Ngày 19/3, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đặc biệt nhấn mạnh vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc là an toàn. Trước đó, ông Hun Sen hô hào sẽ trở thành người đầu tiên tiêm vắc-xin của Trung Quốc, nhưng ông lại lấy lý do tuổi tác đã cao nên đã tiêm lô vắc-xin AZ đầu tiên do Ấn Độ sản xuất.

W020200206502684157540
Ông Hun Sen và ông Tập Cận Bình (Nguồn: fmprc.gov.cn)

Theo Cambodia China Times và Reuters đưa tin, ngày 19/3, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã có bài phát biểu quan trọng về kế hoạch tiêm chủng vắc-xin COVID-19 và tình hình dịch bệnh, và chứng thực Chính phủ Campuchia đặt mua 1,5 triệu liều vắc-xin của SinoVac Biotech Trung Quốc, vắc-xin sẽ được vận chuyển đến Campuchia vào ngày 26/3. Còn lô vắc-xin thứ hai với 400.000 liều cũng sẽ nhận được vào đầu tháng Tư.

Ngày 19/3, ông Hun Sen – một đồng minh thân mật với Trung Quốc, đã nói rằng “vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc là an toàn, đến nay người tiêm vắc-xin này không có ai xuất hiện phản ứng xấu.” Trước đó, ông Hun Sen từng nói rằng sẽ trở thành người đầu tiên của Campuchia tiêm vắc-xin của Trung Quốc, nhưng ngày 4/3, ông và đệ nhất phu nhân cùng nhiều bộ trưởng và quan chức cấp cao đã cùng nhau tiêm vắc-xin AZ của Ấn Độ. 

 

Khi đó, sau khi ông Hun Sen, 68 tuổi, tiêm vắc-xin AZ, vì để bác bỏ nghi ngờ của người dân về tính an toàn của vắc-xin do Trung Quốc phát triển, nên ông đã nói rằng: “Quốc gia sử dụng vắc-xin của Trung Quốc sản xuất, nhiều hơn rất nhiều quốc gia sử dụng vắc-xin của AZ, hơn nữa dù là quốc gia phương Tây, họ cũng sử dụng vắc-xin của Trung Quốc. Tuy nhiên, kiến nghị nhóm người dưới 60 tuổi tiêm chủng vắc-xin Trung Quốc; người trên 60 tuổi thì nên tiêm vắc-xin của AZ.”

Hungary chỉ có 27% người đồng ý tiêm vắc-xin Trung Quốc 

Hiện tại Hungary sử dụng tổng cộng 5 loại vắc-xin, ngoài vắc-xin được Liên minh Châu Âu phê chuẩn như Pfizer, Modena và AstraZeneca, Hungary cũng phê chuẩn sử dụng vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc và Sputnik V của Nga trước khi Cục Quản lý dược phẩm Liên minh châu Âu (EMA) phê chuẩn.

Một cuộc khảo sát trên 1.000 người ở thủ đô Budapest của trung tâm thăm dò ý kiến ​​Median và Trung tâm Nghiên cứu 21 cho thấy rằng trong số những người sẵn sàng tiêm chủng, chỉ có 27% đồn ý sẽ sử dụng vắc-xin của Trung Quốc và 43% sử dụng loại vắc-xin của Nga, so với 84% những người sẽ sử dụng vắc-xin phát triển ở các nước phương Tây. Cuộc thăm dò, được tiến hành vào cuối tháng 1/2021, có sai số +/- 3%.

Philippines không cho nhân viên y tế tiêm chủng vắc của Sino Biotech Trung Quốc

Ông Rolando Enrique Domingo, giám đốc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Philippines cho biết, những dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của vắc-xin CoronaVac (do Sinovac Biotech phát triển) hiện nay ở Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia cho thấy tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin này dao động từ 50 đến 62%… Do đó, Philippines sẽ không tiêm chủng cho 1,4 triệu bác sĩ và y tá trên khắp cả nước. Theo ý kiến ​​của các chuyên gia, Philippines cho rằng vắc-xin CoronaVac của Trung Quốc không phải là loại phù hợp nhất đối với nhân viên y tế.

Giới chức Nepal cũng lo lắng

Theo Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA), trong khi nhiều nước liên tiếp phê duyệt việc sử dụng khẩn cấp vắc-xin COVID-19, thì chính quyền Bắc Kinh vẫn không ngừng quảng bá hiệu quả của vắc-xin tự sản xuất, nhưng lại có thông tin cho rằng chính nhân viên y tế Trung Quốc đã từ chối tiêm vắc-xin mà Trung Quốc sản xuất. Do đó, Chính phủ Nepal dưới phụ trách của Thủ tướng KP Sharma Oli, người được coi là thân Trung Quốc, cũng tỏ ra nghi ngờ về vắc-xin của Trung Quốc.

Theo Thời báo Hindustan (Hindustan Times), mặc dù phía Trung Quốc đã cho biết thiện chí sẵn sàng cung cấp cho Nepal vắc-xin do hãng Sinovac Trung Quốc phát triển, nhưng giới chức Nepal cho biết họ thích mua vắc-xin từ Ấn Độ hơn.

Vương Quân, Vision Times

Xem thêm: