Ngày 3/2, dân biểu Đảng Dân chủ Mỹ James P. McGovern và Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio đã công bố một lá thư gửi tới Ủy ban Giải thưởng Nobel Hòa bình, đề cử phong trào ủng hộ dân chủ Hồng Kông (chống Dự luật Dẫn độ) nhận giải Nobel Hòa bình năm 2021.

p2447572a638710787
Ngày 16/6/2019, Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền (CHRF) tại Hồng Kông đã tổ chức tuần hành chống Dự luật Dẫn độ, yêu cầu bà Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) từ chức, kêu gọi người Hồng Kông mặc áo đen và treo ruy băng trắng ở đầu các đường phố (Ảnh: Vision Times).

Đài VOA Mỹ đưa tin, tham gia ký tên chung trong bức thư gồm các Thượng nghị sĩ Dân chủ Mỹ gồm Jeff Merkley và Gary Peters, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Steve Daines và Todd Young, dân biểu Dân chủ Thomas Suozzi, Tom Malinowski và dân biểu Cộng hòa Vicky Hartzler.

Nội dung thư đề cử phong trào ủng hộ dân chủ Hồng Kông cho Giải Nobel Hòa bình năm 2021, ghi nhận những nỗ lực hòa bình nhằm bảo vệ quyền tự chủ, nhân quyền và hệ thống pháp luật của Hồng Kông được đảm bảo bởi Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật cơ bản Hồng Kông. Hơn nữa phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông đã diễn ra trong hòa bình kể từ năm 1997, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và dân chủ ở Hồng Kông, đồng thời không ngừng đấu tranh chống lại thực trạng xói mòn đối với các quyền này.

Thư cho biết kể từ khi phát động chiến dịch ngày 16/6/2019, phong trào đã được ủng hộ từ đông đảo công chúng thu hút hơn hai triệu người Hồng Kông tham gia, được toàn thế giới ngưỡng mộ.

“Đề cử này là để tưởng nhớ tất cả những người đã xây dựng và bảo vệ nhân quyền và dân chủ ở Hồng Kông kể từ năm 1997, và ủng hộ những người trong những năm gần đây đã chống lại tình trạng xói mòn các quyền và tự do của người dân Hồng Kông được bảo đảm bởi các hiệp ước quốc tế và Luật Cơ bản của Hồng Kông. Một số nhà vận động dân chủ hiện đang ở trong tù, một số người đang sống lưu vong và nhiều người khác đang chờ xét xử. Dự kiến khoảng vài tháng tới họ ​​sẽ bị kết án với lý do duy nhất là họ thể hiện quan điểm chính trị của họ một cách hòa bình bằng các phát biểu, xuất bản, bầu cử hoặc hội họp. Giải thưởng này nhằm biểu dương tinh thần dũng cảm và quyết tâm của họ trong việc truyền cảm hứng cho toàn thế giới.”

Thư nhấn mạnh, “Chúng tôi hy vọng rằng Ủy ban Nobel sẽ tiếp tục vinh danh những người đang đấu tranh cho hòa bình và nhân quyền ở Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông xứng đáng được tuyên dương trong năm nay.”

Ngoại trưởng Mỹ mới được bổ nhiệm Antony Blinken cho biết trong một cuộc phỏng vấn với MSNBC tuần này rằng, Mỹ nên tham gia với Anh trong việc chấp nhận những người tị nạn bị đàn áp chính trị ở Hồng Kông.

Tháng 11/2019 Quốc hội Mỹ đã thông qua “Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”, ngày 1/7/2020, cũng là ngày công bố thực thi “Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông” do nhà cầm quyền Bắc Kinh áp đặt, cũng thông qua “Luật tự trị Hồng Kông”, không lâu sau chính quyền Tổng thống Trump khi đó đã ký một lệnh hành pháp để chấm dứt quy chế đặc biệt của Hồng Kông.

Tiếp đó, tháng 8/2020, Bộ Tài chính Mỹ lại công bố biện pháp trừng phạt đối với 11 quan chức Trung Quốc và Hồng Kông đã phá hoại quyền tự chủ của Hồng Kông, bao gồm cả bà Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga.

Ngày 15/1/2021, Chính phủ Mỹ lại công bố lệnh trừng phạt đối với 6 quan chức Trung Quốc và Hồng Kông liên quan đến việc thực thi Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông. Động thái này nhằm đáp trả việc chính quyền Hồng Kông bắt giữ hơn 50 nhà hoạt động và chính trị ủng hộ dân chủ trong cuộc đàn áp ngày 6/1, bao gồm cả 13 cựu thành viên Hội đồng Lập pháp, một luật sư người Mỹ và một cựu giáo sư luật.

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: