Để luận tội Tổng thống Trump, Đảng Dân chủ đã tính toán những gì? Những người bình thường đều có thể thấy rằng cuộc luận tội TT. Trump sẽ kết thúc trong thất bại, vì không thể thuyết phục được 17 thành viên Đảng Cộng hòa bỏ phiếu tán thành và bởi vì 45 thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu cho rằng việc luận tội ông Trump, một tổng thống đã rời nhiệm sở, là vi phạm luật pháp và hiến pháp. Đến cả Chánh án Tòa án cũng từ chối làm chủ tọa phiên xử luận tội, Chủ tịch Thượng viện và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cũng đều từ chối ghế chủ tọa, vậy tại sao lại phải luận tội?

Bài viết được chuyển thể từ video của kênh YouTube Đông Phương.

50548265318 f49cdc2004 b

(Ảnh: Gage Skidmore/ Wikimedia)

Theo tôi thấy, tính toán của Đảng Dân chủ là như thế này. Bởi ông Trump đã rời nhiệm sở, Đảng Dân chủ và phe cánh tả đột nhiên đánh mất mục tiêu của họ. 5 năm qua, sự thù hận và công kích cựu TT. Trump là sức mạnh gắn kết duy nhất của Đảng dân chủ. Là đảng đối lập, nên đảng Dân chủ muốn ‘đập bàn đập ghế’ thế nào cũng được, dù sao bản thân họ không nắm quyền và cũng không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì: Thuốc phiện tràn lan là do lỗi của TT. Trump; Không ngăn được dịch, suy thoái kinh tế do dịch bệnh gây ra, số người chết gia tăng là do TT. Trump; Không thể phát triển vắc-xin, không được tiêm chủng kịp thời sau khi một loại vắc-xin mới được phát triển là lỗi của TT. Trump; Tòa nhà Quốc hội bị tấn công, các cuộc bạo loạn diễn ra ở khắp nơi, tất cả đều do TT. Trump…

Bây giờ thì đã ổn. Đảng đối lập đã trở thành đảng cầm quyền và phải đối mặt với những vấn đề thực tế hóc búa. Ông Biden, người cáo buộc TT. Trump đã không ngăn chặn được dịch bệnh trong chiến dịch bầu cử, sau khi làm tổng thống được vài ngày, lại nói rằng dịch bệnh không thể được kiểm soát và ông ấy cũng không thể làm gì.

Do đó, nếu tiếp tục sử dụng ông Trump làm mục tiêu và luận tội ông ấy, đảng Dân chủ có thể chuyển hướng chú ý, để mọi người không chú ý ngay đến các vấn đề thực tế và vấn đề của chính quyền Biden. Bởi cách giải quyết các vấn đề thực tế sẽ dẫn đến sự chia rẽ giữa chính phủ hiện tại và phe đối lập, cũng như chia rẽ trong nội bộ Đảng Dân chủ. Phe cánh tả chỉ trích ông Biden không đủ tả hóa, phe kiến chế thân cộng chỉ trích ông Biden vì đi chệch đường lối chính. Phe bảo thủ chỉ trích ông Biden đã quay lưng lại với các giá trị truyền thống của Hoa Kỳ. Phe trung gian thì lắc đầu thở dài vì bất lực.

Việc Đảng Dân chủ luận tội TT. Trump còn nhằm mục đích chia rẽ Đảng Cộng hòa. Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ trở lại sau 2 năm, và cuộc bầu cử tổng thống sẽ trở lại sau 4 năm. Đảng Cộng hòa không chỉ cần những người ủng hộ ông Trump mà còn mở rộng phạm vi ủng hộ. Nếu không có sự ủng hộ của ông Trump, đảng Cộng hòa sẽ khó giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ trong nội bộ đảng. Chỉ cần dựa vào ông Trump thôi thì sự thắng bại của hai đảng sẽ không thể đoán trước trong cuộc đọ sức. Làm Đảng Cộng hòa chia rẽ là mục tiêu của việc Đảng Dân chủ luận tội TT. Trump. Tất nhiên Đảng Dân chủ cũng sẽ phải trả giá vì việc này. Vì Thượng viện bận với việc luận tội ông Trump và các phiên điều trần, nên quá trình bổ nhiệm nội các của ông Biden và các quan chức chính phủ sẽ bị trì hoãn. Nhưng Đảng Dân chủ tin tưởng vào cái giá phải trả này. Tuy nhiên, làm như vậy có thể giống như tự vác đá đập vào chân mình.

Ông Trump tham gia tranh cử có thể khuyến khích cử tri đảng Dân chủ tích cực tham gia bỏ phiếu, nhưng ông Biden đang nêu cao khẩu hiệu đoàn kết. Trái ngược hẳn với ông Trump, một người ngoài cuộc, ông Biden đã tham gia chính trị suốt 50 năm, ông ấy là người trong cuộc. TT. Trump hung hăng và phá vỡ trật tự hiện có và trùng tổ lại. Ông Biden lên nắm quyền là thời điểm tốt để các đồng minh của liên minh trở lại với quá khứ. Ông Trump làm những gì ông ấy nói, thực hiện những gì đã hứa với những người ủng hộ. Ông Biden lại hay thay đổi liên tục.

Tuy nhiên, tất cả những điều này sẽ tan vỡ vì cuộc luận tội ông Trump. Tôi tin rằng các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ sẽ bỏ phiếu ủng hộ 100% để luận tội ông Trump. Mặc dù ông Biden không công khai ủng hộ việc luận tội, nhưng ông ấy cũng không ngăn cản quá trình luận tội của chủ tịch Hạ viện Pelosi, như vậy cũng tức là đã biểu đạt thái độ. Là một tân tổng thống và lãnh đạo của Đảng Dân chủ, nếu ông Biden ra mặt ngăn cản Hạ viện đệ trình hồ sơ luận tội lên Thượng viện, thì bà Pelosi cũng phải nể mặt ông ấy. Nhưng cả hai người đều không thể kìm chân các lực lượng cánh tả. Một khi họ đã hứa sẽ luận tội, họ đành phải đâm lao thì phải theo lao.

Trong quá trình điều trần luận tội, ông Biden và bà Harris nhất định sẽ giữ thái độ thờ ơ. Một mặt họ sẽ không đề cập đến vấn đề này, mặt khác cũng sẽ không chỉ trích bản thân việc luận tội. Hình tượng đoàn kết [mà ông Biden vẫn rêu rao] sẽ biến mất như thế này. Nếu ông Trump tái tranh cử sau 4 năm nữa, ứng cử viên Đảng Dân chủ có thể dùng điều gì để so sánh với ông Trump?

Thành thật mà nói, Đảng Dân chủ cũng nên hiểu rằng việc luận tội ông Trump là vác đá đập chân mình, nhưng họ vẫn phải làm như vậy. Bởi họ tin rằng tảng đá này cũng sẽ rơi trúng chân Đảng Cộng hòa, thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Tại sao giới tinh hoa cầm quyền lại bị cử tri hắt hủi? Bởi chính họ đã đặt các cuộc tranh chấp trong nội bộ đảng lên trên lợi ích quốc gia. Việc luận tội tổng thống không phải là một trò đùa.

Lần luận tội Tổng thống Mỹ đầu tiên diễn ra vào năm 1868, 79 năm sau lễ nhậm chức của vị cha lập quốc Washington. Lần luận tội Tổng thống thứ hai diễn ra vào năm 1998, là cuộc luận tội Tổng thống Clinton. Khoảng cách giữa 2 lần luận tội tổng thống là 130 năm.

Còn ông Trump đã bị luận tội 2 lần, chỉ cách nhau 13 tháng. Hai bản luận tội được thông qua tại Hạ viện một cách vội vàng và tổng thống bị luận tội mà không có bất kỳ cơ hội biện hộ nào. Điều này đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản của hệ thống luật pháp Hoa Kỳ. Mục đích của việc luận tội là loại bỏ tổng thống trước khi kết thúc nhiệm kỳ, còn việc luận tội một tổng thống đã rời nhiệm sở là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ.

Không có gì lạ khi các cử tri đã biến giới tinh hoa phe kiến chế thành một đầm lầy, bộ máy công quyền bị lạm dụng, nhằm tiến hành cuộc tranh chấp giữa các đảng phái. Không chỉ luận tội, đảng Dân chủ còn kêu gọi bãi bỏ hệ thống bầu cử, bãi bỏ hệ thống tranh luận kéo dài của Thượng viện, tăng thêm các thẩm phán của Tòa án Tối cao. Thậm chí vì những ngôn luận đã đưa ra trước khi tham dự chính trị, dân biểu Marjorie Taylor Greene đã bị sa thải khỏi ủy ban. Ông Biden cũng đã ký nhiều lệnh hành pháp nhất ngay khi bước vào Nhà Trắng.

Trong nền chính trị dân chủ Mỹ, có nhiều điều khoản hạn chế quyền lực. Ngay cả đảng đa số cũng không được làm gì tùy thích. Nhưng hiện nay Đảng Dân chủ đã kiểm soát Nhà Trắng và Đảng Dân chủ của Thượng viện và Hạ viện, phế bỏ các hệ thống ràng buộc. Ngay cả dự luật cứu trợ dịch bệnh cũng không được hai bên hợp tác. Tại Thượng viện, tỷ lệ bỏ phiếu là 50:50, cuối cùng Phó Tổng thống Harris đã bỏ phiếu thông qua. Bản chất của dân chủ là sự thỏa hiệp. Lý do tại sao quyền lực có thể được được chuyển đổi một cách hòa bình? Là vì các quy tắc rõ ràng và công bằng, những người thua cuộc cũng phải tâm phục khẩu phục. Nếu thay đổi quy tắc, những người thua cuộc cũng không thừa nhận thất bại và sẽ tìm cách trả thù. Từ đó trở đi, sẽ không có hòa bình trong Đầm lầy Washington.

Cuộc khủng hoảng hiến pháp gây ra bởi cuộc tổng tuyển cử vẫn chưa qua đi, nó chỉ mới bắt đầu.

Theo Phương Đông, Vision Times
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và ý kiến ​​cá nhân của tác giả.)

 Xem thêm: