Hôm thứ Tư (ngày 3/3), cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã có bài phát biểu với tựa đề “Bầu cử liêm chính là ưu tiên hàng đầu của quốc gia”, nhận định rằng dự luật cải cách bầu cử H.R.1 được Đảng Dân chủ quảng bá là một “sự chiếm đoạt quyền lực vi phạm Hiến Pháp.”

Mike Pence 29574615090
Ông Mike Pence (Ảnh: Gage Skidmore/ Wikimedia)

Thứ Ba (2/3), đảng Dân chủ tại Hạ viện Liên bang đã trình dự luật cải cách bầu cử H.R.1 để thảo luận và bỏ phiếu, điều này đã gây ra sự bất mãn trong các đảng viên Cộng hòa.

Các điều khoản gây tranh cãi nhất của Đạo luật HR1 bao gồm: cho phép bỏ phiếu qua bưu điện với quy mô lớn trên toàn quốc; đăng ký bầu cử cho thanh niên 16 và 17 tuổi; vĩnh viễn cho phép bỏ phiếu sớm; xác minh tối thiểu đăng ký trực tuyến; hợp pháp hóa việc thu thập phiếu bầu và quyền bỏ phiếu của những người phạm trọng tội sau khi họ đã chấp hành xong bản án.

Hôm thứ Tư (ngày 3/3), cựu Phó Tổng thống Ông Mike Pence đã đăng một bài phát biểu trên trang truyền thông chính trị bảo thủ Mỹ “The Daily Signal“, với đoạn mở đầu: Sau một cuộc bầu cử được đánh dấu bằng những bất thường đáng kể và nhiều trường hợp quan chức phớt lờ luật bầu cử của tiểu bang, tôi chia sẻ mối lo ngại của hàng triệu người dân Mỹ về sự trung thực của cuộc bầu cử năm 2020.”

“Đó là lý do tại sao khi tôi làm chủ tọa phiên họp chung của Quốc hội xác nhận kết quả của Cử tri đoàn, tôi cam kết đảm bảo rằng tất cả các phản đối được nêu ra một cách chính đáng theo kết quả của Cử tri đoàn sẽ được đưa ra điều trần đầy đủ trước Quốc hội và người dân Mỹ.

“Đảng Dân chủ đang cố gắng ‘quốc hữu hóa’ bầu cử”

“Theo Hiến pháp, các cuộc bầu cử được quản lý ở cấp tiểu bang và mỗi tiểu bang được yêu cầu bổ nhiệm các đại cử tri tổng thống theo cách thức có thể được hướng dẫn bởi cơ quan lập pháp của họ,” ông Pence nói..

Ông cũng nói rằng nhiều vi phạm bỏ phiếu đáng lo ngại nhất đã xảy ra ở các bang bởi việc gạt bỏ việc thực thi luật do cơ quan lập pháp bang ban hành, nhưng lại thực thi các quy tắc đã thay đổi mạnh mẽ luật bầu cử do thống đốc, ngoại trưởng và tòa án ban hành.

Ông Pence lên án dự luật H.R.1 của Đảng Dân chủ là nhằm thúc đẩy “quốc hữu hóa” bầu cử.

“Mặc dù các nhà lập pháp ở nhiều bang đã bắt đầu cải cách bầu cử để khôi phục lòng tin của công chúng đối với các cuộc bầu cử bang, nhưng đáng tiếc là, các thành viên Quốc hội thuộc đảng Dân chủ lại lựa chọn gạt sang một bên những mối quan tâm và cải cách chính đáng này, ngang nhiên phớt lờ Hiến pháp Hoa Kỳ và nỗ lực thúc đẩy một cách trắng trợn nhằm quốc hữu hóa bầu cử,” ông nói.

“H.R.1 làm tăng khả năng gian lận bầu cử”

Ông Pence cũng nói rằng Quốc hội sẽ tổ chức bỏ phiếu cho bản ‘dự luật khổng lồ’ dài 800 trang H.R.1 trong tuần này. “Dự luật này (H.R.1) sẽ làm tăng khả năng gian lận bầu cử và chà đạp lên Tu chính án thứ nhất, càng làm xói mòn niềm tin của chúng ta về các cuộc bầu cử và sẽ mãi mãi  làm loãng phiếu bầu của các cử tri đủ tiêu chuẩn và hợp pháp.”

Ông Pence nói rằng H.R.1 sẽ loại bỏ các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn gian lận bầu cử và ngăn chặn các tiểu bang thực hiện các cải cách mới và cần thiết; H.R.1 cho phép thực hiện các quy tắc bầu cử có vấn đề và dễ bị lạm dụng nhất trên toàn quốc, đồng thời cấm áp dụng các biện pháp thông thường vốn để phát hiện, ngăn chặn và truy tố gian lận bầu cử.

Ông cũng nói rằng dự luật HR1 sẽ buộc các bang áp dụng hình thức bỏ phiếu phổ thông qua thư, bỏ phiếu sớm, đăng ký cử tri trong ngày, đăng ký cử tri trực tuyến, v.v., để đảm bảo “đăng ký trùng lặp” và đảm bảo rằng hàng triệu “người nhập cư bất hợp pháp” nhanh chóng đăng ký bỏ phiếu.

Ông Pence cũng nói, H.R.1 quy định rằng các bang phải kiểm đếm mọi lá phiếu được gửi qua đường bưu điện trong vòng 10 ngày sau ngày bầu cử; các tiểu bang cũng phải cho phép “thu thập phiếu bầu” — các nhân viên chính trị được trả lương thu thập các lá phiếu vắng mặt từ những nơi như viện dưỡng lão. Việc thu thập các lá phiếu vắng mặt sẽ cưỡng chế những cử tri dễ bị tổn thương nhất ở Hoa Kỳ và làm tăng nguy cơ lá phiếu của họ bị giả mạo. Đồng thời, các quan chức bầu cử của tiểu bang và địa phương sẽ bị tước khả năng duy trì tính chính xác của danh sách cử tri và sẽ bị cấm xác minh tư cách của cử tri và thẻ căn cước cử tri cũng sẽ bị cấm sử dụng ở mọi nơi.

“Các khu vực quốc hội sẽ được phân chia lại bởi các quan chức không được bầu chọn và vô trách nhiệm. Những người nhập cư bất hợp pháp và công dân Mỹ tuân thủ luật pháp sẽ nhận được quyền đại diện ngang nhau trong Quốc hội. Những kẻ phạm tội nặng hơn có thể bỏ phiếu ngay sau khi họ ra tù.”

“Mục tiêu của H.R.1 là tạo cho cánh tả một lợi thế vi phạm Hiến Pháp”

Cựu Phó Tổng thống nói: “Chúng ta phải làm mọi cách để thay đổi tình hình này và đảm bảo rằng người dân Mỹ, bất kể họ ủng hộ đảng nào, vẫn có thể tin tưởng vào tính công bằng và mức an ninh của quá trình bầu cử.”

“Những người cánh tả không chỉ muốn khiến bạn bất lực trước hòm phiếu, họ còn muốn bịt miệng và kiểm duyệt bất cứ ai dám chỉ trích hành động chiếm đoạt quyền lực vi phạm hiến pháp của họ.”

“Mỗi thay đổi được đề xuất trong H.R.1 chỉ phục vụ một mục tiêu và duy nhất một mục tiêu: mang lại cho cánh tả một lợi thế vĩnh viễn, bất công bằng và vi phạm Hiến Pháp nghiêm trọng trong hệ thống chính trị của chúng ta.”

Ông Pence nói: “H.R.1 sẽ nhắm mắt làm ngơ trước những vấn đề rất thực tế ở cấp tiểu bang, làm trầm trọng thêm các lỗ hổng hiện có, và làm suy yếu hơn nữa lòng tin của người dân Mỹ đối với nguyên tắc ‘một người, một phiếu bầu’ ”.

Ông cũng nói, “Cải cách bầu cử là ưu tiên quốc gia, nhưng theo hiến pháp của chúng ta, cải cách bầu cử phải được thực hiện ở cấp tiểu bang. Những người sáng lập của chúng ta có lý do chính đáng để hạn chế vai trò của Quốc hội trong việc tiến hành bầu cử. Họ muốn bầu cử được tiến hành gần gũi nhất với người dân và không bị ảnh hưởng quá mức của chính phủ quốc gia.”

“H.R.1 là một dự luật vi hiến, thiếu thận trọng và phản dân chủ, sẽ làm xói mòn các nguyên tắc cơ bản (bầu cử tự do và công bằng) này và có thể gây tổn hại vĩnh viễn cho nền cộng hòa của chúng ta.”

“Để khôi phục lòng tin của công chúng đối với cuộc bầu cử, các nhà lãnh đạo của chúng ta nên tôn trọng Hiến pháp, bác bỏ kế hoạch quốc hữu hóa cuộc bầu cử của đảng Dân chủ và thực hiện nghiêm túc cải cách dựa trên cơ sở nhà nước để bảo vệ tính toàn vẹn của mỗi lá phiếu của người Mỹ.”

“Người dân Mỹ mong đợi chúng ta đảm bảo rằng mọi công dân đủ tiêu chuẩn đều có thể bỏ phiếu và lá phiếu của họ không bị đánh cắp hoặc pha loãng bởi những sai sót, nhầm lẫn hoặc gian lận trắng trợn.”

“Mọi công dân nên có quyền tự do ủng hộ, phản đối, chỉ trích hoặc thúc đẩy các ứng cử viên và mục tiêu mà họ tin tưởng. Và điều quan trọng nhất, người dân Mỹ phải có được niềm tin lớn nhất rằng mọi người đều có tiếng nói và mọi cuộc bỏ đều có giá trị –  nếu không nền dân chủ không thể tồn tại.”

Quan hệ Trump – Pence

Cựu Phó Tổng thống Mike Pence đã từ chối tham dự Hội nghị Hành động Chính trị của Phe Bảo thủ CPAC 2021 khai mạc hôm 26/2 vừa qua. Ông cho biết ông có kế hoạch tiếp nối truyền thống hạn chế xuất hiện trước công chúng trong vài tháng đầu tiên của chính quyền mới. Ông Schlapp cho rằng ông Pence đã “sai lầm” khi bỏ qua kỳ đại hội năm nay. Nhưng nhiều ý kiến khác cho rằng ông Pence không xuất hiện vì chưa cảm thấy thoải mái. Ông Pence đã hứng chịu nhiều chỉ trích sau vụ xác nhận phiếu Đại cử tri hôm 6/1. Những người ủng hộ TT Trump nói rằng ông đã “phản bội” TT Trump.

Sau đó, ngày 4/3, Bloomberg News dẫn hai nguồn tin nặc danh tuyên bố rằng ông Trump không muốn tranh cử tổng thống 2024 cùng với ông Pence và ông sẽ nói chuyện với các cố vấn về động thái này. Cũng theo bài báo này, ông Trump đang tìm kiếm người đồng hành tranh cử là người da đen hoặc phụ nữ, chẳng hạn như Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tim Scott (bang Nam Carolina) hoặc Thống đốc Cộng hòa bang Nam Dakota Kristi Noem.

Tuy nhiên, hôm 3/3, cố vấn của cựu Tổng thống Donald Trump, ông Jason Miller, đã lên tiếng bác bỏ điều này. “Đây là tin giả. Chưa có cuộc trao đổi nào như vậy”, ông Jason Miller viết trên Twitter, đính kèm đường dẫn tới một bài báo của Bloomberg News.

Cựu Tổng thống Trump đã có bài phát biểu dài tại CPAC hôm 28/2, nhưng ông chưa cam kết sẽ tái tranh cử vào năm 2024, dù vậy ông đã nói với đám đông rằng: “Tôi thậm chí có thể quyết định đánh bại họ lần thứ ba”.

Trước đó, theo tiết lộ của một nhà lập pháp có mặt tại cuộc gặp với các nghị sĩ của Đảng Cộng hòa, ông Mike Pence đã ca ngợi cựu Tổng thống Donald Trump.

Dân biểu Cộng hòa Jim Banks (bang Indiana) nói với CNN: “Ông [Pence] đã nói rất tích cực về mối quan hệ của ông với Tổng thống Trump. Tôi có cảm tưởng họ thường nói chuyện [với nhau] và bây giờ duy trì mối quan hệ bạn hữu cá nhân như họ đã có trong 4 năm qua.”

Ông Banks tin rằng ông Pence sẽ xuất hiện trước công chúng nhiều hơn trong các tháng sắp tới. Cựu phó tổng thống dưới thời ông Trump gần như không lên tiếng công khai kể từ khi ông và ông Trump rời nhiệm sở vào tháng trước.

“Ông ấy sẽ ra mắt một tổ chức nhằm bảo vệ thành công của chính quyền Trump-Pence trong 4 năm qua,” ông Banks nói.

Về mối quan hệ Trump-Pence, tuần trước ông Marc Short – cựu trợ lý của ông Pence, đã nói trên Fox News rằng cựu phó tổng thống đã nói chuyện với ông Trump trong vài tuần gần đây.

“Tổng thống đã cảm ơn phó tổng thống vì công việc của ông ấy, đã nói ông đã làm việc tuyệt vời, và họ thậm chí đã có các cuộc trao đổi với nhau từ sau đó, bao gồm cả cuộc nói chuyện trong tuần này,” ông Marc Short nói trên Fox News.

Bảo Minh (t/h)

Xem thêm: