Ngày 22/7, tiểu bang Mississippi yêu cầu Tối cao Pháp viện loại bỏ quyền phá thai liên bang. Trong tình huống thẩm phán bảo thủ chiếm đa số, quyền phá thai hợp pháp trong 50 năm qua tại bang này có thể đối mặt với thách thức lớn, phán quyết của ‘Án Lệ Phá Thai-Roe vs Wade’ mang tính cột mốc rất có khả năng bị lật đổ. 

bieu-tinh-chong-pha-thai
Biểu tình chống phá thai tại Mỹ (Ảnh: ShutterStock)

Lý do tiểu bang Mississippi thách thức ‘án lệ Roe vs Wade’ là vì vụ án này và các tiền lệ khác cho phép phụ nữ kết thúc việc mang thai, đã chà đạp lên quyền lực của các tiểu bang căn cứ vào Tu chính án thứ 10 để quyết định chính sách công của họ.

Ngày 17/5, Tối cao Pháp viện tuyên bố thụ lý đạo luật chống phá thai của tiểu bang Mississippi, đạo luật này sẽ bắt đầu tranh biện vào tháng 10, dự kiến sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào mùa hè năm sau. 

Tháng 3/2018, đạo luật chống phá thai của tiểu bang Mississippi được Thống đốc đương nhiệm khi đó là ông Phil Bryant ký thông qua. Đạo luật quy định, trừ phi đối mặt với nguy hiểm tính mạng hoặc thai nhi dị dạng, còn lại những phụ nữ mang thai sau 15 tuần sẽ bị cấm phá thai. Nếu bác sĩ thực hiện phá thai cho họ thì sẽ đối mặt với việc bị phạt tiền hoặc tước giấy phép hành nghề. 

Tổng chưởng lý tiểu bang Mississippi, bà Lynn Fitch cho biết, bà cố gắng bảo vệ tính hợp hiến của đạo luật này, “Nghị viện tiểu bang Mississippi đã thông qua đạo luật này, đủ để thúc đẩy bảo vệ sức khỏe phụ nữ, đồng thời bảo vệ sự thần thánh và tôn nghiêm của sinh mạng. Tôi vẫn tập trung vào thúc đẩy quyền phụ nữ, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thai nhi chưa chào đời.”

Trong tuyên bố của bà Nancy Northup – Chủ tịch Trung tâm Quyền sinh đẻ (Center for Reproductive Rights), người kiện chính quyền tiểu bang Mississippi lên Tối cao Pháp viện cho biết: “Quyền sinh đẻ đang gióng lên hồi chuông cảnh báo. Tối cao Pháp viện vừa đồng ý thẩm tra hồ sơ về luật liên quan đến phá thai của tiểu bang Mississippi. Đạo luật này không nghi ngờ gì đã vi phạm tiền lệ phán quyết của Tối cao Pháp viện gần 50 năm qua, và cố gắng lật đổ ‘án lệ Roe vs Wade’, nếu họ thành công, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được.”

Luật sư chính của trung tâm này, bà Julie Rikelman cũng cho biết, “Nếu ‘án lệ Roe vs Wade’ bị lật đổ, điều ngày có nghĩa khoảng 24 tiểu bang sẽ có luật cấm phá thai hoàn toàn. Trong đó có 11 tiểu bang bao gồm cả Mississippi, luật cấm phá thai của họ sẽ lập tức có hiệu lực.” 

Tờ Nhật báo Phố Wall (WSJ) đưa tin, hôm thứ Năm (ngày 22/7), Thống đốc tiểu bang Mississippi đã đệ trình báo cáo ngắn gọn để trình bày lại về những luận điểm mới lên Tối cao Pháp viện, nói rằng phán quyết ‘án lệ Roe vs Wade’ là sai hoàn toàn. “Phá thai là một kết luận quyền lợi hiến định và đều không có cơ sở trong văn bản, cấu trúc, lịch sử hoặc truyền thống.”

Dù năm 1973, Tối cao Pháp viện đưa ra phán quyết đối với ‘vụ Roe kiện Wade’, đã mở ra thời đại hợp pháp hóa phá thai ở Mỹ, nhưng tiểu bang này cho rằng thời đại đã thay đổi. 

Báo cáo ngắn gọn này nói: “‘Vụ án Roe’ nhấn mạnh rằng có thai ngoài ý muốn có khả năng đặt định trước cho ‘đời sống và tương lai đau khổ’ của người phụ nữ, phá thai là bổ sung cần thiết của tránh thai … Nhưng hôm nay, thu nhận nuôi dưỡng trở thành điều dễ dàng, người phụ nữ ở mức độ rất lớn có thể có được sự thành công trong nghề nghiệp và đời sống gia đình giàu có sung túc, thuốc tránh thai và dụng cụ [hỗ trợ tránh thai] càng dễ dàng có được và có hiệu quả. Hơn nữa khoa học chứng minh, thai nhi chưa chào đời khi sống được vài tháng đã có hình dạng và đặc trưng của con người.”

Tháng 6/2020, khi tiểu bang Mississippi đưa ra kháng cáo bước đầu, thái độ của Chánh án John Roberts rất quan trọng, ông vẫn luôn giữ thái độ nghi ngờ về quyền phá thai. Tuy nhiên trong vụ án gần đây, ông không muốn hoàn toàn từ bỏ thừa nhận tiền lệ quyền phá thai. Do có sự bất đồng của phe bảo thủ và 4 thẩm phán phe tự do trong phản đối phá thai, nên các nhà vận động chống phá thai thường thông qua kiện tụng để làm giảm bớt tiền lệ, chứ không phải là lật đổ tiền lệ. 

Năm ngoái, thẩm phán phe tự do Ruth Bader Ginsburg qua đời, kết cấu Tối cao Pháp viện trở thành 6:3 (tỷ lệ bảo thủ và tự do). Sau đó Tổng thống Trump đã bổ nhiệm thẩm phán phe bảo thủ Amy Coney Barrett – người từng công khai phản đối phá thai, thay thế vị trí này. Tuy nhiên, tại phiên điều trần xác nhận Thẩm phán Tối cao Pháp viện, bà Amy Coney Barrett cam kết rằng quan điểm cá nhân của bà sẽ không ảnh hưởng tới phán quyết của bà. 

Trong cuộc tranh biện tranh cử tổng thống năm 2016, ông Trump từng cho biết, nếu 3 bổ nhiệm Tối cao Pháp viện do ông quyết định, thì ‘án lệ Roe’ sẽ “tự động” bị phủ quyết. Hiện nay là lúc khảo nghiệm 3 vị thẩm phán do ông Trump bổ nhiệm (bao gồm bà Barrett, ông Neil Gorsuch và ông Brett Kavanaugh), và đá thử vàng chính là tiểu bang Mississippi. Ngoài ra, 2 thẩm phán Clarence Thomas và thẩm phán Samuel Alito vẫn luôn bỏ phiếu phản đối quyền phá thai. 

Hồi tháng Ba, bà Lynn Fitch – Tổng chưởng lý tiểu bang Mississippi và là thành viên Đảng Cộng hòa, đã mời ông Scott Stewart – nhân vật kỳ cựu trong Bộ Tư pháp thời chính quyền Trump và là cựu trợ lý luật pháp của Thẩm phán Clarence Thomas làm Tổng biện lý của tiểu bang. Dự kiến ông Scott Stewart sẽ tiến hành tranh biện về vụ án này. 

Trước ngày 13/9, phòng phá thai duy nhất của tiểu bang này là Tổ chức sức khỏe phụ nữ Jackson cần phải đưa ra báo cáo tóm tắt phản đối. 

Việc hợp pháp hóa phá thai ở Mỹ bắt nguồn từ phán quyết ‘vụ Roe kiện Wade’

Chính phủ Mỹ thế kỷ 19 giữ lập trường “phản đối phá thai”.

Năm 1973, ‘vụ Roe kiện Wade’ được Tối cao Pháp viện đưa ra phán quyết, thừa nhận quyền phá thai của phụ nữ được bảo vệ bởi quyền riêng tư theo Hiến pháp. Sau phán quyết, các tiểu bang đều chế định các luật khác nhau. Phán quyết mở rộng định nghĩa “sức khỏe” ra tất cả các nhân tố bao gồm: sinh lý, tình cảm, tâm lý, gia đình, độ tuổi của phụ nữ, bằng như cho phép phụ nữ mang thai có thể phá thai hợp pháp với bất cứ lý do và trong bất cứ tình huống nào. 

Tối cao Pháp viện sau đó đã lật đổ luật chống phá thai của phần lớn tiểu bang, xác lập “tiêu chuẩn 3 giai đoạn phá thai” để hướng dẫn luật pháp các tiểu bang liệu có nên cho phép phá thai ở các giai đoạn thai kỳ phụ nữ hay không. 

“Tiêu chuẩn 3 giai đoạn” gồm: Khẳng định quyền tự chủ được người phụ nữ đưa ra trong thời kỳ đầu mang thai (3 tháng đầu); Thời kỳ mang thai thứ hai (3 tháng giữa), để đảm bảo sức khỏe của người phụ nữ, các tiểu bang có thể hạn chế phá thai, nhưng không thể cấm phá thai; Thời kỳ mang thai thứ 3 (3 tháng cuối), trừ phi cơ thể người mẹ có nguy hiểm tính mạng, để bảo vệ thai nhi, các tiểu bang có thể lập pháp hạn chế hoặc cấm phá thai. 

Giá trị truyền thống và hiện đại đối đầu

Lưỡng đảng Mỹ vẫn luôn có sự bất đồng nghiêm trọng về hợp pháp hóa phá thai, đằng sau sự bất đồng này thực ra chính là sự đối kháng kịch liệt của hai giá trị quan khác nhau là giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. 

Tại cuộc Tuần hành Bảo vệ Sự sống trên toàn nước Mỹ năm 1987, Tổng thống Reagan khi đó đã nói: “Phá thai không phải là thủ thuật y tế vô hại, mà là tước đoạt quyền được sống. Một khi quyền được sống mà đấng Sáng thế trao cho thai nhi bị tước đoạt, thì nước Mỹ sẽ mãi mãi không toàn vẹn.” Ông Trump từ khi nhậm chức tổng thống đã luôn bảo vệ tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng, bảo vệ sinh mệnh chưa chào đời, dốc sức chấm dứt thời đại “hợp pháp phá thai”. Trong khi Đảng Dân chủ giữ lập trường của phe tự do, nhấn mạnh việc phụ nữ có quyền chi phối đối với cơ thể của mình, phủ định thai nhi là sinh mệnh. 

Năm đầu tiên sau khi nhậm chức, ông Trump đã thông qua 63 quy định có tính hạn chế về việc chống phá thai tại 19 tiểu bang trên toàn nước Mỹ, các tiểu bang đã ra tổng cộng 431 quy định hạn chế phá thai; năm 2018, 37 tiểu bang đã thông qua 308 quy định hạn chế phá thai.

Theo đó, 44 tiểu bang đã thông qua 700 luật bảo vệ hoặc mở rộng quyền tự chủ sinh đẻ. 

Năm 2021, có ít nhất 16 tiểu bang tại Mỹ tiếp tục thông qua luật chống phá thai, bao gồm Nam Carolina và Idaho đều lập pháp cấm phá thai sau khi kiểm tra được thai nhi có nhịp tim. Luật của tiểu bang Arkansas và Oklahoma gần như hoàn toàn cấm phá thai. Tiểu bang Montana cấm phá thai khi thai nhi hơn 20 tuần. Tuy nhiên những đạo luật của các tiểu bang này đều chưa có hiệu lực, có những luật đã gặp phải sự cản trở của tòa án các cấp, có luật thì chưa đến thời điểm có hiệu lực. 

Hồi tháng 5 vừa qua, nghị viện tiểu bang Alabama đã thông qua “Đạo luật bảo vệ sinh mạng người” (Human Life Protection Act), là một trong những đạo luật chống phá thai nghiêm ngặt nhất hiện tại. Luật này quy định chỉ trong tình huống thai nhi tạo thành tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ thì mới tiến hành lưu sản nhân tạo, nếu không bác sĩ tiến hành phá thai sẽ đối mặt với án tù từ 10 năm trở lên, cao nhất có thể lên đến 99 năm. Hơn nữa, trong tình huống mang thai khi bị cưỡng bức, loạn luân hoặc thiếu nữ vị thành niên mang thai, đều không được phá thai.

Khi ông Biden tranh cử tổng thống đã cam kết sẽ bảo vệ tiền lệ ‘vụ Roe kiện Wade’ không bị lật đổ. Sau khi nhậm chức, ông đã ký bản ghi nhớ, sẽ loại bỏ chính sách cấm Mỹ tài trợ cho các tổ chức quốc tế cung cấp hoặc thúc đẩy phá thai; bắt đầu rút lại các lệnh cấm phá thai đối với các phòng khám chuyên khám phụ khoa; dùng 60 triệu đô la Mỹ của người nộp thuế để cho chương trình sinh đẻ; và loại bỏ “Tu chính án Hyde”, đạo luật này cấm việc sử dụng quỹ liên bang để chi trả cho việc phá thai theo nhu cầu. 

Theo “Báo cáo phá thai toàn cầu”, hơn 100 năm qua có hơn 100 quốc gia có khoảng 1 tỷ thai nhi mất đi sinh mạng do phá thai, phá thai khiến tổng số người chết vượt qua cả do chiến tranh, thảm sát và các nguyên nhân khác ở thế kỷ 20. Báo cáo cho thấy, 70% trường hợp phá thai toàn cầu là xảy ra ở quốc gia độc tài cộng sản. Cao nhất là ở Trung Quốc (có tổng cộng khoảng 400 triệu trường hợp), Nga đứng thứ hai (khoảng 219 triệu), Mỹ La-tinh đứng thứ ba (khoảng 60 triệu). Hiện tại chỉ có 59 quốc gia cấm phá thai.

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: