Ngày 22/1, ông Biden đã ký một lệnh hành pháp mới, cho phép những người lao động chủ động nghỉ việc để tránh lây lan dịch bệnh Viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) cũng có thể nhận trợ cấp thất nghiệp.

Embed from Getty Images

Phía Nhà Trắng đã ban hành một thông cáo, cho biết “Tổng thống đang yêu cầu Bộ Lao động xem xét làm rõ thực tế rằng, người lao động có quyền từ chối việc làm mà có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ, và nếu họ làm như vậy, họ vẫn đủ điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp.”

Thông thường, người lao động chỉ có thể nhận trợ cấp thất nghiệp nếu họ bị sa thải hoặc trong một số trường hợp đặc biệt khác, chẳng hạn như họ nghỉ việc do điều kiện công việc không an toàn, phân biệt đối xử tại nơi làm việc, bị quấy rối, bị trả thiếu lương hoặc bị thay đổi tính chất công việc..

Trong gói đề xuất cứu trợ COVID-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la của mình, ông Biden đề nghị tăng tiền trợ cấp thất nghiệp liên bang lên mức 400 đô la một tuần, tăng 100 đô la so với mức 300 đô la mà các nhà lập pháp đã phê duyệt hồi tháng 12. 

Ngoài ra, đề xuất của ông Biden cũng sẽ kéo dài thời gian hỗ trợ, dự kiến ​​kết thúc vào tháng 3 tới, cho đến tận tháng 9/2021.

Trong tuần vừa qua, đã có thêm 900.000 người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu. Con số này cao gấp gần 4 lần mức trước đại dịch, nhưng thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục khoảng gần 7 triệu người hồi tháng 3/2020.

So với tuần trước, số người nộp đơn yêu cầu trợ cấp lần đầu đã giảm 26.000, và số người tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp cũng giảm khoảng 127.000 người. Dù vậy, những dữ liệu gần đây cho thấy tình hình phục hồi của thị trường lao động đã bị đình trệ. Nền kinh tế đã giảm 140.000 việc làm vào tháng 12/2020.

Việc dịch bệnh COVID-19 gia tăng tiếp tục làm gián đoạn hoạt động tại các doanh nghiệp như nhà hàng, phòng tập thể dục và nhiều cơ sở tụ tập đông người, cũng khiến công nhân bị giảm giờ làm và nhiều chủ doanh nghiệp phải cắt giảm nhân viên.

Triển vọng càng kém phần lạc quan khi mới đây, ngày 22/1 ông Biden tuyên bố “Chúng ta không thể làm gì để thay đổi quỹ đạo của đại dịch trong vài tháng tới”.

Minh Ngọc (T/h)

Xem thêm: