a282206805
Sau khi trốn thoát, bà Kim đã mô tả chi tiết cách các tù nhân đói khát ăn mọi thứ. (Ảnh chụp màn hình video YouTube Breaking News Today)

Trại tập trung Tô Gia Đồn, Trung Quốc: Không một ai trốn thoát trở về

Năm 2006, một phóng viên độc lập trốn khỏi Trung Quốc đã tiết lộ với truyền thông nước ngoài rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có một trại tập trung bí mật dành cho các học viên Pháp Luân Công ở quận Tô Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh.

Năm 2001, 6.000 học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ ở đó. Nội tạng của những học viên Pháp Luân Công này đã bị lấy đi để cấy ghép nội tạng. Sau đó họ bị ném vào một lò hơi được chuyển đổi thành lò hỏa táng. Được biết, đến nay không ai có thể sống sót ra khỏi trại tập trung đó.

Nhân chứng cho biết: “Tình cờ, tôi được thành lập một trung tâm giam giữ bí mật ở khu vực Tô Gia Đồn. Có hơn 6.000 người từ Thẩm Dương, bao gồm tất cả các vùng của Đông Bắc, hoặc các học viên Pháp Luân Công được chuyển đến từ khắp nơi trên cả nước.”

“Hơn 6.000 học viên Pháp Luân Công này đã bị bí mật giam giữ trong Nhà tù Tô Gia Đồn, nhưng với thế giới bên ngoài, chính quyền không tuyên bố đây là nhà tù. Vì vậy, trong nhà tù này đã xảy ra một giao dịch buôn bán nội tạng rất quan trọng.”

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Người giấu tên cho biết, trong những năm gần đây, Thẩm Dương đã trở thành trung tâm buôn bán và cấy ghép nội tạng người khắp Trung Quốc, thậm chí trên cả thế giới. Hầu hết nội tạng đều đến từ các học viên Pháp Luân Công, có một “lò hỏa táng” và rất nhiều bác sĩ trong nhà tù bí mật này.

“Sau khi biết tin về Tô Gia Đồn, tôi đã ở lại Thẩm Dương. Cuối cùng, tôi tìm được nhân viên làm việc tại cơ sở ở Tô Gia Đồn. Trong đó có một bác sĩ ghép tạng chính ở đây. Tất cả họ đều đích thân nói cho tôi biết vụ việc này có thật.”

Ngày 31/3/2006, một bác sĩ quân y già thuộc ban hậu cần của Quân khu Thẩm Dương đã làm chứng rằng có một trại tập trung bí mật ở Cát Lâm, có mã là 672-S, chuyên giam giữ các học viên Pháp Luân Công.

Vị bác sĩ quân y già này cũng tiết lộ rằng số người bị giam giữ trong trại tập trung bí mật này đã từng vượt quá 120.000 người, khiến nơi đây trở thành một trong những trại tập trung lớn nhất. Trại tập trung Tô Gia Đồn bị lộ chỉ là một phần trong số 36 trại tập trung tương tự trên khắp Trung Quốc. Khi cần thiết họ có thể huy động các đoàn tàu đặc chủng và toa xe lửa kín trên quy mô lớn.

Ngoài ra, trong các cuộc điều tra độc lập của mình, ông David Kilgour – cựu Quốc vụ khanh của Canada, và ông David Matas – luật sư nhân quyền quốc tế nổi tiếng, cũng xác minh việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 8/5 cùng năm, họ được “Ủy ban điều tra sự thật ở Trung Quốc” ủy thác thành lập một nhóm điều tra độc lập để điều tra cáo buộc “ĐCSTQ mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống”. Mặc dù thị thực đến Trung Quốc bị từ chối, nhưng họ vẫn trực tiếp thu thập được bằng chứng.

Ông David Kilgour cho biết: “Tôi đã làm việc với tư cách là một công tố viên trong 10 năm và tôi hiểu vấn đề về bằng chứng. Chúng tôi đã nhờ mọi người gọi điện đến các bệnh viện và nhà tù ở Trung Quốc, để hỏi xem có nội tạng của các học viên Pháp Luân Công không. Có khoảng 50 tổ chức ở nhiều nơi khác nhau của Trung Quốc đều trả lời ‘có’.”

Ông David Matas nói: “Lời buộc tội là xác thực. Chúng tôi thấy từ năm 2000 cho đến ngày nay, cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã diễn ra khắp Trung Quốc. Nội dung của lời buộc tội và những gì chúng tôi phát hiện được thật kinh khủng. Đối với chúng tôi, đây là sự tà ác mà chưa từng có trên hành tinh này.”

Bác sĩ phẫu thuật Israel và hành trình đi tìm sự thật về thu hoạch nội tạng
Từ trái qua phải, ông David Kilgour, ông Jacob Lavee, và ông David Matas trong một sự kiện nâng cao nhận thức về tội ác thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc.

Trại tập trung bí mật Tân Cương: Hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ mất tích

Năm 2017, một sinh viên người Duy Ngô Nhĩ trở về Trung Quốc từ Ai Cập và bị cảnh sát bắt đi. Không ai biết chuyện gì đã xảy ra sau đó. Mẹ anh, hàng xóm và bạn cùng lớp đều không biết tung tích của anh.

Theo hãng tin AP, các nhóm nhân quyền và các học giả ước tính rằng hàng chục ngàn người khác đều phải chịu chung số phận. Họ bị gửi đến các trại tập trung bí mật mà không cần xét xử. Các vụ mất tích hàng loạt đã xảy ra kể từ khi chính quyền Trung Quốc sử dụng công nghệ giám sát kỹ thuật số, nhằm tạo ra một nhà nước cảnh sát ở Tân Cương.

Cùng với các trại tập trung, trên khắp các đường phố ở Tân Cương, cảnh sát nhiều chưa từng có. Các hệ thống giám sát kỹ thuật số tinh vi theo dõi người Duy Ngô Nhĩ đi đâu, đọc gì, nói chuyện với ai và nói gì.

Dưới một thể chế không minh bạch, ĐCSTQ coi tất cả người Duy Ngô Nhĩ là những kẻ khủng bố tiềm năng, bất kỳ ai liên lạc với người thân ở nước ngoài đều có thể bị thẩm vấn hoặc giam giữ.

Được biết, có 3, 4 trại tập trung như vậy ở thành phố Korla, Tân Cương, hàng ngàn sinh viên bị giam giữ tại đây.

Các phóng viên của AP đã đến thăm một trại tập trung có biển hiệu là Nhà tù. Trại tập trung thứ 2 nằm trên một con phố ở trung tâm thành phố, được canh gác bởi cảnh sát trang bị súng trường. Trại tập trung thứ 3 nằm trong một căn cứ quân sự.

Tân Cương
Gần 1000 người đang mặc áo tù nhân ngồi ngay ngắn bên trong hàng rào lưới sắt vây quanh. (Ảnh từ Twitter của một Trại tập trung Tân Cương)

Bekali, một người sống sót trong trại tập trung ở Tân Cương, kể về việc anh bị nhốt trong phòng cùng với 40 người khác. Họ phải dậy sớm mỗi sáng và hát “các bài hát đỏ” (nhạc cách mạng), học theo ĐCSTQ “giải phóng” Tân Cương. Trước khi ăn phải hô “cảm ơn đảng”, trong giờ học phải nhắc đi nhắc lại các khẩu hiệu.

Họ phải liên tục lên án đức tin Hồi giáo, chỉ trích bản thân và những người thân yêu của mình. Khi Bekali từ chối làm như vậy, anh đã bị bắt đứng dựa vào tường trong 5 giờ. Một tuần sau, anh bị biệt giam, không cho ăn suốt 24 giờ.

Sau 20 ngày trong trại an ninh nghiêm ngặt, anh đã có ý định tự tử. Đến giờ anh vẫn bị ám ảnh. Vài tháng sau, cha mẹ và em gái của anh cũng bị gửi đến một “trại cải tạo”.

Bình Minh (t/h)