Trong chuyến thăm Vatican, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có bài phát biểu tố cáo thực trạng vi phạm tự do tôn giáo kinh khủng nhất thế giới do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra. Ông cho biết, cộng đồng Công giáo phải đứng ở tuyến đầu đấu tranh cho nhân quyền ở Trung Quốc.

6874339623 82de004604 c
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: Flickr Bộ Ngoại giao Mỹ)

Theo hãng tin AP, tại một hội nghị về tự do tôn giáo do Đại sứ quán Mỹ tại Vatican tổ chức vào ngày 30/9 có sự tham dự của nhiều quan chức cấp cao Vatican, ông Pompeo đưa ra lời kêu gọi nêu trên.

Hiện nay Vatican đang đàm phán với ĐCSTQ để gia hạn thỏa thuận song phương về bổ nhiệm Giám mục.

Trong tháng này, ông Pompeo đã có bài viết cáo buộc thực trạng đàn áp tín ngưỡng tôn giáo của ĐCSTQ vẫn ngày càng nghiêm trọng hơn, nếu không thể chấp dứt thực trạng thì không khác gì Giáo hội Công giáo cũng như các đoàn thể tôn giáo khác đã bị “quy phục”. Ông kêu gọi Vatican không gia hạn thỏa thuận vì những vấn đề liên quan đến đạo đức.

Lần này, Vatican đã không sắp xếp cuộc gặp giữa ông Pompeo và Giáo hoàng Francis, một số thông tin cho rằng điều này có liên quan đến những bình luận liên quan của ông Pompeo.

Theo lịch trình vào thứ Năm, ông Pompeo gặp Ngoại trưởng Vatican Pietro Parolin và Ngoại trưởng Paul Gallagher.

Tại cuộc họp, ông Gallagher không đề cập đến Trung Quốc, chỉ nhấn mạnh rằng Tòa thánh đã và đang thúc đẩy tự do tôn giáo như một quyền cơ bản của con người, cũng lên án mối đe dọa của hệ tư tưởng đối với tự do tôn giáo, chẳng hạn như luật pháp của một số nước phương Tây nhằm xác định lại các khái niệm giới tính truyền thống.

Ông Pompeo nhắc lại những chỉ trích đanh thép của chính quyền Trump đối với Bắc Kinh, những chỉ trích trở nên quyết liệt hơn sau khi bệnh viêm phổi Vũ Hán lan sang các nước khác và khi cuộc bầu cử tổng thống đến gần.

“Về mặt áp chế tự do tôn giáo thì không có nơi nào trên thế giới có thể so sánh được với ĐCSTQ Trung Quốc”, ông Pompeo chỉ ra. “ĐCSTQ đang tước đoạt tự do của người dân mà đặc biệt là tự do tôn giáo ở quy mô và mức độ đáng báo động.”

Ông Pompeo dẫn lời một số giáo hoàng và kêu gọi các nhà lãnh đạo tín ngưỡng thực hiện các cam kết lớn hơn để hỗ trợ tất cả các tín đồ tôn giáo. Ông cho biết, “Một giáo hội ‘mãi kiên định với sứ mệnh’ mang nhiều ý nghĩa, tất nhiên một trong số đó là cần luôn bảo vệ các quyền cơ bản của con người.”

Sau cuộc gặp, ông Pompeo đã gặp Thủ tướng Ý Giuseppe Conte và chỉ ra những rủi ro khi làm ăn với ĐCSTQ. Ý là thành viên G7 đầu tiên ký thỏa thuận với ĐCSTQ tham gia “Vành đai và Con đường”.

 

Thỏa thuận giữa Vatican và ĐCSTQ là “thả cừu vào miệng cọp”

Ngày 22/9/2018, Vatican đã ký với ĐCSTQ một thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm Giám mục. Theo thông tin, Giáo hoàng Francis đã chấp thuận việc gia hạn thỏa thuận trong hai năm, dự kiến vào tháng Mười năm nay sẽ tổ chức buổi lễ gia hạn.

Có nhận định cho rằng sau thỏa thuận được ký hai năm trước, Giáo hoàng đã công nhận 8 Giám mục do Bắc Kinh bổ nhiệm mà không cần thông qua Giáo hoàng. Trong thời gian sau đó, Giáo hoàng Francis đã không lên tiếng gì về những vấn đề vi phạm nhân quyền mà ĐCSTQ gây ra, chẳng hạn như người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) bị nhốt trong các trại tập trung.

Những tiếng nói chỉ trích cho rằng thỏa thuận giữa Vatican và ĐCSTQ đã phản bội vô số người Công giáo Trung Quốc, những người đã mạo hiểm tham gia thờ phượng trong các nhà thờ không có đăng ký, Giám mục  Trần Nhật Quân (Joseph Zen Ze-kiun) của Hồng Kông đã từng lên án thỏa thuận là “đưa cừu vào miệng cọp”.

Người Công giáo Trung Quốc được chia thành “Giáo hội Công giáo ngầm” và “Giáo hội Công giáo yêu nước” được ĐCSTQ công nhận. Những người Công giáo ngầm duy trì liên lạc với Rome, nhưng các giám mục do Giáo hoàng bổ nhiệm thường không được ĐCSTQ công nhận chính thức. Trong nhiều thập kỷ các tín đồ ngầm đã trở thành đối tượng bị đàn áp.

Tiêu Nhiên

MỜI XEM VIDEO: