Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine hôm 24/2, các nhà lập pháp lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ đã liên tục dẫn đầu trong việc kêu gọi chính quyền Biden nâng cấp phản ứng của Mỹ để bảo vệ Ukraine khỏi những hành động tàn bạo của Nga. Đặc biệt những tiếng nói này càng mạnh mẽ hơn nữa sau bài phát biểu của Tổng thống Ukraine Zelensky trước Quốc hội Mỹ hôm 16/3.

Zelensky phát biểu trước Quốc hội Mỹ
Tổng thống Ukraine Zelensky phát biểu trước Quốc hội Mỹ hôm 16/3 (Nguồn: Chụp màn hình video C-SPAN)

Trong bài phát biểu dài 16 phút, ông Zelensky đã nhắc lại vụ đánh bom Trân Châu cảng và vụ khủng bố ngày 11/9/2001, đồng thời trình chiếu đoạn ghi hình các thành phố Ukraine bị bắn phá trong những ngày qua để thúc đẩy ông Biden và các nhà lập pháp Mỹ phải có thêm hành động.

Ông Zelensky nói rằng Ukraine đang phải trải qua một cuộc chiến nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến thứ Hai và thủ đô Kyiv phải chịu áp lực dưới các cuộc không khích và tấn công tên lửa mỗi ngày; và rằng người Ukraine bị tấn công chỉ vì họ mong muốn được sống tự do và hạnh phúc. Bom, đạn, xe tăng đang được sử dụng để tước đoạt đi ước mơ này, cũng như quyền tự lựa chọn tương lai và cách phát triển đất nước của người Ukraine.

Vị Tổng thống Ukraine còn trích dẫn lời của Linh mục Martin Luther King Jr., ông nói: “Tôi có một giấc mơ, điều này các vị hẳn đều đã biết. Tôi có một nguyện vọng, nguyện vọng bảo vệ vùng trời đất nước tôi. Tôi cần quyết định của các vị, sự giúp đỡ của các vị.”

Khi yêu cầu hệ thống tên lửa đất đối không S-300 và máy bay chiến đấu MiG-29 của Ba Lan, Tổng thống Zelensky viện dẫn cuộc tấn công Trân Châu Cảng của Nhật đã đẩy Hoa Kỳ vào Thế chiến thứ Hai.

“Xin hãy nhớ lại Trân Châu Cảng, khi bầu trời của các vị đen kịt bóng máy bay không kích. Hãy nhớ ngày 11/9, khi quỷ dữ tìm cách biến các thành phố của các vị thành chiến trường. Đó là khi những người vô tội bị tấn công từ trên không. Không ai có thể lường trước, các vị không ngăn được cuộc tấn công và đất nước chúng tôi đang trải qua điều tương tự mỗi ngày.

Sau khi phát biểu phần lớn bằng tiếng Ukraine, ông Valensky chuyển sang nói tiếng Anh: “Các vị là lãnh đạo của quốc gia, của đất nước vĩ đại của các vị – Tôi mong rằng các vị trở thành lãnh đạo của thế giới. Trở thành nhà lãnh đạo thế giới nghĩa là trở thành nhà lãnh đạo của hòa bình.”

Trước đó, các thành viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều đồng ý rằng khi ông Valensky phát biểu trước Quốc hội Mỹ sẽ là một khoảnh khắc đặc biệt. Ông Joel Rubin, cựu phó Trợ lý Ngoại trưởng dưới thời tổng thống Barack Obama nói: “Có rất ít khoảnh khắc một nhà lãnh đạo nước ngoài phát biểu trong một phiên họp chung (lưỡng đảng) của Quốc hội. Nhưng đây là một đồng minh, bị tấn công trong chiến tranh, phát biểu từ trong nơi trú ẩn, điều này thật phi thường.”

Trong một cuộc họp truyền hình vào ngày 5/3, ông Valensky đã kêu gọi Quốc hội Mỹ ủng hộ lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga, sau 3 ngày, chính quyền Biden đã chính thức thực hiện hành động này. Tuy nhiên, ông Zelensky cũng đưa ra lời kêu gọi về khu vực cấm bay và tiếp cận máy bay chiến đấu vào thời điểm đó, nhưng yêu cầu này dường như chưa được đáp ứng. Tổng thống Joe Biden cho rằng việc thực thi một biện pháp như vậy sẽ khiến xung đột leo thang thành thế chiến thứ ba với Nga – một cường quốc hạt nhân.

Một số chuyên gia độc lập chỉ ra, phát biểu của ông Zelensky đối với Mỹ là có giá trị. Giáo sư Yoshiko Herrera, thuộc khoa chính trị học tại phân hiệu Madison của Đại học Wisconsin (University of Wisconsin-Madison), ông cũng là một chuyên gia Nga, đã chỉ ra rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giành được sự ủng hộ của công chúng ở các nước phương Tây.

Tổng thống Zelensky cũng yêu cầu tất cả các công ty Hoa Kỳ ngừng kinh doanh hoặc rời khỏi Nga cho đến khi xung đột kết thúc. Những ngày gần đây, một số tập đoàn đa quốc gia đã rút khỏi Nga trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây đối với nền kinh tế và ban lãnh đạo của nước này.

Trong khi đó, các quan chức Nga bao gồm Ngoại trưởng Sergei Lavrov và người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 16/3 cho biết Moscow muốn Ukraine trở thành một quốc gia trung lập như Áo hoặc Thụy Điển. Ban lãnh đạo Ukraine chưa xác nhận khả năng về việc trung lập hóa đất nước, mặc dù Tổng thống Zelensky cho biết vào ngày 14/3 rằng có khả năng đất nước của ông sẽ không gia nhập NATO.

Ngoại trưởng Nga Lavrov nói với các phóng viên: “Tình trạng trung lập đang được thảo luận nghiêm túc cùng với vấn đề đảm bảo an ninh. Có những ý kiến cụ thể mà theo quan điểm của tôi là gần như được đồng ý.”

Cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podoliak nói với hãng tin Interfax rằng một mô hình trung lập đang được thảo luận, tuy nhiên ông nhấn mạnh các yếu tố đảm bảo an ninh phải được duy trì.

Các đồng minh khác của Ukraine đã cung cấp hàng trăm triệu đô la vũ khí phòng thủ nhưng họ đã ngừng cung cấp máy bay chiến đấu. Họ cũng nói rằng sẽ không có quân đội nào của của NATO đến chiến đấu ở Ukraine.

Hiện vẫn chưa rõ tác động của bài phát biểu lần này của ông Valensky liệu sẽ thúc đẩy chính quyền Biden làm nhiều hơn những gì. Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ đã tỏ ra xúc động, nhiều người đã rơi nước mắt trước thông điệp của Tổng thống Ukraine. Hạ nghị sĩ Mike McCaul, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, đã nói: “Chúng ta cần giúp đỡ Ukraine, cho họ tất cả những gì họ cần… Đây là lúc cần đoàn kết đằng sau người dân Ukraine.”

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng cho biết Quốc hội Mỹ đang chuẩn bị thảo luận một dự luật mới về Ukraine nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Các nhà lập pháp lưỡng đảng tại Quốc hội Hoa Kỳ yêu cầu Biden leo thang để bảo vệ Ukraine và kiềm chế Nga

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu lập pháp trong tuần này về việc luật thu hồi trạng thái thương mại bình thường của Nga, dự kiến ​​sẽ thông qua suôn sẻ. Cách đây vài ngày, chính quyền Biden đã công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Ông Biden cũng sẽ ký một kế hoạch chi tiêu lớn của chính phủ bao gồm viện trợ nhân đạo và quân sự trị giá 13,6 tỷ USD cho Ukraine. Con số cao hơn nhiều so với mức 6,4 tỷ USD mà Nhà Trắng đã yêu cầu vài tuần trước.

Nhưng các công cụ có sẵn cho chính quyền Biden để kiềm chế Nga cũng đang nhanh chóng cạn kiệt, đặc biệt là đối với một số chiến thuật được các nhà lập pháp ủng hộ, chẳng hạn như vùng cấm bay, vận chuyển vũ khí và viện trợ trực tiếp, ông Biden đã loại trừ rõ ràng các chiến thuật này.

Kênh truyền thông chính trị The Hill tại Washington cho rằng những lằn ranh đỏ hành chính này của chính quyền Biden nhấn mạnh sự phức tạp khi đối mặt với một nhà lãnh đạo cường quốc hạt nhân toàn cầu không thể đoán trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cách đây nhiều thập kỷ, ông Putin thiết kế đế quốc của Ukraine, giờ đây ông cũng không còn bị kìm hãm bởi phản ứng dữ dội và các lệnh trừng phạt của toàn cầu đối với ông nữa.

Các cử tri trên khắp nước Mỹ đang gây áp lực nhiều hơn lên các nhà lập pháp đang làm việc tại Washington, để yêu cầu họ can thiệp mạnh mẽ hơn và thúc giục Chính phủ Mỹ giúp Ukraine chống lại Nga.

Nhưng chính quyền Biden vẫn khẳng định rằng hành động phối hợp với các đồng minh châu Âu là cần thiết để thể hiện một mặt trận thống nhất chống lại Nga. Điều này có nghĩa là hành động của Mỹ sẽ chậm hơn so với mong muốn của các nhà lập pháp.

Phát biểu trước các thành viên Đảng Dân chủ Hạ viện tại hội nghị chiến lược thường niên ở Philadelphia hôm 11/3, ông Biden thừa nhận rằng phản ứng chậm chạp của ông sẽ khiến họ thất vọng.

Ông Biden cho biết phản ứng của Mỹ đối với Nga đôi khi chậm hơn và ít cấp tiến hơn ông nghĩ. Nhưng ông cho rằng đi chậm hơn một chút cùng các đồng minh vẫn tốt hơn là đi một mình.

Ông nói: “Các bạn, tôi biết đôi khi tôi có thể làm các bạn thất vọng, nhưng điều quan trọng hơn khi chúng ta muốn hành động đó là cần đảm bảo rằng tất cả các thành viên NATO đều đoàn kết nhất trí. Bởi điểm của họ khác với chúng ta.”

Ông Biden lấy ví dụ về quyết định gần đây của ông về việc cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga, động thái này được đưa ra nhanh chóng vì Mỹ chỉ nhập khẩu một phần nhỏ dầu và khí đốt từ Nga, trong khi nhiều nước châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung năng lượng của Nga. Với sự khác biệt địa chính trị này, ông Biden cho biết ông đã trì hoãn việc công bố lệnh cấm của Mỹ cho đến khi ông xác nhận rằng các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ không thực hiện đồng bộ với Mỹ.

Ông nói: “Tôi đã dành một khoảng thời gian dài để ngồi với các đồng nghiệp của mình và nói, hãy nhìn xem, chúng ta cần chặn nhập khẩu dầu, nhưng tôi sẽ không yêu cầu bạn làm điều đó.”

Ông Biden cũng đã cố gắng dội một gáo nước lạnh vào cách tiếp cận quyết liệt hơn của Mỹ trong việc củng cố khả năng phòng thủ của Ukraine. Ví dụ như việc ông từ chối thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine, và cũng không muốn trực tiếp gửi vũ khí cho Ukraine.

Những kiến nghị này nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng trong Quốc hội, nhưng Tổng thống Biden đã phản đối quyết liệt. Ông Biden thậm chí còn có chút mất kiên nhẫn và cảnh báo rằng một chiến thuật như vậy chắc chắn sẽ liên quan đến xung đột giữa quân đội Nga và Mỹ, và trong quá trình này sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba.

Ông Biden nói: “Ý tưởng rằng chúng tôi sẽ gửi thiết bị tấn công và để máy bay, xe tăng và các phi công và phi hành đoàn Mỹ  tham gia vào cuộc chiến – chỉ cần hiểu một chút, đừng tự lừa mình dối người, dù các bạn có nói bất cứ điều gì – đây chính là điều được gọi là chiến tranh thế giới lần thứ ba, đúng không? Hãy để chúng tôi nói thẳng như thế, các bạn.”

Đã có một cuộc tranh luận ngày càng tăng xung quanh việc chuyển giao hàng chục máy bay chiến đấu MiG-29 từ Ba Lan cho Ukraine. Ba Lan lo ngại xung đột trực tiếp với Nga, nên muốn chuyển các máy bay chiến đấu qua các căn cứ quân sự của Mỹ ở Đức, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ (Lầu Năm Góc) từ chối đề nghị này.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, Dân biểu Đảng Dân chủ Gregory Meeks, vừa trở về từ biên giới Ba Lan. Ông vốn cho rằng Mỹ đã đạt được thỏa thuận về trung chuyển máy bay, nhưng bây giờ ông nói rằng đang “tìm kiếm các phương án thay thế”.

Nghị sĩ Gregory Meeks nói, “Hoặc là người Ba Lan thay đổi ý định và chúng tôi tiến hành như kế hoạch ban đầu, hoặc chúng tôi sẽ cung cấp cho họ các nguồn lực khác.”

Tuần trước, 40 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã viết một bức thư ngỏ để ủng hộ việc cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine. Thượng nghị sĩ Mitt Romney nói tại cuộc họp báo rằng, cần “gửi cho họ máy bay họ cần”.

Cùng với các tranh luận đang diễn ra, tình hình trên thực địa ở Ukraine tiếp tục xấu đi, hàng trăm dân thường đã thiệt mạng trong các cuộc pháo kích của quân đội Nga và gần 3 triệu người phải rời khỏi đất nước, làm dấy lên dòng người tị nạn lớn nhất ở châu Âu. Các hành động tàn bạo của quân đội Nga đã gây áp lực lên các nhà lập pháp Mỹ, cử tri Mỹ yêu cầu họ tăng cường nỗ lực bảo vệ người Ukraine, trong khi các cuộc tấn công quân sự của Nga ngày càng nhắm vào các khu vực dân sự ở Ukraine.

Trí Đạt và Vivian Đỗ