Ngày 30/7, ông Joe Biden tuyên bố “ý định đề cử” ông Rashad Hussain – người Hồi giáo đầu tiên – đảm nhận vị trí Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế.

Embed from Getty Images

Ông Biden đề cử ông Rashad Hussain, người Hồi giáo đầu tiên làm Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế (Ảnh: Getty Images)

Dưới thời chính quyền Obama, ông Hussain từng là Đặc phái viên Hoa Kỳ tại Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) từ năm 2010 đến năm 2015.

Trong giai đoạn này, một tạp chí Ai Cập khẳng định ông Hussain là một trong 6 nhà hoạt động Hồi giáo người Mỹ làm việc trong chính quyền Obama với tư cách là các thành viên của Tổ chức Anh em Hồi giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với chính sách của Hoa Kỳ.

Bài báo ra ngày 22/12/2012 trên tạp chí hàng tuần Rose El-Youssef của Ai Cập tuyên bố, 6 người này đã biến Nhà Trắng “từ một vị trí thù địch với các nhóm và tổ chức Hồi giáo trên thế giới thành người ủng hộ lớn nhất và quan trọng nhất của Tổ chức Anh em Hồi giáo”. Tổ chức này được Chicago Tribune mô tả là “nhóm theo chủ nghĩa chính thống Hồi giáo có ảnh hưởng nhất thế giới”.

Rose El-Youssef cáo buộc ông Rashad Hussain đã tham gia hội nghị thường niên tháng 6/2002 của Hội đồng Hồi giáo Mỹ, đáng chú ý là nhà tài chính khủng bố bị kết án Abdurahman Alamoudi từng có giai đoạn đứng đầu tổ chức này.

Ông Hussain cũng tham gia vào ban tổ chức nhóm Phản ánh sự Quan trọng của Hồi giáo (Critical Islamic Reflection) cùng với những nhân vật quan trọng của Tổ chức Anh em Hồi giáo Mỹ như Jamal Barzinji, Hisham al-Talib và Yaqub Mirza, tạp chí này tuyên bố.

Bài báo trên tạp chí của Ai Cập được Dự án Điều tra về Khủng bố (IPT) dịch và đăng tải.

Trong một bài báo xuất bản năm 2010 của Townhall, ông Cal Thomas cho hay: “Hussain, một người Hồi giáo sùng đạo, có tiền sử tham gia vào các sự kiện liên quan đến Tổ chức Anh em Hồi giáo.”

Đại sứ tự do tôn giáo mới mà ông Biden đề cử cũng bị chỉ trích vào năm 2010, khi mới đầu ông phủ nhận, nhưng không lâu sau đó lại thừa nhận mình đã mô tả cuộc điều tra của chính quyền G.W. Bush đối với giáo sư Sami Al-Arian cũng như các nghi phạm khủng bố Hồi giáo khác là “cuộc đàn áp có động cơ chính trị”.

Al-Arian đã nhận tội tham gia vào âm mưu đóng góp các dịch vụ cho hoặc vì lợi ích của Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ), một tổ chức Khủng bố được Chỉ định Đặc biệt, vi phạm Luật 18 U.S.C. § 371. Sau đó, ông ta bị trục xuất về Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc tranh cãi về các bình luận của Hussain về “các cuộc đàn áp có động cơ chính trị” đã trở nên trầm trọng hơn khi chúng bị xóa khỏi một báo trên tờ Báo cáo của Washington về các vấn đề Trung Đông, một tạp chí về khu vực này với nhiều bài viết từ quan điểm Ả Rập và Hồi giáo.

Khi đưa tin về vụ việc này, Politico lưu ý việc xóa bỏ bình luận của ông này “đã dẫn đến suy đoán rằng Hussain đang tẩy trắng hồ sơ của mình để mở con đường thuận lợi đến với vị trí pháp lý của Nhà Trắng”.

Trong vai trò mới là Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế, ông Hussain sẽ thay thế Sam Brownback, người đã đảm nhiệm chức vụ này từ năm 2018 đến năm 2021.

Minh Ngọc (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: