CNN cho biết có 3 loại vũ khí chủ chốt đã góp phần quan trọng giúp quân đội Ukraine chống lại quân đội Nga là: tên lửa chống tăng Javelin, hệ thống HIMARS, và UAV Bairaktar TB2.

id13816971 1 golovna atacms cut
Ngày 31/8/2022, quân đội Ukraine đã trình diễn phóng tên lửa chiến thuật ATACMS bằng Hệ thống tên lửa cơ động cao HIMARS do Mỹ hỗ trợ, với tầm bắn tối đa 300 km. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine)

Ban đầu khi Tổng thống Nga Putin ra lệnh xâm lược Ukraine, hầu hết giới quan sát đều xuất phát từ cán cân lực lượng hai bên mà cho rằng quân xâm lược Nga sẽ sớm đạt được mục tiêu thôn tính Ukraine. Tuy nhiên, thực tế chiến trường Ukraine khiến thế giới đi qua quá nhiều bất ngờ.

Rõ ràng những dự đoán ban đầu của giới chuyên gia đã không đúng, quân đội Ukraine ngược lại đã chống trả quyết liệt khiến kế hoạch tấn công của Nga nhiều lần thất bại. Qua một năm, quân đội Nga đã chịu tổn thất nặng nề, số lượng lớn xe bọc thép Nga đã bị quân đội Ukraine tiêu diệt.

Nhiều chuyên gia chỉ ra các yếu tố đằng sau việc quân đội Nga không thể chiếm được Ukraine như mong đợi, bao gồm tinh thần cao độ của quân đội Ukraine và chiến thuật quân sự vượt trội, nhưng mấu chốt là nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây.

Trong khi các tiêu đề chính gần đây đã nhấn mạnh tiềm năng của xe tăng chiến đấu chủ lực phương Tây, hoặc hệ thống phòng không Patriot gây tác động đến kết quả của cuộc chiến, nhưng thực tế Ukraine vẫn chưa dùng những hệ thống đó. Cục diện chiến tranh trong năm qua được thay đổi từ các loại vũ khí khác.

Tên lửa chống tăng Javelin

shutterstock 2163697355
Tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin.  (Ảnh: Karolis Kavolelis / Shutterstock)

Khi bắt đầu cuộc chiến, nhiều người dự đoán rằng chỉ trong vòng vài ngày là các đoàn xe bọc thép của Nga sẽ tiến vào thủ đô Kyiv của Ukraine.

Quân đội Ukraine cần một số vũ khí có thể ngăn chặn cuộc tấn công này, và tên lửa chống tăng Javelin đã trở thành vũ khí hiệu quả.

Nòng bắn tên lửa Javelin dài 1,2 mét, người lính có thể vác vai khi bắn nên tính cơ động rất cao. Loại vũ khí này do các nhà thầu Lockheed Martin và Raytheon của Mỹ cùng phát triển, có đủ hỏa lực để xuyên giáp xe tăng từ khoảng cách 2,5 km.

Tên lửa Javelin là dạng “tự chủ” (Fire-and-forget), sau khi bắn thì người bắn có thể đi tìm chỗ nấp để cho tên lửa tự tìm mục tiêu.

Điều này đặc biệt quan trọng trong thời kỳ đầu của cuộc chiến, vì quân Nga khi cố gắng tiến vào các khu vực đô thị thì những người bắn Javelin có thể bắn từ phía sau các tòa nhà hoặc cây cối rồi di chuyển đến nơi an toàn trước khi quân Nga kịp bắn trả.

Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, nhà phân tích quốc phòng cấp cao Scott Boston tại RAND Corporation nói với Euronews Next rằng, “Javelin có lẽ khá hiệu quả để chống lại hầu hết các phương tiện bọc thép của Nga, nó chống lại khả năng (tấn công) hạng nặng của thiết giáp (như xe tăng) có lẽ lớn hơn bất kỳ hệ thống tên lửa nào khác ở Ukraine mà một người lính có thể mang theo”.

“Javelin có đầu đạn rất tốt và tên lửa có thể được thiết lập để bay theo tư thế tấn công bổ nhào đánh trúng nóc phương tiện mục tiêu vốn là nơi có khả năng bảo vệ kém. Tên lửa Javelin có khả năng dẫn đường và khóa mục tiêu, vì vậy ngay cả mục tiêu đang di chuyển cũng có thể bị bắn trúng”.

Từ những hình ảnh xe tăng Nga bị tàn phá trong giai đoạn đầu cuộc chiến cho thấy hầu hết bị trúng Javelin.

Sau khi cuộc chiến trải qua khoảng hai tháng rưỡi, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thăm một nhà máy sản xuất Javelin ở Alabama, ca ngợi đóng góp của họ cho việc bảo vệ Ukraine. Ông. nói rằng những vũ khí này đã mang lại những thay đổi lớn cho cuộc chiến Nga – Ukraine.

Hệ thống HIMARS

id13814888
Hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS. (Ảnh: U.S. Army photo, Public domain, via Wikimedia Commons )

Quân đội Mỹ gọi hệ thống HIMARS là hệ thống tên lửa phóng đa nòng cơ động cao M142, là hệ thống vũ khí tấn công chính xác có bánh xe giúp phản ứng linh động trong mọi tình huống…

HIMARS là cỗ xe phóng nặng 5 tấn có thể đồng thời bắn 6 tên lửa.

Cố vấn cấp cao Mark Cancian của Chương trình An ninh Quốc tế Mỹ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), đã chia sẻ hồi tháng 1: “Nếu Javelin là vũ khí chủ chốt của giai đoạn đầu chiến tranh thì HIMARS là vũ khí chủ chốt của giai đoạn sau”.

HIMARS là Hệ thống phóng nhiều tên lửa có hướng dẫn (GMLRS) với tầm bắn từ 70 – 80 km, hệ thống hướng dẫn GPS mang lại cho họ độ chính xác rất cao cho HIMARS.

Các lực lượng Ukraine đã đạt được bước tiến đáng kể trong cuộc phản công vào tháng 9/2022, chiếm lại phần lớn thành phố chiến lược ở đông bắc Ukraine từ lực lượng Nga và cắt đứt tuyến tiếp tế chính của Nga gần thành phố Izyum phía đông. Thời điểm đó, quân đội Ukraine đã sử dụng các loại vũ khí của phương Tây như HIMARS để tấn công các tuyến tiếp tế và các vị trí tiền tuyến của Nga.

Viết trên trang Học viện Tham mưu và Chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Israel (Israel Defense Forces Command and Staff College), giáo sư Yagil Henkin tại US Marine Corps University Press cho hay HIMARS có hai tác động chính: “Cuộc tấn công của HIMARS đã buộc quân Nga phải di chuyển các kho đạn của họ ra xa phía sau, do đó làm giảm hỏa lực sẵn có của pháo binh Nga gần tiền tuyến và khiến việc hỗ trợ hậu cần trở nên khó khăn hơn”.

Ông cũng cho rằng việc quân đội Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa HIMARS đánh vào các mục tiêu như cầu đường cũng đã cản trở công tác tiếp tế của quân đội Nga.

Hệ thống HIMARS do Lockheed Martin sản xuất được cấp bằng sáng chế tại Mỹ.

Máy bay không người lái (UAV) Bayraktar TB2

shutterstock 2136653669
UAV chiến đấu Bayraktar TB2 trưng bày tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 20/9/2018. (Ảnh: fotopanorama360 / Shutterstock)

UAV do Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế đã trở thành một trong những phương tiện bay không người lái (UAV) nổi danh nhất thế giới nhờ được sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine.

UAV này có chi phí tương đối rẻ, nhưng mang lại sức mạnh chí mạng, tất cả đã được ghi lại qua các video.

Các đoạn video cho thấy Bayraktar TB2 hạ gục các phương tiện bọc thép, pháo binh và đường tiếp tế của Nga bằng tên lửa, rocket dẫn đường bằng laser và bom thông minh.

“Video về Bayraktar TB2 được cộng đồng mạng chia sẻ nóng là minh chứng hoàn hảo về chiến tranh hiện đại”, thành viên cấp cao Aaron Stein tại Viện Chính sách Đối ngoại, viết trên trang web của Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council).

UAV Bayraktar TB2 2 “không phải vũ khí ma thuật, nhưng đủ tốt”. Ông cho rằng điểm yếu của UAV là thiếu tốc độ nên cũng dễ bị phòng không tiêu diệt. Số liệu thống kê về chiến trường dường như chứng minh điều này. Trong số 40 – 50 chiếc Bayraktar TB2 mà Ukraine nhận được có 17 chiếc đã bị quân Nga diệt được, theo trang web tình báo nguồn mở Oryx.

Nhưng số lượng bị mất dễ dàng được bù đắp bởi chi phí thấp của UAV, điều đó có nghĩa là chúng có thể được thay thế tương đối dễ dàng.

Thực tế trước chiến tranh dây chuyền lắp ráp UAV đã được lên kế hoạch xây dựng ở Ukraine. Những UAV đó cũng giúp Ukraine hạn chế tối đa về tổn thất nhân mạng phi công, nếu không phi công Ukraine sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ thay cho UAV.

Các báo cáo gần đây từ Ukraine cho thấy vai trò của Bayraktar TB2 có thể giảm đi khi quân đội Nga tìm ra được cách vô hiệu UAV này, nhưng những người hâm mộ nói rằng nó đóng vai trò vào thời điểm tình hình ở Ukraine bất ổn nhất.

Ngay từ đầu cuộc chiến, thành viên cấp cao Samuel Bendett phụ trợ tại Trung tâm Phân tích Hải quân Nghiên cứu về Nga (Center of Naval Analyses Russia Studies) nói với CNN rằng video UAV TB2 hủy diệt quân Nga “đã khích lệ rất nhiều tinh thần của quân đội (Ukraine)”.