Sau sự cố khinh khí cầu, thế giới đang theo dõi chặt chẽ Trung Quốc. Theo CNN, nếu ông Tập Cận Bình không biết gì về kế hoạch khinh khí cầu gián điệp của Trung Quốc bay vào Mỹ, thì có khả năng cho thấy sự thiếu phối hợp trong nội bộ Bắc Kinh; nhưng nếu ông Tập Cận Bình biết, có thể ông đã đánh giá thấp hậu quả tiêu cực của sự cố này.

新建项目 8
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh chụp màn hình video Reuters)

“Trò hề khinh khí cầu” vạch trần sự hỗn loạn trong giới chính trị của Bắc Kinh

CNN đưa tin, Mỹ phát hiện một khinh khí cầu Trung Quốc đi vào không phận Mỹ ngày 28/1 và bị Mỹ bắn rụng khi bay ra khỏi đất liền Mỹ ngày 4/2. Ngày 9/2, khi Washington thông báo với các nhà lập pháp của Quốc hội Mỹ rằng khinh khí cầu được cho là một phần trong chương trình do thám quy mô lớn của Trung Quốc, nhưng ông Tập có thể không biết về nhiệm vụ này.

Phía Trung Quốc cho đến nay vẫn nhấn mạnh đây là khí cầu nghiên cứu dân sự đi lạc vào lãnh thổ Mỹ, và bị ngoại lực làm chệch hướng; đồng thời phủ nhận có kế hoạch do thám quy mô lớn hơn.

CNN dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, phía Mỹ tin rằng khinh khí cầu thuộc về “hạm đội khinh khí cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, được phát triển cho các nhiệm vụ do thám” và các hoạt động của nhiệm vụ “thường được thực hiện theo chỉ thị của quân đội Giải phóng quân của Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Quan chức này cũng cho biết, Trung Quốc đã “thả các khinh khí cầu giám sát này qua hơn 40 quốc gia trên 5 châu lục”, tuy nhiên ông không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Ngoài ra, tạp chí Focus đã đăng một bài bình luận nói rằng sự cố khinh khí cầu này chắc chắn sẽ có tác động cực kỳ sâu rộng, hơn nữa việc tìm hiểu mục đích thả khí cầu của Trung Quốc là vô cùng quan trọng.

Bài báo có tiêu đề “Trò hề khinh khí cầu phơi bày sự hỗn loạn của Bắc Kinh” bình luận: Sau khi khinh khí cầu bị bắn rụng, xét về phản ứng tương đối thận trọng của Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình dường như không hề hay biết về khí cầu này. Điều này hoặc là cho thấy rõ ông Tập Cận Bình đã ủng hộ đường lối ngoại giao mạnh mẽ do một tay ông nâng đỡ và đầy chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hiện giờ đã đầy đủ vây cánh và tự trở nên độc lập, không còn tiếp tục nghe theo chỉ huy của ông nữa; hoặc là cho thấy rõ, nhóm cố vấn của nhà độc tài này đã tiến hành giải thích xa rời sự thật về sự cố khinh khí cầu này.

Tiếng nói nước Đức (Deutsche Welle) đã đăng bài viết nói rằng việc đánh giá sai sự cố khinh khí cầu chỉ có thể đổ thêm dầu vào mối quan hệ song phương vốn đã căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ. Đối với ông Tập, đây chắc chắn là một thảm họa. Có lẽ trong tương lai gần, một số người ở Bắc Kinh sẽ mất mũ ô sa vì sai lầm này.

Ông Tập Cận Bình có thể đã đánh giá thấp hậu quả tiêu cực của sự cố khinh khí cầu

CNN cho biết, ĐCSTQ đang tiến hành một chương trình do thám có sự hợp tác của nhiều bên và thuộc quân đội, trong đó bao gồm việc khinh khí cầu gián điệp xâm nhập không phận Mỹ, làm dấy lên câu hỏi về việc ông Tập nắm được bao nhiêu về nhiệm vụ mang tính nhạy cảm này khi Chính phủ Trung Quốc dưới sự nắm quyền của ông?

Có nhà phân tích cho rằng còn có một khả năng khác là ông Tập biết về kế hoạch nhưng không biết chi tiết về hoạt động hàng ngày của nó.

Ông Tập Cận Bình phải củng cố quyền lực của mình sau khi giành được nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có vào mùa thu năm ngoái. CNN dẫn lời ông Drew Thompson, nghiên cứu sinh cấp cao tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nói: “Vấn đề sinh ra do sự tập trung quyền lực của trung ương [ĐCSTQ] dưới sự thống trị của ông Tập Cận Bình chính là thiếu việc trao quyền cho các cấp thấp hơn.”

Ông Drew Thompson chỉ ra, điều này có nghĩa là các quan chức cấp thấp hơn, những người có thể thực hiện giám sát chặt chẽ hơn đối với các nhiệm vụ như khinh khí cầu trinh sát, có thể không có quyền lực để làm như vậy (cho khinh khí cầu bay vào không phận của Mỹ), hoặc không có năng lực đưa ra phán đoán chính trị về tác động có thể có của các nhiệm vụ như thế này.

Ngoài ra, dưới chế độ chuyên chế của ĐCSTQ, các quan chức cấp trên và cấp dưới của ĐCSTQ tranh giành quyền lực, cũng có thể khiến việc liên lạc nội bộ trở nên khó khăn hơn. Ông Drew Thompson nói rằng: “Toàn bộ thể chế của Trung Quốc đang tồn tại sự căng thẳng, tầng dưới muốn giành quyền tự chủ, tầng trên muốn giành lấy quyền kiểm soát lớn hơn. Đây là một đặc điểm của cai trị Trung Quốc [Cộng sản].”

Sự xuất hiện của khinh khí cầu gián điệp Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Blinken ban đầu dự kiến ​​​​đến thăm Trung Quốc vào ngày 3/2, nhưng sau sự cố khinh khí cầu, ông đã quyết định hoãn chuyến thăm vô thời hạn.

CNN đưa tin, một khả năng có thể xảy ra là ông Tập Cận Bình đã biết khí cầu Trung Quốc được thả vào vào không phận Mỹ khi Ngoại trưởng Mỹ Blinken chuẩn bị thăm Bắc Kinh. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là ông Tập và các cố vấn hàng đầu của ông ấy đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của hậu quả sự cố khinh khí cầu, thậm chí phá vỡ kế hoạch thăm Trung Quốc của ông Blinken.

Ông Alfred M. Wu, phó giáo sư tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết: “Vì cá tính của ông Tập Cận Bình là muốn 100% (quyền kiểm soát), tôi không nghĩ ông ấy sẽ cho phép quyền tự chủ như vậy.”

Phân tích của ông Alfred M. Wu cho rằng đang trong lúc Trung Quốc mới dỡ bỏ chính sách “Zero-COVID” đã được thực hiện trong vài năm, nền kinh tế vẫn còn lung lay muốn sụp và người dân cảm thấy thất vọng; sự cố khinh khí cầu đã chuyển hướng sự chú ý của người dân Trung Quốc, điều này có thể làm ông Tập Cận Bình hài lòng.

“Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình có thể đã đánh giá thấp phản ứng trong nước đối với sự cố khinh khí cầu ở Mỹ, và những phản ứng này đã khiến đối thoại Mỹ – Trung bị đình trệ,” ông Alfred M. Wu chỉ ra.

Thái độ khác thường của ông Kissinger: Khi cần thiết thì có thể dùng vũ lực với ĐCSTQ

Vào ngày 6/2, phát biểu tại một sự kiện kỷ niệm 112 năm ngày sinh của cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger, 99 tuổi, đã đưa ra lời chỉ trích hiếm hoi rằng “ĐCSTQ thách thức trật tự quốc tế”. Vị chính trị gia luôn thân thiện với ĐCSTQ này, thậm chí còn ám chỉ rằng khi cần thiết thì có thể sử dụng vũ lực đối với ĐCSTQ.

Từ những năm 1970, ông Kissinger đã được Bắc Kinh gọi là “bạn cũ của nhân dân Trung Quốc”, hiện nay ông bắt đầu đứng ra làm bệ đỡ cho “diều hâu đối với Trung Quốc”, hiện nay lưỡng đảng ở Mỹ đang có cùng chung kẻ địch, khiến ngoại giới cảm thấy kinh ngạc. Trên thực tế, mới năm ngoái, ông Kissinger còn nói rằng Mỹ nên chấp nhận sự trỗi dậy của ĐCSTQ và cùng tồn tại hòa bình với Trung Quốc.

Nhiều người cho rằng sự cố khinh khí cầu gián điệp sẽ chỉ khiến toàn bộ thế giới tự do do Mỹ đứng đầu cảm thấy phản cảm với ĐCSTQ hơn.