Cựu Tổng thống Donald Trump đã nói với người dẫn chương trình bảo thủ Bill O’Reilly rằng những nỗ lực chống lại sự nóng lên toàn cầu sẽ không hiệu quả, chỉ trích các chính sách nhân danh biến đổi khí hậu của chính quyền Biden và cáo buộc Trung Quốc, Ấn Độ là những nước xả thải nhiều nhất.

Embed from Getty Images

Hôm 8/7, người dẫn chương trình O’Reilly đã hỏi ông Trump có bình luận thế nào về chi phí xăng dầu đã tăng vọt dưới chính quyền Biden. 

Đáp lại, ông Trump nói rằng chính các chính sách của chính quyền Biden là nguyên nhân của việc tăng chi phí gần đây. Sau đó, cựu Tổng thống Trump đã chỉ trích những nỗ lực của chính quyền Biden trong việc chống lại sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Ông nói rằng cho dù Mỹ có nỗ lực thế nào để giảm thiểu các tác hại ra môi trường, thì “chúng ta vẫn có phần còn lại của thế giới rất ô nhiễm.” “Trung Quốc đóng góp vào đây rất nhiều, và Ấn Độ nữa, người bạn Ấn Độ tuyệt vời của chúng ta, họ nhả khói và những thứ khác, những thứ bạn chưa từng thấy.”

Ông Trump cũng nói rằng Trung Quốc đang trong quá trình “xây dựng hàng trăm, hàng trăm” nhà máy nhiệt điện than trong khi các nhà máy tương tự đang bị đóng cửa ở Mỹ. 

Theo Trường Môi trường Yale, Trung Quốc đang xây dựng các nhà máy nhiệt điện than với tốc độ vượt xa tất cả các nước khác trên thế giới cộng lại. 

“Và chúng ta thì sẽ dùng những chiếc cối xay gió ngu ngốc đang phá hủy vùng nông thôn của chúng ta”, ông Trump tiếp tục. “Chúng là thứ ngu ngốc nhất và chúng rất đắt tiền.”

Cựu Tổng thống Trump là người không mấy tin tưởng vào biến đổi khí hậu. Ông đã gọi sự nóng lên toàn cầu là “một trò lừa bịp” do chính phủ Trung Quốc phát minh ra để giảm sức cạnh tranh sản xuất của Hoa Kỳ.

Vào ngày 4 tháng 11 năm 2020, ông Trump chính thức rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris 2015. 

Thỏa thuận chung Paris yêu cầu các nước phát triển, trong đó Mỹ chiếm một phần đáng kể, cung cấp 100 tỷ USD cho Quỹ Khí hậu Xanh (Green Climate Fund) giúp các nước đang phát triển cắt giảm khí thải CO2, đồng thời hạn chế dần việc khai thác năng lượng hóa thạch tiến tới khai thác năng lượng xanh.

Báo cáo vào tháng 11/2018 của tổ chức Minh bạch Khí hậu (Climate Transparency) đã cho thấy Thỏa thuận chung Paris chỉ là trò dối trá. Không lời hứa nào trong số các lời hứa cắt giảm phát thải CO2 mà hơn 200 quốc gia đã đưa ra sẽ tiếp cận gần được tới việc ngăn chặn một “thảm họa” về khí hậu. Và thậm chí rất nhiều nước công nghiệp hóa trong nhóm G20, kể cả các nước Châu Âu cũng không tuân thủ những gì họ đã hứa trước đó.

Các báo cáo cũng cho biết 2 nước đông dân nhất và gây ô nhiễm lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời là nơi nhận được tiền từ Quỹ Khí hậu Xanh không chỉ không có ý định dừng khai thác năng lượng hóa thạch mà còn có kế hoạch tiếp tục gia tăng khai thác nhiên liệu hóa thạch sau năm 2020.  

Trong khi đó, nước Mỹ dưới thời của Tổng thống Trump, người được cho là “kẻ đi ngược xu thế” vì quyết định rời Thỏa thuận chung Paris, lại là nước vượt rất xa phần còn lại của thế giới trong việc giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, từ năm 1970 đến năm 2018, tổng lượng khí thải Mỹ giảm 74% trong khi nền kinh tế tăng trưởng hơn 275%. Kinh nghiệm của Mỹ đã chỉ ra rằng chính sách môi trường mạnh mẽ và tăng trưởng kinh tế không loại trừ lẫn nhau.

Ông Trump và các đảng viên Đảng Cộng hòa khác đã nói rằng Thỏa thuận Paris không thể khiến các bên gây ô nhiễm lớn, như Trung Quốc và Ấn Độ phải chịu trách nhiệm. Thỏa thuận yêu cầu các quốc gia thiết lập và báo cáo các mục tiêu phát thải của riêng mình. Tuy nhiên, thỏa thuận này thiếu một cơ chế thực thi ngoài việc nêu tên và trừng phạt các quốc gia không đạt được các mục tiêu đó.

Xuân Lan (t/h)

Xem thêm: