Ngày 1/2, Myanmar xảy ra đảo chính quân sự, Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và những quan chức cấp cao khác của đảng chấp chính Liên minh Quốc gia vì Dân chủ đã bị quân đội bắt giữ. Sau đó, phía quân đội Myanmar tuyên bố kiểm soát quân sự Myanmar 1 năm. Quân đội Myanmar cho rằng, Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã gian lận trong cuộc bầu cử nghị viện liên bang vào tháng 11 năm ngoái, do đó phát động đảo chính để bắt giữ nhân vật chính trị quan trọng của đảng chấp chính này. Tuy nhiên, có học giả chỉ ra, quân đội Myanmar là quân được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thuê, bởi vì bà Aung San Suu Kyi đã đặt chướng ngại ngăn cản ĐCSTQ tại Malacca, cho nên ĐCSTQ lợi dụng quân đội Myanmar phát động đảo chính.

shutterstock 1906989556
Bangkok, Thái Lan ngày 2/1/2021. Người ủng hộ Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ  ở Bangkok biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Myanmar chống lại cuộc đảo chính quân sự. (Ảnh: kan Sangtong / Shutterstock).

Theo truyền thông Myanmar tiết lộ, ngày 28/1, Ủy ban bầu cử liên bang Myanmar phủ nhận cáo buộc của phía quân đội về gian lận trong tổng tuyển cử vào năm ngoái, cáo buộc này có khả năng là mồi lửa dẫn đến phía quân đội phát động đảo chính.

Trước đó, phía quân đội từng tung tin cần “có hành động”, không loại trừ lựa chọn phát động đảo chính. Sau khi đảo chính xảy ra, quân đội đã tiến hành giới nghiêm thủ đô Naypyidaw và thành phố Yangon, lượng lớn binh lính tuần tra trên đường phố. Ngoài ra, điện và mạng internet ở một số nơi đều bị ngắt.

Theo Nikkei Asian Review, một thành viên của Hạ viện thuộc Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ đã nói với tờ báo này qua điện thoại rằng, bà Aung San Suu Kyi bị quân đội bắt giữ, bị giam giữ ở nhà, Tổng thống Win Myint cũng bị giam lỏng tại nhà.

Theo Reuter đưa tin, hôm 2/2, một quan chức cấp cao thuộc Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ cho biết, bà Aung San Suu Kyi không bị đưa đi khỏi địa điểm giam giữ.

Hiện tại, phía quân đội Myanmar chưa công khai địa điểm chính xác giam giữ bà Aung San Suu Kyi.

Không chỉ có lãnh đạo của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar bị bắt, mà còn có nhiều lãnh đạo của đảng phái dân tộc thiểu số và lãnh tụ sinh viên cũng đều bị bắt trong vài tiếng đồng hồ. Điều này chứng minh đảo chính của quân đội đã được lên kế hoạch từ lâu.

Tháng 11/2015, lần đầu tiên sau hơn 25 năm, hơn 30 triệu cử tri trên khắp Myanmar lần đầu tiên tiến hành bỏ phiếu cho cuộc bầu cử tự do có ý nghĩa thực sự. Cuối cùng lãnh đạo Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng, người nắm quyền kiểm soát thực tế Chính phủ Myanmar xuất thân từ quân đội là ông Thein Sein đã chuyển giao quyền lực một cách bình ổn cho Chính phủ của bà Aung San Suu Kyi.

Để đảm bảo Chính phủ Myanmar không còn tiếp tục bị tập đoàn quân nhân kiểm soát, sau khi giải nhiệm, ông Thein Sein đi đầu làm gương, chuyển đến thị trấn Pyin U Lwin ở miền Trung Myanmar và xuống tóc đi tu, xa lánh vũ đài chính trị.

Theo ông Phùng Sùng Nghĩa, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc, giáo sư tại Đại học Kỹ thuật Sydney, quân đội Myanmar trước đây vẫn luôn dùng một chính đảng bù nhìn để thống trị Myanmar. Tuy nhiên, quân đội Myanmar tỏ ra không vui trước việc chính đảng của bà Aung San Suu Kyi cầm quyền.

Chính phủ Mỹ đã từng nỗ lực rất lớn cho tiến trình dân chủ của Myanmar. Tháng 11/2012, đương nhiệm tổng thống Mỹ khi đó là ông Obama đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Myanmar. Năm 2015, sau khi chuyển tiếp chính quyền dân chủ Myanmar, quan hệ Mỹ  và Myanmar được thắt chặt, sau đó Mỹ từng bước nới lỏng chế tài và cung cấp nhiều viện trợ cho Myanmar.

Sau khi Myanmar thực hiện chế độ dân chủ, đã bước vào hàng ngũ quốc gia bình thường, giao lưu với các nước trên thế giới cũng ngày càng nhiều, tuy nhiên quan hệ Trung Quốc và Myanmar lại trượt dốc. Myanmar vẫn luôn có ý thù địch đối với dòng vốn đầu tư của Trung Quốc, các dự án của Trung Quốc tại Myanmar đã gây nhiều kháng nghị do vấn đề về môi trường. Chỉ riêng việc xây dựng Đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc đầu tư, người dân Myanmar đã kháng nghị liên tục trong 10 năm. Mặc dù giao lưu hai hai nước chưa từng gián đoạn, nhưng quan hệ từng có thời điểm thoái lùi do nhiều nguyên nhân như nhân tố chính trị, ý thức hệ.

Rất hiển nhiên, đảo chính quân sự lần này tại Myanmar không thể thiếu sự can dự của Bắc Kinh. Từ khi ĐCSTQ thúc đẩy chính sách “một vành đai một con đường”, Myanmar là quốc gia nhận được lợi ích nên đã được Bắc Kinh viện trợ rất nhiều, thái độ đối với ĐCSTQ của chính phủ bà Aung San Suu Kyi cũng trở lên mập mờ hơn. Dù vậy ĐCSTQ vẫn chưa thể giành được ưu thế tuyệt đối trong Chính phủ Myanmar do bà Aung San Suu Kyi kiểm soát, nhất là nhiều dự án có mục đích quân sự rõ ràng, đều có tiến triển chậm chạp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà ĐCSTQ dần dần thất vọng với Chính phủ Aung San Suu Kyi. Đối với chính quyền ĐCSTQ mà nói, họ thích qua lại với người của chính phủ quân sự hơn, bởi trong quá khứ, hai bên từng có mối quan hệ qua lại tốt đẹp; hơn nữa Myanmar trong trạng thái quân phiệt chia cắt trong thời gian dài, thế lực nhiều nơi hỗn chiến thời gian dài đều cần ôm chân của ĐCSTQ để sinh tồn. Chính phủ Myanmar thụt lùi càng có lợi cho việc ĐCSTQ thâm nhập vào Myanmar.

Gian lận bầu cử chỉ là cái cớ?

Nhà bình luận thời sự Qua Bích Đông nói với Epoch Times rằng từ góc độ của ông về sự việc này, từ đầu đến cuối đều là “ĐCSTQ đang làm”, “hơn một tuần trước khi xảy ra sự kiện này, Ngoại trưởng ĐCSTQ Vương Nghị vừa đến Myanmar, sau khi ông rời khỏi Myanmar, thì xảy ra sự kiện đảo chính quân sự này”.

Ngày 11/1, ông Vương Nghị đến thăm Myanmar, ngoài hội kiến Tổng thống Win Myint và Cố vấn nhà nước kiêm Ngoại trưởng Aung San Suu Kyi, còn có cuộc hội kiến với tổng tư lệnh quân đội Myanmar, ông Min Aung Hlaing.

Ngày 2/2, Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing tiếp quản Chính phủ Myanmar cho biết, sở dĩ quân đội tiếp quản Chính phủ Myanmar là do có hiện tượng “gian lận” trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái, nên quân đội “buộc phải tiếp quản quyền lực”; sau khi tổ chức lại bầu cử, chính phủ quân đội sẽ chuyển quyền lực cho người giành thắng lợi.

Ông Qua Bích Đông cho rằng quân đội Myanmar không phải là một lực lượng chính nghĩa, họ sẽ không quan tâm đến việc bầu cử xảy ra gian lận quy mô lớn thế nào.

Ông cho biết, mặc dù bà Aung San Suu Kyi là người thân Cộng, cũng có khuynh hướng cực tả, nhưng trong vấn đề tuyến đường thông qua eo biển Malacca, bà Aung San Suu Kyi đã giữ vững chủ nghĩa dân tộc, và còn bảo vệ lợi ích quốc gia, điều này khiến cho ĐCSTQ rất đau đầu.

Ngoài ra, thời điểm cục diện chính trị Myanmar có sự biến đổi cũng khiến người ta suy nghĩ, đảo chính đúng thời điểm chính quyền ông Biden tiếp quản quyền lực, chính quyền mới của Mỹ chưa xử lý xong nhiều vấn đề trong nước Mỹ. Chính phủ quân đội Myanmar bằng như làm chuyện mờ ám dưới mắt Mỹ.

Mỹ đã tiến hành chế tài Myanmar từ những năm 90 của thế kỷ trước, lệnh chế tài khiến cho quân đội khổ không nói lên lời, cho nên quân đội sẽ không nhanh chóng khỏi vết thương mà quên nỗi đau, việc họ dám mạo hiểm hành động, chắc chắn có người đứng sau, ĐCSTQ rõ ràng chính là chỗ dựa lớn đằng sau lưng quân quân đội Myanmar.

Ông Qua Bích Đông nói, “Quân đội Myanmar bị ĐCSTQ thâm nhập rất ghê gớm, tư lệnh viên của chính phủ quân sự Myanmar có mối quan hệ lợi ích rất lớn với ĐCSTQ, về cơ bản họ có trao đổi lợi ích với ĐCSTQ. Trong quân đội Myanmar có rất nhiều quan chức cấp cao được đào tạo huấn luyện trong trường quân đội của ĐCSTQ”.

Ông Qua Bích Đông cho biết, sự kiện đảo chính lần này, không phải là vấn đề giữa quân đội Myanmar và bà Aung San Suu Kyi, mà là ĐCSTQ lợi dụng lá bài lính đánh thuê của họ (quân Myanmar là lính đánh thuê của ĐCSTQ) để tấn công bà Aung San Suu Kyi, “ĐCSTQ mới thực sự là bàn tay đen đằng sau”.

“Chúng ta có thể nhìn thấy rất nhanh chóng trong vòng một năm, quân đội sẽ phối hợp để các dự án ‘một vành đai, một con đường’ của ĐCSTQ được thuận lợi thực thi tại Myanmar”, ông Qua Bích Đông nói. “Bản thân quân đội Myanmar không phải là một tổ chức thiện rất thiện lương, nhưng năm 2005 họ đã nhường ngôi vị lại cho chế độ nghị viện một cách tương đối hòa mình, làm sao mà họ lại đột nhiên sửa đổi trở lại? Thực ra chính là ĐCSTQ đứng sau làm”.

Có thể thấy, việc ĐCSTQ khuyến khích quân đội Myanmar đảo chính, dường như là một món làm ăn “buôn một lãi mười”. 

Đầu tiên, ĐCSTQ làm đảo chính quân sự tại Myanmar chính là khiến Mỹ khó xử, đồng thời cũng là thăm dò tốc độ phản ứng và giới hạn của chính quyền Biden. Ông Biden vẫn luôn tự cho là chiến binh dân chủ, mồi lửa của Myanmar lại đúng lúc có thể thử một chút xem Mỹ đối với Đông Nam Á là xoa dịu hay cứng rắn, cấp độ của sự kiện ở Myanmar vừa rất thích hợp cho việc ĐCSTQ “ném đá dò đường“. ĐCSTQ đương nhiên biết giấy không gói được lửa, nên trong khi Myanmar xảy ra đảo chính, ĐCSTQ đã phái ông Dương Khiết Trì kêu gọi Mỹ rằng hợp tác Trung – Mỹ là điều mà lòng người hướng tới, là xu thế thúc đẩy, lợi ích Trung – Mỹ dung hợp cũng như liên quan với nhau ở mức độ cao. Phía ĐCSTQ hy vọng chính quyền Mỹ khóa mới di dời “đá ngáng đường” sự giao lưu các giới giữa hai nước. Bàn tay đen của ĐCSTQ vươn ra, chính quyền ông Biden không thể không giải quyết vấn đề nóng bỏng ở Myanmar này, nhưng lại không cách nào trực tiếp vạch mặt ĐCSTQ.

Thứ hai, ĐCSTQ tin tưởng vào địa chính trị, cho rằng bằng cách Triều Tiên hóa các nước xung quanh Trung Quốc thì mới đạt được “ổn định và hòa bình lâu dài” ở biên giới, lấy Myanmar để thử súng sẽ không có rủi ro quá lớn, dù cho có thất bại cũng dễ dàng rút lui được. Thực ra, đảo chính quân sự của ĐCSTQ đối với Myanmar đã có sự chuẩn bị vài tháng trước, ĐCSTQ nói là để phòng dịch bệnh nên đã xây tường biên giới giữa Vân Nam và Myanmar, hiện giờ xem ra đúng là để phòng ngừa làn sóng hỗn loạn tại Myanmar tràn đến nội địa Trung Quốc.

Ông Ngô Cường, cựu giảng viên Khoa Chính trị của Đại học Thanh Hoa chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do rằng, quân đội Myanmar nắm quyền sẽ càng có lợi cho Bắc Kinh. Ông cho rằng, nếu Myanmar tiếp tục tiến theo hướng dân chủ, tức là về chính trị càng có thiên hướng nghiêng về Mỹ, đây là điều mà ĐCSTQ không muốn nhìn thấy. Đây cũng là một nguyên nhân rất quan trọng mà chúng ta tin rằng ĐCSTQ đứng sau ủng hộ quân đội Myanmar đảo chính.

Đáng thương nhất vẫn là người dân Myanmar, họ quá xa Mỹ và quá gần ĐCSTQ. Sự tà ác của ĐCSTQ là trong khi đi nước cờ với Mỹ, cũng đồng thời phải kéo người khác chịu tội thay, rất đáng tiếc cho Myanmar mới chỉ bước sang dân chủ hóa vài năm giờ lại bị ĐCSTQ lôi xuống vực thẳm.

Trí Đạt

Xem thêm: