Việc Tổng thống Mỹ Trump đồng ý gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un được nhiều chuyên gia cho rằng đây là cuộc gặp mang tính lịch sử, đặt nhiều kỳ vọng kèm theo những lo ngại.

Bắc Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un

Giới chuyên gia về Bắc Triều Tiên của Mỹ lo lắng về những hậu quả có thể xảy ra nếu hội đàm thất bại. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry là người từng tham gia đàm phán với Bắc Triều Tiên cho rằng, Mỹ phải thực tế về những kỳ vọng có thể đạt được trong cuộc đàm phán này, ngay cả khi Bắc Triều Tiên có ký hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân thì tình hình thực tế cũng hoàn toàn có thể không như vậy.

Việc Tổng thống Mỹ Trump đồng ý tổ chức một cuộc gặp với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un khiến nhiều chuyên gia về chính sách quốc phòng và ngoại giao Mỹ bất ngờ. Trong một trả lời phỏng vấn, Bolton, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc nhận xét, quyết định của Trump là “hành động đáng kinh ngạc về ngoại giao”, có nghĩa là động thái có thể sánh với “hành động kinh hoàng” mà Mỹ áp dụng trong cuộc chiến tranh Iraq.

Trong một tuyên bố, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry từng tham gia đàm phán với Bắc Triều Tiên cho biết, thông tin Trump có kế hoạch gặp gỡ với Kim Jong-un khiến ông thấy phấn khích. Ông nói rằng đây là một cải thiện lớn trong ngoại giao giữa hai đối thủ thường hay xảy ra khẩu chiến.

Colin Kahl, người từng là Trợ lý Tổng thống Barack Obama và cố vấn an ninh quốc gia của Phó Tổng thống Joe Biden cho rằng, việc ông Trump đồng ý gặp gỡ ông Kim Jong-un vào tháng 5 năm nay là một canh bạc lớn, nhưng nó cũng có thể là bước đột phá trước mối đe dọa hòa bình thế giới đang rất nghiêm trọng.

Trong khi nhiều chuyên gia về chính sách đối ngoại thậm chí cho rằng, cách mà ông Trump đồng ý tổ chức đàm phán có thể xem là bước nhượng bộ rất lớn đối với Bắc Triều Tiên.

Danmark: Rơi vào hoàn cảnh không hiểu gì cả

Tại một hội nghị vào hôm thứ Tư (14/3), Abraham Denmark, người phụ trách về châu Á của Trung tâm Học giả Quốc tế Wilson chỉ ra, Bắc Triều Tiên mời lãnh đạo Mỹ tổ chức buội hội ngộ này là cách làm chuẩn mực, trong quá khứ các Tổng thống Mỹ đã không chấp nhận lời mời là bởi vì làm như vậy là nhượng bộ rất lớn trước Bắc Triều Tiên, sẽ nâng cao giá trị của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, chẳng khác nào thừa nhận tính hợp pháp của chế độ nhà họ Kim. Sự khác biệt lần này là Tổng thống Trump đã chấp nhận lời mời gặp nhau trực tiếp mà không yêu cầu Bắc Triều Tiên phải thực hiện bất kỳ hành động gì. Ông cho rằng cách làm của ông Trump như vậy là không màng đến những ý thức thông thường về chính sách của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên trong quá khứ.

Ông nói: “Trong khi Bắc Triều Tiên chưa từ bỏ bất cứ điều gì mà lại sớm nhượng bộ như vậy, đây thực sự là một động thái hoàn toàn đảo lộn. Do đó, chúng tôi thực sự như đang lạc vào hoàn cảnh không hiểu gì cả.”

Timagio: Mỹ nhượng bộ, cũng là thay đổi đáng hoan nghênh

Suzanne Dimaggio, thành viên cao cấp tại Quỹ New America, là người chịu trách nhiệm về cái gọi là đàm phán “Quỹ đạo thứ hai” (Second Track Diplomacy) giữa Bắc Triều Tiên và Mỹ, năm ngoái bà đã tham gia đàm phán với Bắc Triều Tiên được tổ chức lần lượt tại Oslo (Na Uy) và Bình Nhưỡng (Bắc Triều Tiên), là người Mỹ hiếm hoi đã từng đàm phán với Bắc Triều Tiên. Bà đã chia sẻ trên Twitter cá nhân rằng, chúng tôi đã kỳ vọng rằng một cuộc họp mang tính biểu tượng cao như thế chỉ có thể xảy ra sau khi đạt được một số kết quả cụ thể chứ không phải là là diễn ra trước như vậy.

Bà cũng cho rằng, trước khi Bắc Triều Tiên thực hiện bất cứ điều gì cụ thể, ông Trump đã dành cho họ sự nhượng bộ lớn,  khiến họ có cuộc hội đàm chứa từng có tiền lệ trong lịch sử với nhà lãnh đạo của thế giới tự do. Tuy nhiên bà cũng cho biết, nếu nhìn vấn đề ở một góc độ khác là giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên đang đẩy mạnh chuyển hướng sang xung đột quân sự thì nhượng bộ này là một động thái tích cực. Bà nói, nếu hội ngộ này giúp cho việc thiết lập một trình tự đàm phán đáng tin cậy, vậy thì đây là hành động tích cực.

Kazianis: Làm thế nào để đàm phán thành công?

Harry Kazianis, Tổng Biên tập Tạp chí Lợi ích Quốc gia (The National Interest) kiêm Giám đốc Nghiên cứu Quốc phòng của Trung tâm Lợi ích Quốc gia do cựu Tổng thống Nixon thành lập, ông cho rằng thời khắc Tổng thống Trump gặp ông Kim Jong-un sẽ là một thời khắc lịch sử.

Để làm cho cuộc gặp gỡ này thành công chứ không phải là một cái bẫy, ông đưa ra đề nghị 5 điểm: thứ nhất, hãy chắc chắn rằng các đồng minh của chúng ta có thể đạt được thỏa thuận về quan điểm thương mại với Bắc Triều Tiên; thứ hai là cuộc họp không nên tổ chức trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, bởi vì như vậy sẽ giúp Kim Jong-un giành được thắng lợi to lớn về mặt tuyên truyền; thứ ba, kế hoạch diễn tập quân sự giữa Washington và Seoul vẫn diễn ra bình thường; thứ tư, Bắc Triều Tiên phải đưa ra kế hoạch hoặc thời gian biểu về việc từ bỏ vũ khí hạt nhân; thứ năm, áp lực tối đa của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên phải tiếp tục cho đến khi cuộc đàm phán thành công.

Timagio: Phải chuẩn bị cho những thách thức to lớn

Theo Timagio của Quỹ New American, một trong những vấn đề quan trọng mà Mỹ phải đối mặt là có cần thiết tiến hành đàm phán trực tiếp với Bắc Triều Tiên không. Bà cho rằng, Mỹ phải chuẩn bị rất nhiều cho cuộc họp này, nếu không nó sẽ có nguy cơ thành một cuộc họp vô ích. Hiện giờ, Kim Jong-un đang thiết lập lịch trình và các bước tiến hành, còn chính quyền của Trump chỉ đang ở giai đoạn phản hồi. Theo bà, chính quyền của Trump cần hành động nhanh chóng để thay đổi tình trạng này.

Bà cũng cảnh báo, “Gặp gỡ một địch thủ mà đã cắt đứt quan hệ rất nhiều năm qua là một thách thức đặc biệt khó khăn. Cuộc gặp giữa Tổng thống Trump có xu hướng đi khỏi lối mòn với một nhân vật tôn thờ quyền lực độc tài chỉ làm suy yếu địa vị của chúng ta.”

Danmark: Tăng khả năng xung đột quân sự nếu đàm phát thất bại

Danmark, Phó trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, điều ông lo nhất là những hậu quả có thể xảy ra sau khi hội nghị không đạt được thỏa thuận gì. Ông nói: “Đối với tôi và rất nhiều người khác đều có chung lo ngại rằng, nếu ngoại giao thất bại có thể xảy ra một cuộc xung đột quân sự nhanh hơn”.

Kiến nghị của Karl, cựu trợ lý của Tổng thống Mỹ

Ông Karl hiện là một thành viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Stanford, ông đã chia sẻ trên Twitter rằng, để hội nghị này thành công đòi hỏi Chính phủ Trump phải làm một số việc mà đến nay họ không có sở trường, bao gồm khởi động một chương trình liên ngành. Mỹ cần phải xem xét các mục tiêu trước mắt và lâu dài là gì, Mỹ có thể nhượng bộ những gì trong từng bước đàm phán. Ông cũng cho rằng Mỹ cần phối hợp chặt chẽ với Hàn Quốc và Nhật Bản, đặc biệt là sau cuộc gặp của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in với Kim Jong-un vào tháng Tư năm nay.

Karl cũng gợi ý rằng chính quyền của Trump cần phải tổ chức đoàn đàm phán có năng lực và giàu kinh nghiệm, phải chuẩn bị chu đáo ngay bây giờ để không lãng phí thời gian. Ông cũng cho rằng do tính nhạy cảm của hội nghị thượng đỉnh giữa Trump và Kim Jong-un, nếu thất bại sẽ bóp nghẹt mọi cơ hội ngoại giao, khiến hai nhà lãnh đạo đồng bóng này nhanh chóng thúc đẩy con đường đi đến chiến tranh, do đó Trump phải chịu học hỏi, lắng nghe quan điểm của chuyên gia tư vấn và cố gắng tự kỷ luật, bao gồm cả trên Twitter. Ông cho rằng,  bất cứ ai hy vọng vào một giải pháp hòa bình cho vấn đề Triều Tiên sẽ muốn Trump thành công về vấn đề này, và điều đó có nghĩa là mọi người sẽ tiếp tục gây sức ép với Chính phủ của Tổng thống Trump để họ làm tất cả những điều cần thiết trước khi hành động, để gia tăng khả năng thành công.

Perry: Hai vấn đề chính liên quan đến đàm phán

Trước kiến nghị của Karl, cựu Bộ trưởng Quốc phòng William Perry đáp lại trên Tweeter rằng, con đường dẫn đến thành công là không dễ dàng, nhưng nếu chính phủ Trump có chuẩn bị tốt trước khi hội nghị thượng đỉnh diễn ra thì có hy vọng thành công.

Trong một tuyên bố, ông cho biết cuộc họp này liên quan đến hai vấn đề chính: Thứ nhất, chúng ta sẽ nói gì với Bắc Triều Tiên? Có nghĩa là Mỹ mong muốn nhận được gì và sẵn sàng cung cấp gì cho Bắc Triều Tiên. Thứ hai là Mỹ và Bắc Triều Tiên sẽ làm gì trong cuộc đàm phán? Liệu Mỹ và các đồng minh có duy trì áp lực lên Bắc Triều Tiên? Liệu Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa và vũ khí hạt nhân?

Perry: Có lý do để nghi ngờ Bắc Triều Tiên

Theo quan điểm của ông Perry, tuyên bố của chính quyền Trump cho thấy mục tiêu của Mỹ là làm cho Bắc Triều Tiên dỡ bỏ kho vũ khí hạt nhân, trở thành một quốc gia phi hạt nhân. Ông cho rằng có đủ lý do để nghi ngờ Bắc Triều Tiên sẵn sàng đi xa như thế, và thậm chí nếu họ sẵn sàng thì vẫn còn một vấn đề cơ bản, đó là làm cách nào chúng ta xác minh được thỏa thuận.

Perry cũng cho biết, Mỹ không biết chính xác vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên bao nhiêu có thể sử dụng và bao nhiêu đang trong quá trình sản xuất, cũng không biết vị trí của tất cả các cơ sở hạt nhân của họ, Mỹ cũng chưa từng thực hiện hiệp ước về thống kê số lượng đầu đạn trong thực tế (hiệp ước hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô chỉ thống kê số lượng tên lửa, trong khi có thể có sự sai lệch lớn về con số thực tế giữa đầu đạn và tên lửa), do đó ngay cả khi Bắc Triều Tiên đã ký một hiệp ước giải trừ tất cả vũ khí hạt nhân, cho rằng có thể thực thi dựa vào hiệp ước này sẽ là sai lầm cơ bản.

Perry cho biết luôn hưởng ứng hội đàm với Bắc Triều Tiên, nhưng phải dựa trên nền tảng có thể đàm phán những gì và những gì có thể xác minh được. Ngày 06/12 năm ngoái, trong một cuộc trả lời phỏng vấn ban tiếng Trung của đài VOA Mỹ, Perry đã kêu gọi Mỹ cần đối thoại với Bắc Triều Tiên càng sớm càng tốt để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân. Trong cuộc phỏng vấn, ông nhấn mạnh rằng Mỹ phải giao tiếp với một Bắc Triều Tiên thực tế chứ không phải Bắc Triều Tiên mà chúng ta kỳ vọng trông thấy.

Huệ Anh

Xem thêm: