Gần đây, bộ phim “Fight Club” (Câu lạc bộ chiến đấu) đã được ra mắt trên nền tảng Tencent của Trung Quốc. Phần kết đã bị can thiệp chỉnh sửa để có thể thông qua sự kiểm duyệt của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Động thái này khiến người hâm mộ Đại Lục choáng váng: “Thật lố bịch! Cột mốc của sự xấu hổ trong lịch sử điện ảnh.”

Embed from Getty Images

(Từ trái sang phải) Nam diễn viên đoạt giải thưởng Brad Pitt, đạo diễn David Fincher và nam diễn viên Edward Norton chụp chung vào ngày 30/5/2009 tại Los Angeles, California. (Ảnh: Kevin Winter / Getty)

Fight Club do đạo diễn người Mỹ David Fincher chỉ đạo, và các ngôi sao Edward Norton, Brad Pitt, Helena Bonham Carter thủ vai chính.

Theo báo cáo tổng hợp trong giới truyền thông, các nhà phê bình phim thường cho rằng Fight Club công chiếu năm 1999 là một bộ phim “phản những người thân ĐCSTQ” kinh điển với sự hài hước hắc ám.

Ở cuối phim gốc, nhân vật của Edward Norton giết chết bản ngã trong tưởng tượng của mình, tức “Tyler Durden” do Brad Pitt diễn. Anh đứng từ xa chứng kiến ​​các tòa nhà của thành phố nổ tung từng cái một, ngụ ý rằng kế hoạch vô chính phủ của Tyler nhằm tiêu diệt nền văn minh đang được tiến hành.

Tuy nhiên, cái kết của Fight Club “phiên bản Trung Quốc” là nam diễn viên Norton vẫn tấn công Tyler Durden, nhưng tòa nhà không phát nổ mà trên màn hình xuất hiện dòng chữ: “Thông qua manh mối do Tyler để lại, cảnh sát đã nhanh chóng phát hiện toàn bộ kế hoạch, và bắt giữ tất cả tội phạm, ngăn quả bom phát nổ.”

Đoạn văn trên màn hình nói thêm rằng Tyler Durden đã được gửi đến “bệnh viện tâm thần” để điều trị tâm lý và sau đó được xuất viện vào năm 2012.

Cái kết mới về chiến thắng của cảnh sát đã khiến đông đảo người hâm mộ Trung Quốc bàng hoàng. Họ chỉ trích: “Quá thô bạo”, “không hợp vị”, “hóa ra không những xóa, mà còn thêm thắt”, “cắn xén như vậy thì bộ phim kinh điển này còn gì đáng xem nữa?”

Một cư dân mạng Đại Lục khác nói trên Weibo: “Điều này thật lố bịch. Fight Club trên Tencent Video nói với chúng tôi rằng họ không chỉ xóa các cảnh mà còn thêm thắt các tình tiết”, “Điều này thật nực cười”, đây là “cột mốc sỉ nhục trong lịch sử điện ảnh.”

Một người khác viết trên Douban: “Không ai muốn trả tiền để xem một tác phẩm kinh điển đã bị phá hủy đến mức như vậy.”

Không rõ liệu những thay đổi này được đặt hàng bởi các nhà kiểm duyệt của Chính phủ Trung Quốc hay bởi các nhà sản xuất. Tencent từ chối trả lời. Ngày 24/1, hãng thông tấn Hoa Kỳ VICE dẫn lời những người thạo tin cho biết, bộ phim đã được chủ bản quyền sửa đổi và sau đó được chính phủ phê duyệt trước khi tải lên nền tảng phát trực tuyến.

ĐCSTQ kiểm duyệt các bộ phim của Hollywood, phim nổi tiếng nhất cũng từng bị sửa

Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phim. Từ năm 1994 – 2019, chỉ có 9 trong số 26 phim hay nhất của giải Oscar được trình chiếu công khai tại Trung Quốc. Kể từ đầu những năm 1990, mỗi năm các nhà chức trách chỉ cho phép chiếu vài chục bộ phim nước ngoài ở Trung Quốc.

Các nhà kiểm duyệt Trung Quốc cũng nhiều lần yêu cầu Hollywood phát hành “phiên bản thay thế” khi họ vào Trung Quốc. Báo cáo tháng 8/2020 của PEN America chỉ ra, tác động trước sự kiểm duyệt của ĐCSTQ đối với Hollywood là một mối đe dọa nghiêm trọng về tự do ngôn luận và các giá trị trong thế giới phương Tây. Bản báo cáo đổ lỗi cho ĐCSTQ về hệ thống kiểm duyệt tàn bạo và bất hợp lý của họ.

Báo cáo lưu ý rằng một số bộ phim nổi tiếng nhất của Hollywood cũng từng bị thay đổi. Ví dụ, khi “Mission: Impossible III” (2006) được phát hành tại Trung Quốc, những cảnh như nhân vật chính Ethan Hunt giết người Trung Quốc và một cảnh ở Thượng Hải đã bị xóa.

Trong phim “Casino Royale” (2006), nữ diễn viên Judi Dench tiết lộ rằng cô đã phải lồng tiếng lại cho bộ phim phát hành tại Trung Quốc, đổi từ “Christ, I miss the Cold War” thành “God, I miss the old days.”

Trong Iron Man III, Marvel Studios đã thêm các cảnh vào phiên bản phim Trung Quốc, mô tả các bác sĩ Trung Quốc làm việc điên cuồng để cứu sống Iron Man. Nội dung thêm vào này lạc nhịp với phần còn lại của bộ phim đến nỗi chúng bị giới phê bình chế giễu.

Bộ phim đình đám “Thế chiến Z” (còn được gọi là “Ngày tận thế” – World War Z) đã mô tả một đại dịch do virus gây ra. Có một cảnh trong phiên bản gốc của bộ phim, trong đó các nhân vật suy đoán rằng virus có thể có nguồn gốc từ Trung Quốc. (Trong tiểu thuyết, bệnh nhân số 0 là một cậu bé đến từ Trùng Khánh.) Nhưng Công ty Paramount Pictures đã nói với nhà sản xuất phim xóa chương về Trung Quốc để được quyền phát sóng ở Trung Quốc. Max Brooks, tác giả ban đầu của cuốn tiểu thuyết “Ngày tận thế”, đã đăng trên tờ “Washington Post” vào tháng Hai năm nay, tiết lộ rằng ông khăng khăng từ chối xóa và sửa đổi các chương về Trung Quốc trong tiểu thuyết. Đây là lý do chính tại sao cuốn tiểu thuyết này được liệt kê là một cuốn sách bị cấm ở Trung Quốc. Ông tin rằng việc xem xét, xóa và sửa đổi các chương này sẽ khiến ĐCSTQ như hổ mọc thêm cánh, gây nguy hại cho công dân.

Trong bộ phim bom tấn “Dr. Strange” của Marvel Studios, nhà làm phim đã thay đổi nhân vật chính “Ancient One” (nhà sư Tây Tạng hư cấu trong truyện tranh) từ người Tây Tạng thành người Celtic. Khi ai đó chất vấn về vấn đề này, một nhà biên kịch đã giải thích: “Nếu bạn thừa nhận rằng Tây Tạng là một địa phương và ông ấy là người Tây Tạng, bạn sẽ có nguy cơ phải xa lánh một tỷ người.” Anh ấy nói tiếp: “Hoặc, Chính phủ ĐCSTQ có thể sẽ nói, ‘Chúng tôi sẽ không chiếu phim của bạn vì bạn đang làm chính trị.’

Disney từng sản xuất “Cuộc đời của Đạt lai Lạt Ma” (Kundun), một bộ phim năm 1997, phản ánh sự đàn áp của Trung Quốc (ĐCSTQ) với Đức Đạt Lai Lạt Ma. ĐCSTQ đã phản đối dự án này và gây áp lực buộc Disney phải từ bỏ nó. Cuối cùng, Disney quyết định không để cho một thế lực ngoại quốc ra quyết định, liệu có phát hành phim ở Mỹ hay không. Nhưng sự can đảm vào thời khắc ấy không kéo dài được bao lâu. Sau khi ĐCSTQ cấm tất cả các bộ phim Disney được phát hành tại Trung Quốc, công ty Disney đã vận động mạnh mẽ, hy vọng lấy lại cơ hội được phát sóng (tại Đại Lục). Giám đốc điều hành của Disney xin lỗi vì đã trình chiếu bộ phim “Cuộc đời của Đạt lai Lạt Ma”, và gọi đó là một “sai lầm ngu ngốc”.

Bình Minh (t/h)

Xem thêm: