Dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán vào cuối năm 2019 đã lan rộng ra toàn cầu. Khi dịch lần đầu tiên bùng phát, chính quyền Đại Lục đã che đậy mọi thông tin quan trọng. Mới đây, một phóng viên của hãng Agence France-Presse (AFP) đã giành giải nhất cho tác phẩm nhiếp ảnh về dịch bệnh ở Vũ Hán. Trong tác phẩm là một ông già chết nằm trên vỉa hè tại Vũ Hán.

Theo AFP đưa tin, ngày 24/6, Hector Retamal, một nhiếp ảnh gia người Chile của hãng AFP có trụ sở tại Thượng Hải, đã giành giải nhất trong cuộc thi “Tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc” do Hiệp hội các nhà xuất bản châu Á (SOPA) phát hành. Leo Ramirez, phóng viên người Venezuela của AFP, chi nhánh Bắc Kinh đã giành giải nhì trong mục “Phóng sự video xuất sắc.”

Theo báo cáo, hai nhà báo đoạt giải đã đến Vũ Hán cùng với nhà báo người Pháp Sébastien Ricci ngày 23/1/2020. Cùng ngày hôm đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ra lệnh phong tỏa Vũ Hán. 8 ngày sau đó, họ là đội truyền thông duy nhất của một tổ chức quốc tế đưa tin về những con đường vắng vẻ và những bệnh viện đông đúc của thành phố 11 triệu dân này. Vào thời điểm đó, vô số bệnh nhân ở Vũ Hán không có nơi nào để khám chữa bệnh và họ đang phải vật lộn giữa ranh giới của sự sống và cái chết.

Trong thời gian này, các phóng viên AFP đã tạo ra nhiều bức ảnh và video đáng nhớ. Trong số đó, bức ảnh chụp một cụ già chết nằm trên vỉa hè tại Vũ Hán của Hector Retamal đã giành giải nhất. Ban giám khảo SOPA kết luận rằng “Bức ảnh của anh Retamal cho chúng ta thấy chính xác diện mạo của nó như thế nào.”

Ban giám khảo cũng tuyên bố rằng đoạn video do phóng viên quay ở Vũ Hán rất ngắn, với nhiều cảnh quay, nhiều lượt truy cập và phần thuyết minh tuyệt vời. Đoạn video không chỉ giải thích những gì mọi người nhìn thấy, mà còn đưa những hình ảnh này vào bối cảnh toàn cầu rộng lớn hơn.

Sau khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Vũ Hán vào tháng 12/2019, chính quyền ĐCSTQ đã kiểm soát chặt chẽ tin tức và che đậy dịch bệnh. Nhiều tin tức chân thực được đưa tin ra nước ngoài từ các kênh truyền thông hải ngoại như AFP, hoặc thông qua các phóng viên độc lập tư nhân, các chuyên gia truyền thông tự do và cư dân mạng.

p2616241a171904998
Phóng viên công dân Trần Thu Thực (Ảnh chụp màn hình video)

Trong số đó, phóng viên công dân Trần Thu Thực đã đi sâu vào Vũ Hán trong giai đoạn đầu, khi dịch virus Trung Cộng (virus corona mới) lây lan ở Vũ Hán. Anh đã liên tục tiết lộ tình hình thực tế của dịch bệnh với thế giới bên ngoài thông qua mạng xã hội. Anh cũng mất tích do bị Chính phủ Trung Quốc cưỡng chế vào đầu tháng Hai. Hơn nửa năm sau khi mất tích, người bạn thân của anh có tên Từ Hiểu Đông mới tiết lộ tình hình của anh lúc đó thông qua một chương trình phát sóng trực tiếp trên YouTube vào tháng 9. Khi đó, Trần Thu Thực chịu sự giám sát của một cơ quan nào đó và không thể trở về.

Cuối tháng 3 năm nay, Từ Hiểu Đông đã tiết lộ tin tức mới nhất về Trần Thu Thực, nói rằng anh ấy hiện đang ở nhà và có thể nhận được thông tin từ bên ngoài. Nhưng phạm vi hoạt động có hạn, và anh ấy chỉ có thể mua nhu yếu phẩm hàng ngày hoặc tập thể dục trong một phạm vi nhất định. Có tin đồn rằng Trần Thu Thực hiện đang bị “giám sát tại nhà”.

Phương Bân, một nhà báo công dân khác, từng quay một đoạn video trực tiếp ở Vũ Hán, nhằm vạch trần sự thật khi dịch bệnh bùng phát. Phương Bân từng tung tin bệnh viện Vũ Hán số 5 đã khiêng 8 xác chết chỉ trong vòng 5 phút. Anh còn tận mắt chứng kiến ​​cảnh ông già hấp hối, rất bi thảm.

Phương Bân dũng cảm bước vào “hang cọp”, anh đã đến bệnh viện tuyến đầu ở Vũ Hán để quay một đoạn video quý giá và đăng tải nó công khai. Do vậy, cảnh sát tại địa phương đã nhanh chóng tìm đến nhà anh. Đến nay, tung tích của Phương Bân vẫn là một ẩn số. Theo những người hiểu nội tình tiết lộ, cho đến nay vẫn chưa có luật sư đại diện cho trường hợp của Phương Bân. Gia đình anh ấy cũng không còn cách nào khác ngoài việc từ chối sự trợ giúp từ bên ngoài, vì lý do không rõ và phải cân nhắc đến sự sống còn của bản thân.

Đoan Mộc San, Vision Times

Xem thêm: