“Các phương tiện truyền thông nói rằng ông Trump chủ trương ‘nước Mỹ cô lập’, điều này hoàn toàn trái ngược với sự thật”, cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói tại Trường Khoa học Chính trị của Đại học Chicago. Ông cũng cho rằng cách làm của ông Trump khác với các tổng thống tiền nhiệm.

id13906497 PXL 20230112 212102441 600x400 1
Vào ngày 12/1/2023, ông Pompeo, người từng phục vụ trong chính quyền Trump (Giám đốc CIA năm 2017; Ngoại trưởng từ năm 2018 đến 2020), đã nhận lời phỏng vấn của bà Zeenat Rahman, Giám đốc điều hành của Viện Chính trị tại Đại học Chicago. (Ảnh: Tang Mingjing / Epoch Times)

Ngày 12/1, ông Pompeo, người từng là Ngoại trưởng và Giám đốc CIA dưới thời chính quyền Trump, đã được phỏng vấn tại Viện Chính trị thuộc Đại học Chicago. Trước hàng trăm giáo sư, sinh viên và khán giả, ông Pompeo lần lượt trả lời các câu hỏi của ngoại giới về các chính sách của chính quyền Trump, bao gồm chính sách đối ngoại, việc rút quân khỏi Afghanistan, sự kiện tấn công tòa nhà Quốc hội vào ngày 6/1/2021, và nhiều cách làm của ông Trump. Sau đây là một phần của cuộc phỏng vấn.

Mô hình Trump: Sử dụng thực lực để kiến ​​tạo hòa bình

Bà Zeenat Rahman, giám đốc điều hành Viện Khoa học Chính trị của Đại học Chicago, mở đầu bằng một câu hỏi: “Ông thấy chính sách đối ngoại của mình là chủ nghĩa can thiệp hay chủ nghĩa cô lập?”

“Luôn có người gắn nhãn“, ông Pompeo nói với một tiếng thở dài khẽ, “nhưng chúng tôi tập trung vào việc tạo ra sự răn đe, chứ không phải là gửi 50.000 hoặc 100.000 lính Mỹ đến một nơi nào đó. Điều này cũng phù hợp với cam kết của Tổng thống Trump khi tranh cử.”

“Không giống như việc Tổng thống Bush gửi quân tới Iraq, hay cách làm của các tổng thống khác, chúng tôi khác với các tổng thống tiền nhiệm, bất kể họ thuộc đảng phái nào. Vì vậy, chính sách của chúng tôi là phi đảng phái. Mô hình của chúng tôi là sử dụng ‘thực lực để kiến ​​tạo hòa bình’.”

“Làm như thế này thì khó hơn một chút. Đặc biệt là với tư cách là Ngoại trưởng, tôi có quân đội hùng mạnh của Mỹ làm hậu thuẫn. Nhưng chúng tôi đã giảm quân số của mình ở Afghanistan từ 50.000 xuống còn 2.500, quân đồn trú của chúng tôi ở các khu vực khác của Trung Đông cũng đều giảm”. “Hành động của chúng tôi rất quyết đoán, và không gây chiến tranh. Còn nhớ, nhiều người đã nói rằng ông Trump sẽ gây ra Thế chiến III. Nhiều lần chúng tôi đã hành động, và mọi người đều đã nói rằng chúng tôi sẽ gây chiến, chẳng hạn như khi chúng tôi chuyển Đại sứ quán Mỹ ở (ở Israel), chuyển từ Tel Aviv đến Jerusalem, cứ mỗi phút lại có người nói rằng ‘sẽ có chiến tranh’ và điều đó đã không xảy ra.”

“Ngoại trưởng Kerry [trong chính quyền thời Obama] từng nói: Không thể có hòa bình nếu không giải quyết vấn đề Palestine. Nhưng chúng tôi đã đạt được thỏa thuận hòa bình mà không cần giải quyết vấn đề Palestine.”

Chủ nghĩa biệt lập của Mỹ? Ông Pompeo: Nỗ lực để các tổ chức quốc tế khởi tác dụng, cùng đối phó với chủ nghĩa cộng sản

Bà Zeenat Rahman hỏi, khi chính quyền Trump tuyên bố rút khỏi các tổ chức quốc tế, “Chúng tôi trong giới học thuật cho rằng đây là ‘chủ nghĩa biệt lập của Mỹ’. Với tư cách là Ngoại trưởng, ông thảo luận với các nhà ngoại giao từ các nước khác như thế nào?”

Ông Pompeo trả lời: “Các phương tiện truyền thông mô tả chúng tôi là ‘nước Mỹ cô lập’ (America alone), điều này thực sự khác xa với những gì chúng tôi thực sự làm. Chúng tôi đã tuyên bố rõ ràng rằng sứ mệnh của chúng tôi là phục vụ người dân Mỹ. Khi tôi hội kiến với Thủ tướng của Bangladesh, ông ấy cũng nói ‘đặt Bangladesh lên hàng đầu’, phải không? Nhà lãnh đạo đầu tiên phải chịu trách nhiệm với nhân dân đã trao quyền lực cho họ, hoặc chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước đã trao quyền cho họ.”

“Thực tế, trong nhiều cuộc cạnh tranh quốc tế, lợi ích của Mỹ không nằm trong số đó. Chẳng hạn như ở châu Âu, chúng ta ra sức vận động các nước châu Âu đầu tư thêm tiền vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để củng cố quốc phòng. Điều này hoàn toàn không khác với ‘Mỹ rút khỏi NATO’. Đối với một quốc gia giàu có như Đức mà chỉ đóng góp dưới 1% GDP để trợ cấp cho NATO thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Mỹ không có lợi ích gì trong việc này.”

“Một ví dụ khác là ở châu Á, chúng tôi đã khởi động lại QUAD (Đối tác bốn bên: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ) để giúp khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương chống lại mối đe dọa từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Lợi ích của Mỹ cũng không nằm trong đó. Đương nhiên, chúng tôi biết rằng tất cả các quốc gia trên thế giới đều trông chờ Mỹ dẫn đầu, chúng tôi cũng mong muốn các nước đều có thể thực hiện trách nhiệm của mình.”

Trong bài phát biểu tại Quỹ Di sản (Heritage Foundation) vào tháng 3/2022, ông Pompeo cũng đáp lại những nghi ngờ từ ngoại giới về việc chính quyền Trump rút khỏi các tổ chức quốc tế và các cuộc đàm phán đa phương. “Một số người nói rằng chính quyền Trump đã phản bội bạn bè, đồng minh và phản đối chủ nghĩa đa phương quốc tế. Tôi nhậm chức 4 năm, nhưng chưa bao giờ thấy tình huống này.”

“Điều tôi thấy là chúng tôi cố gắng làm cho các tổ chức quốc tế này khởi tác dụng và hiệu quả hơn. Nếu các nước thành viên NATO không chi tiền để xây dựng hệ thống phòng thủ của riêng họ, NATO sẽ không có tác dụng quá lớn; nếu Liên Hợp Quốc không thể thực hiện cam kết của mình đối với thế giới, Liên Hợp Quốc là vô nghĩa; WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) chỉ có một nhiệm vụ vào thời điểm quan trọng là ngăn chặn đại dịch dịch toàn cầu, nhưng ngay lúc đó WHO đã chùn bước, và để cho ông Tập Cận Bình chỉ huy hành động của mình.”

Trong một bài phát biểu tại Heritage Foundation vào tháng 3 năm ngoái, ông Pompeo đã chia sẻ một câu chuyện. Ông từng hỏi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un một câu: “Nếu Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc, ông cảm thấy thế nào?”, “Ý của tôi lúc đó là ông muốn loại thỏa thuận nào?”, ông Pompeo nói với khán giả.

“Ông Kim (Jong-un) cười và nói: ‘Tôi không đặc biệt quan tâm đến điều này’. Tôi đã nghĩ rằng ông ấy không muốn tiết lộ những ảnh hưởng to lớn từ cách làm này. Nhưng sau khi tôi tiếp xúc với ông ấy nhiều hơn, tôi nhận thức được rõ ràng rằng: Ông ấy coi sự hiện diện quân sự của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên như một bức tường thành, để chống lại mối đe dọa thực sự đối với ông ấy — tức Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông ấy biết rằng sự hiện diện của Mỹ tại Hàn Quốc không chỉ vì lợi ích của Mỹ, Nhật Bản và phương Tây, mà còn vì sự bảo vệ của chính mình (Triều Tiên).”

“Hãy nghĩ xem, chúng tôi đã có nhiều cuộc hội đàm với ông Kim Jong-un, bao gồm cả 3 cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Trump. Ông Kim không gặp chúng tôi ngay mà liên lạc trước với ông Tập Cận Bình để nhận chỉ thị của ông ấy. Các nhà phân tích bên ngoài nói, ồ, Kim và Tập hợp tác chặt chẽ với nhau. Tôi nghĩ một phân tích chính xác hơn sẽ là: Ông Kim Jong-un biết rằng Trung Quốc cũng là một mối đe dọa đối với chủ quyền của ông ấy. Nếu ông ấy mất đi quyền lực, không phải là từ Mỹ, cũng không phải từ Hàn Quốc, mà là ông Tập Cận Bình cho rằng Trung Quốc có thêm một chút lãnh thổ ở biên giới, ít tự do hơn một chút chính là điều ĐCSTQ muốn. Hãy nhìn vào Hồng Kông, Tây Tạng hay Tân Cương, và bạn biết rằng ĐCSTQ muốn ông Kim Jong-un hoàn toàn phục tùng.”

Ông Pompeo đã nhấn mạnh trong phần kết luận vào tháng 3 năm ngoái: “Chúng tôi không có ý định phá hủy các tổ chức quốc tế, mà là hy vọng rằng chúng có thể đối phó với tình hình hiện tại. Đặc biệt đối với ĐCSTQ, các tổ chức quốc tế này đang phải đối mặt với những thách thức.”