Quan tài của Nữ hoàng Anh Elizabeth II hiện đang được đặt trong hội trường Westminster (Tu viện Westminster) để hàng ngàn người đến viếng. Nhưng khi phái đoàn Chính phủ Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thỉnh cầu được tham gia tưởng niệm, Chủ tịch Hạ viện Anh đã từ chối. Điều này phản ánh lập trường cứng rắn của Quốc hội Anh đối với ĐCSTQ.

FceBZ2FXkAMjUa0 scaled
Quan tài của Nữ hoàng tại Nhà thờ St Giles, Edinburgh (Ảnh: The Royal Family Twitter)

Dự kiến khoảng 500 nhà lãnh đạo thế giới và các đại biểu ​​sẽ tham dự lễ tang của Nữ hoàng vào thứ Hai (19/9) tới. Tất cả các nguyên thủ quốc gia được mời đến bày tỏ lòng thành kính tại hội trường Westminster trước tang lễ và ký thư chia buồn tại Lancaster House.

Hơn 100 nguyên thủ quốc gia dự kiến ​​sẽ tập trung tại London vào ngày hôm đó, gồm Tổng thống Mỹ Biden, Tổng thống Pháp Macron và Nhật hoàng Naruhito. Lễ an táng của Nữ hoàng sẽ trở thành một “Bộ sưu tập Hoàng gia Toàn cầu” với 22 gia đình hoàng gia tới tham dự.

Politico và BBC đưa tin, Chủ tịch Hạ viện, Ngài Lindsay Hoyle, nói với các đồng nghiệp rằng ông đã từ chối thỉnh cầu của đại diện ĐCSTQ, muốn vào hội trường Westminster.

Năm ngoái, Bắc Kinh đã áp đặt “lệnh trừng phạt” với 9 người Anh, trong đó có 7 nghị sĩ, vì chỉ trích hành vi ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ của Bắc Kinh.

Sau đó, các nghị sĩ của thượng viện và hạ viện của Vương quốc Anh nói với Đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Anh, ông Trịnh Trạch Quang (Zheng Zeguang), rằng ông bị cấm vào Quốc hội Anh, và chỉ ra rằng chừng nào các “lệnh trừng phạt” của ĐCSTQ còn tồn tại, thì lệnh cấm của người Anh sẽ có hiệu lực.

Hội trường Westminster là một phần của Nhà Quốc hội, các nghị sĩ của Hạ viện và Lãnh chúa có thẩm quyền đối với tòa nhà.

Vào thời điểm đó, ông Hoyle cho biết, sau khi ĐCSTQ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nghị sĩ Anh, Đại sứ Trung Quốc không nên đến làm việc tại Hạ viện và các tòa nhà quốc hội khác. Chính phủ Anh cho biết, việc có cho phép những người khác vào hội trường quốc hội hay không tùy thuộc vào quyết định của quốc hội. Khi đó, ĐCSTQ đã gọi lệnh cấm này là “đáng khinh bỉ và hèn nhát.”

Bà Helena Kennedy, một nghị sĩ Đảng Lao động khác cũng bị Bắc Kinh trừng phạt, nói: “Tôi cảm thấy các quan chức Chính phủ Trung Quốc nên bị cấm tham gia vào lễ tưởng niệm của Nữ hoàng. Họ đang tấn công Quốc hội và Hiến pháp của chúng ta, thông qua các thành viên của cơ quan lập pháp của chúng ta.”

Vương quốc Anh đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự tang lễ. Truyền thông nhà nước ĐCSTQ cho biết, Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn sẽ đi thay. Nói cách khác, đại diện ĐCSTQ có thể tham dự tang lễ vào thứ Hai tới, nhưng sẽ không được phép vào hội trường Westminster tưởng niệm.

Hôm thứ Năm (15/9), 7 nghị sĩ và quý tộc Anh, gồm ông Iain Duncan Smith – cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ và nghị sĩ Tim Loughton, đã hối thúc Ngoại trưởng Anh rút lại lời mời đối với ông Tập.

Họ nói rằng dựa trên hồ sơ nhân quyền của ĐCSTQ, “hoàn toàn không thích hợp” khi mời đại diện của họ tham dự tang lễ. Một phát ngôn viên của Phố Downing cho biết, mời các quốc gia mà Vương quốc Anh có quan hệ ngoại giao đến dự tang lễ cấp nhà nước là một thông lệ.

Nghị sĩ Loughton nói với BBC News: “Với một đất nước hiện đang bị vạch trần với đủ mọi tội ác, đặc biệt là nạn diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ, cuộc đàn áp người Tây Tạng những năm 1960 và 1970 (thế kỷ 20) và những gì chúng ta đã thấy ở Hồng Kông, Vương quốc Anh không thể phát triển một mối quan hệ vàng hay một mối quan hệ bình thường với họ (ĐCSTQ).”

Lập trường của Chính phủ Anh với Trung Quốc (ĐCSQT) có thể sẽ trở nên cứng rắn hơn trong những tháng tới. Đầu tháng này, bà Liz Truss, tân Thủ tướng Anh, đã tỏ rõ quan điểm cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh trong thời gian bà tranh cử thủ tướng.

Bà Truss cho biết dự định chính thức nhận định việc ĐCSTQ ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ là “tội diệt chủng” và có kế hoạch cập nhật đánh giá toàn diện của Chính phủ Anh, với những ngôn từ mạnh mẽ hơn về những vấn đề của Trung Quốc (ĐCSTQ), gồm cả chiến lược quốc phòng và đối ngoại dài hạn của nước này.

Bình Minh (t/h)