Mỹ, Anh và Úc đã thông báo thành lập một liên minh mới có tên AUKUS vào tuần trước. Úc cũng hủy bỏ thỏa thuận tàu ngầm diesel-điện với Pháp và thay vào đó là một thỏa thuận với Anh và Mỹ để có được công nghệ tàu ngầm hạt nhân. Động thái này thậm chí làm bùng nổ các tranh chấp ngoại giao với Pháp. Phân tích chỉ ra rằng việc thành lập AUKUS và động thái của Úc đã nêu bật một sự thay đổi chiến lược quan trọng ở phương Tây. Đó là trọng tâm của Mỹ và các đồng minh đã chuyển sang đối kháng với sự xâm lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Thái Bình Dương.

p2633631a755790168
Mới đây, Mỹ, Anh và Úc cùng tuyên bố thành lập liên minh quốc phòng ba bên, lấy tên là “AUKUS”. Tổ chức này nhằm hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Các học giả cho rằng, rõ ràng Bắc Kinh đã bị đưa vào bẫy khi bị gây sức ép. Một bức ảnh dữ liệu của một tàu ngầm tấn công hạt nhân Virginia. (Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ / Public domain)

Việc Úc từ bỏ hợp đồng đóng 12 tàu ngầm thông thường với Pháp trị giá 66 tỷ đô la Mỹ để chuyển sang ủng hộ ký kết các thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân với Mỹ và Anh, không chỉ khiến Pháp tức giận mà còn khiến Bắc Kinh bất an.

Các nhà phân tích cho rằng liên minh AUKUS là dấu hiệu mới nhất cho thấy phương Tây và Bắc Kinh đang đọ sức ở Thái Bình Dương, đặc biệt là trong tranh chấp ở khu vực Biển Đông giàu tài nguyên.

Các quan chức Úc từng bày tỏ lo ngại về việc chi vượt ngân sách và sự chậm trễ trong giao dịch với Pháp, cho biết rằng tàu ngầm hạt nhân là nhu cầu công nghệ cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Theo thỏa thuận, đến năm 2040, Úc sẽ nhận được ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Động thái hủy bỏ hợp đồng trước đó với Pháp, ngoài việc khiến Pháp tức giận, Úc còn phải trả cho phía Pháp hàng tỷ đô la thu nhập dự kiến ​​và thiệt hại 1,7 tỷ đô la chi phí vốn. Mặt khác, thỏa thuận AUKUS mới cũng khiến ĐCSTQ bất an và tức giận vì Mỹ và Anh sẽ chia sẻ thông tin công nghệ hạt nhân rất nhạy cảm với Úc.

Úc đã thay đổi quan điểm chiến lược đối với Trung Quốc, Mỹ cho rằng đối kháng với ĐCSTQ rất quan trọng

Ông Ivo Daalder, cựu Đại sứ Mỹ tại NATO từ năm 2009 đến năm 2013, nói với Fox News rằng quyết định hợp tác của Úc với Mỹ và Anh cũng cho thấy rằng kể từ khi ký hợp đồng với Pháp vào năm 2016, quan điểm chiến lược của Úc đối với Trung Quốc (ĐCSTQ) đã có sự “thay đổi lớn“. Do việc Bắc Kinh xử lý đại dịch COVID-19, các hoạt động ở Biển Đông, cũng như các nỗ lực và hành động nhằm kiểm soát thương mại ở Thái Bình Dương, đã khiến cho quan hệ giữa Úc và Trung Quốc xấu đi.

Ông Ivo Daalder cho biết, “Nói một cách thẳng thắn, [Úc] cũng muốn ràng buộc Mỹ tại Thái Bình Dương. Đây là một cách khác để làm điều này.” Ông nói thêm, “Lý do chiến lược của việc hợp tác với Anh và Mỹ quan trọng hơn nhiều so với việc hợp tác với Pháp.”

Ông nói, “Các tàu ngầm truyền thống về cơ bản là không đáp ứng được nhiệm vụ này.” 

So với các tàu ngầm mà Úc mua theo thỏa thuận ban đầu với Pháp, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có một số lợi thế về tác chiến. Các tàu ngầm hạt nhân có thể tiếp tục được sử dụng trong nhiều thập kỷ mà không cần tiếp nhiên liệu, có hành trình dài hơn và khó bị phát hiện hơn.

Ông Garret Martin, đồng giám đốc Trung tâm Chính sách Xuyên Đại Tây Dương tại Đại học Mỹ (American University), cho biết: “Sự chậm trễ [về hợp đồng tàu ngầm với Pháp] có thể được giải quyết. Nhưng tôi cho rằng hành động của Trung Quốc (ĐCSTQ) và cả mối đe dọa kinh tế của ĐCSTQ đối với các nước khác, đã tạo ra cảm giác cấp bách và gây ra áp lực thực sự trong nước. [Úc có] nhiều bờ biển cần phòng thủ, và Thái Bình Dương rất rộng lớn, vì vậy nó đã tạo ra ảnh hưởng rất lớn đến họ (Úc).”

Các quan chức cấp cao của Úc cho rằng để bảo vệ lợi thế công nghệ đang “thu nhỏ lại” của Úc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cần phải thay đổi quan điểm về khả năng hải quân của ĐCSTQ bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân.

Ông Garret Martin bổ sung thêm: “Tôi có được cảm giác từ chính quyền Biden rằng điều này đủ để nói rõ tầm quan trọng của việc đối kháng với Trung Quốc (ĐCSTQ). Dù điều này có nghĩa là sẽ chọc giận đồng minh chính của Mỹ ở châu Âu.”

Thỏa thuận mới khiến ĐCSTQ bất an

Ông Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, nói với VOA: “Về mặt thao tác mà nói, điều này có thể khiến Trung Quốc (ĐCSTQ) bất an, bởi vì nếu Úc thực sự có được các tàu ngầm hạt nhân này, vậy thì sau đó nó có thể ở lại Biển Đông hoặc Biển Hoa Đông và ít nhiều sẽ triển khai vĩnh viễn.”

Ông nói rằng các tàu ngầm hạt nhân sẽ không có sẵn ngay lập tức, nhưng trong 5 – 10 năm đầu tiên, điều quan trọng là “[quan hệ đối tác này] cho thấy rằng tư thế và ý nguyện của Úc đứng ra đối mặt với Trung Quốc (ĐCSTQ) và những thay đổi trong tư thế của Mỹ đối với Trung Quốc.”

Ông nói, cuối cùng Washington có khả năng sẽ tăng cường hoạt động luân phiên quân sự và diễn tập quân sự với Canberra.

Ngày 17/9, Ngoại trưởng Úc Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton đã hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Washington, DC. Sau cuộc hội đàm, ông Dutton nói với các phóng viên rằng Mỹ sẽ lần lượt triển khai tất cả các loại máy bay quân sự của Mỹ tới Úc để mở rộng hợp tác hàng không giữa hai nước.

Ông Blinken cho biết, Mỹ sẽ đứng cùng Úc để chống lại áp lực đến từ chính quyền ĐCSTQ.

Theo thỏa thuận, nhiều máy bay của Không quân Mỹ thuộc nhiều loại khác nhau, trong đó có máy bay ném bom, sẽ được triển khai tới Úc. Đồng thời, nhiều nhân viên bảo trì và nhân viên hậu cần quân sự cũng sẽ được triển khai.

Ông Drew Thompson, một cựu quan chức Lầu Năm Góc phụ trách quan hệ với Trung Quốc, nói với New York Times rằng việc triển khai các tàu ngầm khó có thể thể theo dõi được ở các vùng biển gần Trung Quốc, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên, có thể có tác dụng răn đe mạnh mẽ đối với quân đội ĐCSTQ.

Ông Malcolm Davis, một nhà phân tích cấp cao nghiên cứu về chiến lược và khả năng quốc phòng tại Viện Chính sách Chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute) ở Canberra, nói với VOA rằng, các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lấy Úc làm căn cứ có thể đến Biển Đông trong vòng một ngày và ở đó vô thời hạn. Ông nói thêm rằng các tàu đó cũng có thể đi vào Vịnh Bengal, Biển Ả Rập hoặc Tây Nam Thái Bình Dương.

Ông Malcolm Davis nói, “Các tàu ngầm này chủ yếu nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Úc trước sự trỗi dậy của Trung Quốc (ĐCSTQ). Trung Quốc (ĐCSTQ) không chỉ thách thức Mỹ trong khu vực, mà còn thách thức tất cả các nước của chúng ta, bao gồm cả Úc. Những thách thức quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc (ĐCSTQ) là điều rất chân thực, chúng ta đang chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp xấu nhất có thể xảy ra, bao gồm cả viễn cảnh vì Đài Loan mà xảy ra một cuộc tranh giành quyền lực lớn giữa Mỹ và Trung Quốc (ĐCSTQ) vào một thời điểm nào đó trong thập kỷ này.”

Theo Lý Hoàn Vũ, Epoch Times

Xem thêm: