Tờ Libération đưa tin, hôm 5/12 Pháp đã phát hiện 4 đồn cảnh sát bí mật của ĐCSTQ “được thiết lập rất tốt” ở Paris và Aubervilliers (khu vực phía Đông Bắc gần thủ đô Paris).

id13855037 7f81aae97f9bc8530209f8b1d0c6e4fd 600x372 1
Báo cáo của “Safeguard Defenders” cho biết ĐCSTQ đã thành lập 54 “trạm dịch vụ cảnh sát và Hoa kiều” do cảnh sát ĐCSTQ quản lý trên 5 lục địa. (Ảnh chụp màn hình trang web “Safeguard Defenders”)

Đây là một trong những báo cáo mới nhất về hoạt động được gọi là “Trạm dịch vụ Cảnh sát Hoa kiều” do ĐCSTQ quản lý. Người Hoa trên thế giới gọi chúng là “đồn cảnh sát 110”, lấy tên theo số điện thoại cảnh sát ở Trung Quốc Đại Lục.

Tờ Libération viết: “Trong báo cáo mới được công bố hôm Thứ Hai, tổ chức phi chính phủ Safeguard Defenders xác định 4 ăng-ten bất hợp pháp ở Île-de-France, ít nhất một trong số đó đã tham gia vào một hoạt động cưỡng chế đối với một cư dân Trung Quốc trên đất Pháp.”

Râu ăng-ten là nói trạm chi nhánh theo cách nói của người Pháp.

Tờ báo viết tiếp: ““Năm 2018, huyện Thụy An, thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang của tôi đề xuất thành lập một trạm liên lạc ở nước ngoài. […] Vài tháng sau, tại Aubervilliers, phía Bắc Paris, tôi có vinh dự được treo biển “Police en ligne” (cảnh sát liên kết) trong văn phòng của Phòng Thương mại Công nghiệp May mặc mà tôi làm chủ tịch,” ông Hồ Nhân Ái giải thích trong một phỏng vấn dành cho một phương tiện truyền thông Trung Quốc vào tháng 10/2021.”

“Người đàn ông nói rằng ông ta đã sống ở Pháp 30 năm và là một “tình nguyện viên”, mô tả rất dài những nhiệm vụ mà ông ta đảm nhận cho đồng bào của mình bằng cách giao tiếp với chính quyền Ôn Châu, chẳng hạn như gia hạn giấy phép lái xe, làm thủ tục về quyền sở hữu, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hôn nhân và nhà ở. Được tiến hành mà không có sự cho phép của Pháp và bên ngoài bất kỳ khuôn khổ lãnh sự nào, một số nhiệm vụ này là bất hợp pháp theo Công ước Viên năm 1963 của Liên Hợp Quốc về Quan hệ Lãnh sự.”

“Thêm vào đó là các hoạt động đe dọa và ép buộc được thực hiện bí mật trên đất Pháp theo lệnh của cảnh sát Trung Quốc: ‘Vào tháng 10 năm 2019, tôi được công an Trung Quốc giao nhiệm vụ giúp thuyết phục một tên tội phạm đã ở Pháp nhiều năm trở về Trung Quốc.’”

Những đồn cảnh sát trá hình của ĐCSTQ hoạt động trên lãnh thổ quốc gia khác đã lần lượt bị phát hiện trong thời gian những tháng qua.

Vấn đề này được các cộng đồng quốc tế bắt đầu chú ý khi Tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders công bố vào giữa tháng 9/2022 rằng ĐCSTQ đã thành lập 54 “đồn cảnh sát 110” trải khắp 5 châu lục. Tài liệu chính thức của ĐCSTQ cho thấy từ tháng 4/2021 đến tháng 7/2022 có hơn 230.000 người Trung Quốc đã bị “đồn cảnh sát 110” này “thuyết phục trở về nước” và tất cả họ đều phải đối mặt với các thủ tục tố tụng hình sự.

Theo Newsweek đưa tin hôm 13/12, con số thống kê hiện nay là hơn 100 “đồn cảnh sát 110” đã được phát hiện tại hơn 50 quốc gia.

Đại sứ quán Trung Quốc ở Pháp đã hoàn toàn bác bỏ cáo buộc nói trên: “Các “trạm dịch vụ ở nước ngoài” không có liên kết với bất kỳ cơ quan chính phủ Trung Quốc nào và không có chức năng quản lý hành chính, chứ chưa nói đến các chức năng thực thi pháp luật của cảnh sát. Đương nhiên, nó không cần sự cho phép chính thức từ quốc gia nơi nó tọa lạc.”

“Trung Quốc luôn kiên quyết phản đối quyền tài phán dài hạn, tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền tư pháp của tất cả các quốc gia và không thực hiện bất kỳ hoạt động thực thi pháp luật nào thông qua các “trạm dịch vụ ở nước ngoài”.”

Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp tiếp tục đổ lỗi cho “dư luận chống Trung Quốc”. Và họ miêu tả việc một số “đồn cảnh sát 110” của họ buộc phải đóng cửa ở một số quốc gia là “tổn thất lớn của đông đảo đồng bào người Hoa ở nước ngoài.”

Thiên Đức (T/h)