Ông Biden đã đảo ngược lời hứa “mua hàng Mỹ” và “sản xuất tại Mỹ” trong ngành năng lượng và khoáng chất khi đều thuê ngoài hoặc tìm kiếm các nguồn cung cấp từ các quốc gia khác.

Embed from Getty Images

Các dự án năng lượng gió của chính quyền Biden thuê ngoài nhiều công việc tại châu Âu

Joe Biden đã hứa rằng kế hoạch năng lượng tái tạo của ông sẽ tạo ra nhiều công việc hơn trong khu vực công nghiệp cho người Mỹ. Ông nói, “đơn giản là không có lý do nào để cánh quạt của các tuabin gió không thể được chế tạo ở Pittsburgh thay vì ở Bắc Kinh. Không có lý do nào.”

Tuy vậy, trên thực tế, phần lớn công việc sản xuất thực ra được làm ở châu Âu, OANN đưa tin.

Dự án Năng lượng Gió Vineyard, bên ngoài khơi bờ biển của Massachusetts, được kỳ vọng sẽ sản xuất đủ điện cho 400.000 gia đình ở New England vào năm 2023. Dự án này là liên doanh giữa Công ty Copenhagen Infrastructure Partners và Công ty Avangrid, nằm trong tập đoàn Iberdrola.

Theo giám đốc điều hành Dự án Năng lượng tái tạo ngoài khơi Iberdrola, Jonathon Cole, các bộ phận nhỏ sẽ được sản xuất tại địa phương, nhưng các bộ phận lớn hơn thì không.

Những người trong cuộc cho biết có thể mất hàng năm trời trước khi các nhà phát triển có thể cam kết xây dựng các nhà máy mới ở Mỹ. 

Christy Guthman, lãnh đạo thương mại ở nước ngoài của Mỹ tại bộ phận năng lượng tái tạo của General Electric, cũng nói rằng việc lập một nhà máy sẽ rất tốn kém và mất thời gian. Nó đòi hỏi có giấy phép và không gian rất rộng lớn gần bờ biển.

Công ty của Guthman được đặt hàng cung cấp cho Vineyard Wind 62 tuabin. Tuy nhiên, những bộ phận lớn của các tuabin này, cao gấp hai lần tượng Nữ thần Tự do, sẽ được sản xuất ở các nhà máy tại Pháp.

Chính quyền Biden đã công bố mục tiêu lắp đặt 30 gigawatt công suất điện gió ngoài khơi vào năm 2030, tương đương xấp xỉ tổng số hiện có trong nền công nghiệp hai thập kỷ của châu Âu.

Các chuyên gia ước tính sẽ cần hơn 2.000 tuabin để đáp ứng mục tiêu đó, nhưng các nhà máy ở Mỹ có khả năng không thể hoàn thành cho tới năm 2034 hoặc 2035, có nghĩa là sau khi nhiệm kỳ của ông Biden ở Nhà Trắng kết thúc.

 

Ông Biden từ bỏ lời hứa “Mua hàng Mỹ” với kế hoạch tìm kiếm bên ngoài nguồn cung ứng kim loại

Ông Biden dường như cũng đang bỏ qua lời hứa “mua hàng Mỹ” của mình sau chưa đầy 5 tháng nhậm chức bằng một kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu cho các phương tiện truyền tải điện như một phần của “chiến lược được thiết kế để xoa dịu các nhà bảo vệ môi trường,” theo một báo cáo được Breitbart News đưa tin.

Theo các quan chức chính quyền đã nói với Reuters, ông Biden đã giáng một đòn mạnh vào các nhà khai mỏ Mỹ bằng cách tìm kiếm các nguồn kim loại cần thiết cho sản xuất thiết bị truyền tải điện bên ngoài nước Mỹ.

Thay vì dựa vào ngành khai mỏ Mỹ, ông Biden được cho là sẽ nhập khẩu những kim loại cần thiết từ Úc, Brazil, Canada và các nước khác. 

“Hãy để người Mỹ khai thác các khoáng chất này từ lòng đất,” ông Aaron Butler thuộc Hiệp hội  liên kết 469 công đoàn khai mỏ trong nước, làm việc cho dự án khai mỏ đồng Resolution của Công ty Rio Tinto (RIO.AX) tại Arizona và đã từng ủng hộ ông Biden trong cuộc bầu cử, nói. “Đây là những công việc được trả lương cao.”

Kế hoạch này sẽ là một sự đảo ngược lớn trong lời hứa của ông Biden với các nhà khai thác và các nghiệp đoàn lao động Mỹ năm ngoái trong chiến dịch vận động bầu cử tổng thống năm 2020.

Ví dụ, tháng 10/2020, ông Biden nói với các nhà khai thác Mỹ ông ủng hộ tìm nguồn kim loại và các nguyên liệu khác tại Mỹ chứ không phải từ bên ngoài. 

Trong khi đó, nhà địa chất Jim Constantopoulos đã cảnh báo rằng Mỹ đang bỏ qua năng lực khai thác của Mỹ cả khi nhu cầu đối với các kim loại này tăng vọt:

“Ngày nay, nhập khẩu chiếm khoảng 30% lượng đồng sử dụng trong nước, nhưng chúng còn lớn hơn nhiều với một số kim loại quan trọng khác dùng làm nền tảng xây dựng công nghệ năng lượng sạch. Hiện nay, Mỹ phụ thuộc vào nhập khẩu gần 50 kim loại và khoáng chất cơ bản. Nếu các chuỗi cung ứng không thể đáp ứng nhu cầu đang tăng vọt, việc thiết hụt quặng và giá cả tăng cao sẽ bóp nghẹt việc triển khai năng lượng sạch. Điều đó cũng có nghĩa là các nhà sản xuất Mỹ sẽ tự thấy ngày càng khó cạnh tranh trong các thị trường toàn cầu  khốc liệt.

Đối ngược với tính dễ tổn thương của ngành khai khoáng Mỹ, Trung Quốc đã tiến tới thống trị các chuỗi cung ứng khoáng chất và sản xuất công nghệ năng lượng sạch. Bắc Kinh đã biến ngành khai mỏ và chế biến quặng thành một ngành được ưa chuộng và sử dụng hiệu quả quyền kiểm soát các nguyên liệu thiết yếu này để lũng đoạn thị trường sản xuất, từ  các tấm pin năng lượng mặt trời tới tuabin gió, tới pin lithium-ion, tâm điểm của cuộc cách mạng truyền tải điện.

Việc Mỹ bỏ mặc chuỗi cung ứng khoáng chất hiện đang gây thiệt hại cho tương lai của hàng triệu công việc trong ngành sản xuất và năng lượng tiên tiến.”

Ngân Hà (t/h)

Xem thêm: