Ngày 21/3 New York Times đưa tin, từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2/2022, Trung Quốc đã vận chuyển máy bay không người lái (UAV) trị giá hơn 12 triệu USD cho Nga. Điều này cho thấy Trung Quốc và Nga đã bí mật hợp tác với nhau, khiến nỗ lực của Chính phủ Mỹ nhằm ngăn các nước viện trợ cho Nga gặp nhiều khó khăn.

01000000 0aff 0242 0c72
Ngày 28/02/2023, một UAV của quân đội Nga cập cảng tại căn cứ quân sự. (Ảnh chụp màn hình video do Bộ Quốc phòng Nga công bố)

Tháng trước, chính quyền Biden tuyên bố sẽ trấn áp các công ty bán công nghệ chủ chốt cho Nga như một phần trong nỗ lực của Mỹ, nhằm hạn chế khả năng Nga tiếp tục cuộc chiến với Ukraine.

Mặc dù doanh số bán hàng cho Nga đã chậm lại, nhưng chính sách trừng phạt của Hoa Kỳ sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã thất bại. Họ không thể ngăn chặn dòng UAV có thể giám sát chiến trường tiền tuyến đến Nga.

Báo cáo cho biết, theo dữ liệu thương mại chính thức của Nga thu được từ các nhà cung cấp dữ liệu bên thứ 3, Trung Quốc đã bán hơn 12 triệu USD máy bay không người lái và các linh kiện của UAV cho Nga trong 1 năm qua, kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine.

Hiện rất khó xác định liệu UAV của Trung Quốc chứa công nghệ của Mỹ có vi phạm các quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ hay không. Các UAV này xuất khẩu sang Nga thường được chuyển qua một số bên trung gian và nhà xuất khẩu, như DJI, nhà sản xuất UAV nổi tiếng nhất thế giới, và các công ty nhỏ khác, báo cáo cho biết.

Các kênh bán hàng phức tạp và mô tả sản phẩm mơ hồ trong dữ liệu xuất khẩu, cũng gây khó khăn cho việc chỉ ra liệu các sản phẩm UAV này của Trung Quốc có chứa công nghệ và linh kiện của Mỹ hay không.

Việc bán hàng chính thức có thể chỉ là một phần của dòng công nghệ và sản phẩm lớn hơn đến Nga, thông qua các kênh không chính thức và các quốc gia khác thân thiện với Nga, như Kazakhstan, Pakistan và Belarus.

Báo cáo cho biết, đây là kết quả của một dòng cung cấp UAV mới ổn định cho Nga, và cuối cùng là đến tiền tuyến của cuộc chiến ở Ukraine.

Trên chiến trường, những chiếc UAV thường bị bắn hạ chỉ sau một vài chuyến bay. Vì vậy, kho UAV, hay những UAV cơ bản nhất, ngày càng trở nên quan trọng hơn, như đạn và pháo.

Tap Can Binh Putin
Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Putin bắt tay trong chuyến thăm Moscow của ông Tập hôm 20/3/2023. (Ảnh chụp màn hình video)

Báo cáo cho rằng Trung Quốc ngày càng trở thành chỗ dựa quan trọng, để Nga duy trì nỗ lực tham chiến từ các khía cạnh quân sự, ngoại giao và kinh tế. Trung Quốc còn là một trong những khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Nga, hỗ trợ nền kinh tế Nga và sự hiếu chiến của nước này.

Hai nước cũng tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung trong một cuộc tấn công chung vào NATO do Hoa Kỳ lãnh đạo. Lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Tập Cận Bình, đã đến thăm Nga trong tuần này và gặp gỡ Tổng Thống Putin.

Thậm chí ông Tập còn hỗ trợ và bao che ngoại giao cho ông Putin, người gần đây đã bị Tòa án Hình sự Quốc tế ban hành lệnh bắt giữ.

Trong khi đó, Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng Trung Quốc vẫn đang xem xét việc xuất khẩu vũ khí sát thương sang Nga, phục vụ cho cuộc chiến ở Ukraine. Những nỗ lực của Mỹ nhằm cô lập Nga, và cắt đứt khả năng tiếp cận công nghệ và tiền mặt rất cần thiết của nước này, đã trở nên phức tạp do sự thống trị của Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu.

Hoa Kỳ đã hạn chế một số công ty Trung Quốc thông qua việc thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu trong những năm gần đây. Nhưng thế giới vẫn phụ thuộc nhiều vào các dây chuyền sản xuất quy mô lớn và các nhà sản xuất linh kiện chuyên dụng của Trung Quốc.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa DJI, công ty sản xuất UAV của Trung Quốc, vào danh sách đen theo quy định vào năm 2020, nhằm ngăn các công ty Hoa Kỳ xuất khẩu công nghệ mà không có giấy phép rõ ràng. Nhưng động thái này ít ảnh hưởng đến sự thống trị của DJI trong ngành công nghiệp UAV.

Theo dữ liệu hải quan, các sản phẩm của DJI chiếm gần một nửa tổng số UAV xuất khẩu sang Nga. Một phần trong số đó đã được DJI bán trực tiếp thông qua các chi nhánh của mình.

Kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine, gần 70 nhà xuất khẩu đã bán 26 nhãn hiệu UAV của Trung Quốc cho Nga, báo cáo cho biết.

Bên cạnh DJI, thương hiệu UAV lớn thứ 2 là Autel. Công ty có các công ty con ở Hoa Kỳ, Đức và Ý. Các nhà xuất khẩu đã bán được số UAV trị giá gần 2 triệu đô la từ thương hiệu này. Lô hàng gần đây nhất sẽ đến vào tháng 2/2023.

Autel cũng quảng cáo trên trang web của mình rằng họ bán UAV cho các sở cảnh sát trên khắp Hoa Kỳ.

Người phát ngôn của DJI cho biết công ty không thấy hồ sơ nào về việc bán trực tiếp UAV cho Nga kể từ ngày 16/4/2022, nhưng sẽ điều tra các công ty khác có vẻ như đã bán UAV của công ty này cho Nga.

DJI cho biết họ đã tạm dừng tất cả các hoạt động xuất khẩu sang Nga và Ukraine, kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, và có các quy tắc và quy định toàn diện nhằm đảm bảo họ không vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Nga.

Theo báo cáo của CNN vào tuần trước, một đoàn làm phim của CNN đã được quân phòng thủ Ukraine mời lái xe đến một khu rừng thông cao ở khu vực phía Đông. Dưới sự dẫn dắt của một hướng dẫn viên người Ukraine, họ đã đi bộ đến nơi xác UAV do Trung Quốc sản xuất bị bắn hạ.

Theo trang web của công ty Mugin, các UAV cực lớn của họ được thiết kế cho mục đích sử dụng chuyên nghiệp, có thể được trang bị hệ thống điện tử điều khiển tiên tiến hoàn chỉnh, cũng có thể hoạt động đồng bộ với các trạm mặt đất tiên tiến nhất.

CNN dẫn lời một số blogger công nghệ cho biết, UAV Mugin-5 thường được đặt biệt danh là “UAV Alibaba”. Vì loại UAV này có thể được mua trên các nền tảng thương mại điện tử ở Trung Quốc, như Alibaba và Taobao, với giá lên tới 15.000 USD.

Công ty Thông minh Mugin Hạ Môn thừa nhận với CNN rằng chiếc UAV bị bắn hạ đúng là sản phẩm của công ty họ, và rằng đó là “điều vô cùng đáng tiếc”.

Người phát ngôn của công ty này nói với CNN: “Chúng tôi không chấp nhận việc sử dụng như vậy, và sẽ cố gắng hết sức để ngăn chặn nó”.

Đây là sự cố mới nhất trong cuộc xâm lược Ukraine kéo dài hơn 1 năm của Nga. Trong đó có các báo cáo thường xuyên về việc UAV dân sự được chuyển đổi để sử dụng trên thực địa.

Bình Minh, theo VOA