Bà Giorgia Meloni, một người bảo vệ những lý niệm bảo thủ của Ý với khẩu hiệu tranh cử “Thượng đế, Tổ quốc và Gia đình”, đã chính thức nhậm chức vào cuối tuần qua với tư cách là nữ Thủ tướng đầu tiên của Ý.

shutterstock 2207151695
Bà Giorgia Meloni tại cuộc họp báo vào ngày 26/09/2022 ở Rome sau thắng sau khi thắng cử (Ảnh: Antonio Balasco / Shutterstock)

Nữ Thủ tướng đầu tiên của Ý nhậm chức, gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tổ chức cuộc gặp không chính thức đầu tiên tại Rome (Ý) vào ngày 23 tháng này. Hai người đã thảo luận về các vấn đề mà châu Âu phải đối mặt.

Theo Reuters, bà Meloni đã gặp ông Macron tại Rome ngay sau ngày bà tuyên thệ nhậm chức vào ngày 22/10. Văn phòng Thủ tướng Ý cho biết trong một tuyên bố rằng hai người đã thảo luận về cách giải quyết các vấn đề khác nhau mà châu Âu đang phải đối mặt, bao gồm giá năng lượng tăng, chiến tranh Ukraine – Nga và quản lý nhập cư Ukraine. Sau cuộc gặp, ông Macron cũng đã tweet rằng hai nước Ý và Pháp sẽ tiếp tục hợp tác sâu sắc hơn nữa.

Sau hai ngày hội đàm liên đảng phái, bà Giorgia Meloni đã tuyên thệ nhậm chức trước Tổng thống Sergio Mattarella vào ngày 22/10 tại dinh tổng thống, trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của nước Ý.

Đảng Anh em của Ý của bà Meloni đã giành được 26% phiếu bầu trong cuộc bầu cử quốc gia ngày 25/9 và bà đã công bố đội hình nội các của mình vào tối ngày 22/10. Liên minh điều hành của bà bao gồm Đảng Forza Italia của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi và Liên đoàn cánh hữu.

Việc bổ nhiệm bà Meloni là một bước ngoặt lịch sử đối với nước Ý, nền kinh tế lớn thứ ba trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, và đối với đảng cầm quyền mới – Đảng Anh em của Ý.

Theo hãng tin AFP, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen chúc mừng bà Meloni được bổ nhiệm làm Thủ tướng Ý và cho biết bà mong muốn “hợp tác mang tính xây dựng” với Chính phủ của của bà Meloni.

Bà Ursula von der Leyen đã tweet: “Chúc mừng bà Meloni đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng Ý, người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này. Tôi mong muốn được hợp tác xây dựng với Chính phủ mới của Ý về những thách thức mà chúng ta đang cùng đối mặt.”

Khẩu hiệu tranh cử: Thượng đế, Tổ quốc và Gia đình

“Mọi người chọn những người bảo thủ bởi vì chúng tôi đã không làm họ thất vọng,” bà Meloni nói trong bài phát biểu chiến thắng của mình rằng bà sẽ dốc sức phục vụ cho tất cả người Ý và sẽ tập trung vào mục tiêu đoàn kết nhân dân.

Cái tên “Anh em của nước Ý” (Brothers of Italy) xuất phát từ dòng đầu tiên của bài quốc ca Ý, “Những người anh em Ý, hãy xem tổ quốc đang phấn khởi.” Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2018, đảng Anh em của Ý chỉ giành được 4,4% số phiếu, lần này, họ giành được 26% số phiếu, vượt lên trở thành đảng lớn nhất trong Quốc hội và là một con ngựa đen mạnh mẽ trên chính trường.

“Tôi là Georgia, tôi là một phụ nữ, một người mẹ, một người Ý và một tín đồ Cơ đốc giáo (theo nghĩa rộng).” Đây là dòng tự giới thiệu nổi tiếng của bà Meloni tại buổi mít tinh ở Rome vào năm 2019.

Bà Meloni (45 tuổi) sinh ra ở ngoại ô Rome vào năm 1977. Bố của bà là một nhà tư vấn thuế, khi bà 2 tuổi, bố bà đã vứt bỏ gia đình. Mặc dù thỉnh thoảng về thăm nhà, nhưng năm bà Meloni 11 tuổi, ông đã bỏ nhà ra đi, để lại bà cùng mẹ và em gái, 3 người sống nương tựa vào nhau.

Mặc dù quá trình trưởng thành đầy khó khăn, nhưng bà Meloni không nghĩ đó là khổ, thay vào đó, bà đã thể hiện sự yêu thích và tài năng của mình trong lĩnh vực chính trị từ khi còn là một thiếu niên. Năm 2006, ở tuổi 29, bà Meloni được bầu vào Hạ viện, bắt đầu làm việc với tư cách là một nhà báo, không lâu sau bà trở thành Phó Chủ tịch Hạ viện trẻ nhất trong lịch sử Ý. Năm 2008, bà được Thủ tướng Silvio Berlusconi bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao, trở thành người đứng đầu nội các trẻ nhất của Ý. Sau khi ông Berlusconi từ chức, để thực hiện các ý tưởng chính trị, bà đã thành lập đảng Anh em của Ý với các đồng minh chính trị của mình vào năm 2012 và giữ chức chủ tịch đảng từ năm 2014.

Bà Meloni, người chỉ có trình độ học vấn cấp ba, đã phá vỡ quan điểm chính trị; bản thân bà Meloni là tín đồ Thiên Chúa giáo, bà sử dụng “Chúa, Tổ quốc và Gia đình” làm khẩu hiệu tranh cử của mình.

Vì phản đối việc ĐCSTQ đàn áp Tây Tạng, bà đã kêu gọi Ý tẩy chay lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh; bà thậm chí còn lên tiếng chống lại các vấn đề như nhập cư, LGBT, phá thai, an tử, bản dạng giới, bạo lực Hồi giáo, hệ thống tài chính quốc tế và bộ máy quan liêu của EU.

Bà nhấn mạnh vào việc có thể xem xét lại luật cặp đôi đồng tính, được thông qua vào năm 2016. Là một người mẹ chưa sinh con, bà còn gọi việc phá thai là một “bi kịch”. Tại các khu vực do đảng Anh em của Ý điều hành, các phòng khám không còn được phép cung cấp thuốc phá thai và chỉ được phép phá thai đối với phụ nữ mang thai dưới 7 tuần.

Bà Meloni: Nếu trúng cử, sẽ rút khỏi “Vành đai và Con đường”

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Reuters vào ngày 25/8, bà Giorgia Meloni nói rằng Trung Quốc (Đảng Cộng sản trung Quốc, ĐCSTQ) đang xâm nhập vào mọi nơi trên thế giới. Nếu đắc cử, bà sẽ hạn chế sự bành trướng của Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Ý và châu Âu, và không có ý định tiếp tục tham gia vào kế hoạch “Vành đai và Con đường”.

Theo báo cáo của Reuters, bà Meloni đã đề cập trong một cuộc phỏng vấn độc quyền rằng tân thủ tướng sẽ phải đối mặt với tình hình chính trị quốc tế thay đổi nhanh chóng ngay khi nhậm chức, bao gồm cả Nga và Trung Quốc (ĐCSTQ) đều thách thức các nước phương Tây.

Bà Meloni nhấn mạnh rằng dưới sự lãnh đạo của bà, nước Ý sẽ không phải là một “mắt xích dễ bị tổn thương” trong liên minh phương Tây.

Năm 2019, Ý trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chấp nhận “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Trong chuyến thăm Ý, Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã ký thỏa thuận với Thủ tướng khi đó là ông Giuseppe Conte, nhưng kể từ đó đến nay, nội dung của thỏa thuận vẫn không có bất cứ tiến triển nào. Do đó, Meloni nói thẳng rằng bà sẽ không tìm cách tiếp tục bất kỳ kế hoạch nào trong thỏa thuận này. “Tôi không có ý chí chính trị để ủng hộ sự mở rộng của Trung Quốc ở Ý hoặc châu Âu”, đồng thời chỉ ra rằng bà phản đối việc châu Âu thúc đẩy vận tải điện, vì chính sách sẽ có lợi cho nhà sản xuất pin xe điện lớn của Trung Quốc.

Năm 2019, Ý đã trở thành quốc gia G7 duy nhất ký kết dự án ​​”Vành đai và Con đường” với Trung Quốc. Nhưng sự nhiệt tình của Ý đối với Trung Quốc vào năm 2021 đã giảm đi nhanh chóng trong bối cảnh khủng hoảng an ninh và bầu không khí bất bình trong nước.

Vào ngày 21/3/2019, ông Tập Cận Bình đã đến Rome, Ý, để ký thỏa thuận “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường”. Là thành viên đầu tiên của G7 tham gia “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường”, Rome đã gạt bỏ những lời chỉ trích gay gắt từ Mỹ và các đồng minh châu Âu. Các nhân vật chính trị và kinh doanh từ thành phố cảng Trieste đến Rome đang theo đuổi khoản đầu tư cơ sở hạ tầng 20 tỷ euro đã hứa của Trung Quốc, với kỳ vọng thấy Trung Quốc tràn ngập hàng hóa “Made in Italy”.

“Ý đã thắng, và các công ty của Ý cũng vậy”, Phó Thủ tướng Ý Luigi Di Maio cho biết vào thời điểm ông ký thỏa thuận tham gia sáng kiến.

Sau khi Thủ tướng Ý Mario Draghi nhậm chức vào tháng 2/2021, để bảo vệ tài sản chiến lược, ông đã 3 lần từ chối các thương vụ mua lại các công ty Ý của Trung Quốc.

Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, công ty Zhejiang Jingsheng niêm yết tại Thâm Quyến cố gắng thiết lập một liên doanh với công ty Hồng Kông của nhà máy sản xuất thiết bị bán dẫn Applied Materials (Vật liệu Ứng dụng) để mua thiết sản xuất màn hình của Applied Materials kinh doanh ở Ý, nhưng thương vụ này đã bị Chính phủ Ý chặn.

Ý đã từ chối 2 khoản đầu tư quan trọng của Trung Quốc vào mùa xuân năm 2021 và ủng hộ thông cáo chung của NATO vào tháng Sáu cùng năm, nêu rõ rằng “Tham vọng rõ ràng và hành vi độc đoán của Trung Quốc, đã cấu thành thách thức mang tính hệ thống đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và các khu vực liên quan đến an ninh NATO.”