Phụ huynh của một em học sinh trung học đã nêu băn khoăn khi “lý thuyết chủng tộc quan trọng” được tích hợp vào các lớp học và trẻ em đang bị biến thành những “nhà hoạt động” thay vì được dạy cách suy nghĩ.

shutterstock 1921166075
(Nguồn: Ron Adar/ Shutterstock)

“Hệ tư tưởng được gọi là lý thuyết chủng tộc phê phán này thực sự là một bi kịch. Chúng ta cần phải thách thức bất kỳ hình thức phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử nào tồn tại ở đất nước của chúng ta. Tất cả chúng ta đều đồng ý về điều đó. Những gì diễn ra với hệ tư tưởng này đang tạo ra một hệ thống cấp bậc mới về giá trị con người,” một phụ huynh cũng là cựu phóng viên tờ Wall Street Journal Asra Nomani nói với “America’s Newsroom” hôm thứ Năm (22/4).

Trong một bài bình luận viết cho “The Federalist”, bà Nomani đã giải thích nội dung tài liệu giảng dạy mà một học sinh tại Trường Trung học Khoa học và Công nghệ Thomas Jefferson ở Alexandria, Virginia gửi cho cha mẹ mình.

Bà viết rằng, cậu bé này đã gửi cho mẹ mình “đoạn video đầy đau khổ trích từ một bài học bắt buộc trực tiếp về lý thuyết chủng tộc phê phán vốn đang gây tranh cãi”. Nội dung này được thiết kế cho “việc học về cảm xúc xã hội”.

Bà Nomani bình luận: “Bài học tập trung vào một bộ phim trên Netflix có tiêu đề Lần sửa đổi thứ 13 (13th), với một nhà hoạt động, cũng là đảng viên Đảng Cộng sản Angela Davis và một câu chuyện khá định kiến về chính sách ở Hoa Kỳ. Mặc dù hết thảy sự phân biệt đối xử phải được loại bỏ theo chính sách [sửa đổi], nhưng bộ phim vẫn đúc rút một kết luận khá kỳ lạ: ‘Tội phạm bị tước đoạt tự do theo hiến pháp.’”

“Trong khoảng 36 phút, các giáo viên giảng cho học sinh – trong đó khoảng 70% là người châu Á, 10% là người da đen, gốc Tây Ban Nha cùng đa chủng tộc, và 20% là người da trắng – về khái niệm lý thuyết chủng tộc quan trọng… và nhấn mạnh rằng hầu hết các sinh viên da màu thiểu số bị cáo buộc là ‘phân biệt chủng tộc’. Giáo viên tuyên bố mà không có bất kỳ bằng chứng nào: ‘Tại trường Thomas Jefferson, sự thiếu đa dạng và sinh viên không được cung cấp đầy đủ thông tin đã dẫn đến những hành vi vi phạm và phân biệt chủng tộc thông thường’.”

“Một nội dung khác được đưa vào kèm theo bài học, đoạn video ghi lại cảnh Anant Das, một cựu học sinh của Nhóm Hành động Cựu học sinh Thomas Jefferson, mắng các học sinh vì nhảy salsa tại một buổi lễ kỷ niệm đêm quốc tế, mà anh ấy gọi là ‘sự chiếm đoạt văn hóa’.”

“Các giáo viên cũng dẫn khởi một cuộc thảo luận kỳ lạ về việc ‘mỗi người có thể có những định kiến ​​gì về nền văn hóa của riêng mình’. Họ đã thúc đẩy lý thuyết rằng, ‘những cách để giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc có thể bao gồm việc thẳng thắn và lên tiếng hoặc đẩy mạnh thay đổi xã hội thông qua hành động của chính bạn’.”

Một số nguồn tham khảo khác còn có phong trào Black Lives Matter (Mạng sống người Da đen quan trọng) và liên kết thẳng đến trang web chính thức của tổ chức toàn cầu này.

Bà Nomani giải thích với “America’s Newsroom”, rằng “người châu Á” hiện đang “được phân chia thành ‘người da trắng liền kề’”. Bà cũng mô tả một trong những tài liệu đưa vào các bài học là một “cuốn sách màu” thu hút học sinh thảo luận về phong trào “Black Lives Matter”. 

Bà nhận thấy các trường học đang “đưa hệ tư tưởng vào tâm trí trẻ em để từ đó có thể tạo ra các nhà hoạt động”.

“Không phải các nhà tư tưởng mà là các nhà hoạt động. Họ không quan tâm đến phúc lợi của trẻ em. Chúng ta phải đấu tranh với những điều này. Đây không phải là chăm sóc con cái của chúng ta, mà là biến chúng thành những nhà hoạt động.”

Liên quan đến vấn đề phân biệt chủng tộc, một người cha ở thành phố New York cũng đã phải đưa con gái của mình rời khỏi Trường Brearley sau 7 năm, khi mà cô bé “nhận ra” trường học dành cho nữ sinh này đang “cố gắng làm cho cô cảm thấy tội lỗi” về “màu da” của mình.

Người cha này là Andrew Gutmann, một người da trắng. Ông đã gửi cho cựu biên tập viên của New York Times Bari Weiss một bức thư khá gay gắt, vốn gửi cho các bậc phụ huynh tại Brearley, nói rằng “nỗi ám ảnh về chủng tộc” của học viện có mức học phí 54.000 đô la một năm này phải dừng lại.

Trong bức thư gửi phụ huynh được đăng trên ấn phẩm Substack của Weiss, ông Gutmann lên án trường Brearley vì đã thể hiện sự “hèn nhát và thiếu khả năng lãnh đạo bằng cách xoa dịu một đám đông phản trí tuệ, phi tự do”, còn nói thêm rằng nhà trường đánh giá con gái ông dựa trên màu da của cô bé.

“Con bé hoàn toàn hiểu và ủng hộ quyết định đưa con bé ra khỏi trường,” ông Gutmann cho biết. “Nếu con bé thực sự mong muốn ở lại trường, chúng tôi sẽ để cháu ở lại và cố gắng đấu tranh với các sáng kiến ​​chống chủ nghĩa ở đó. Nhưng giống như bản thân tôi, con bé nhận ra các ‘thủ đoạn dạy dỗ’ đang được nhà trường sử dụng. Con bé cũng nhận ra nhà trường đang cố gắng khiến cháu cảm thấy tội lỗi về màu da của mình.”

Trường Brearley có khoảng 55% là học sinh da màu và được thành lập từ năm 1884. Trang web nhà trường nêu bật “tuyên bố về sự đa dạng, công bằng và hòa nhập”, cũng như “tuyên bố chống chủ nghĩa”. 

Trường Brearley cũng yêu cầu ít nhất một phụ huynh hoặc người giám hộ của học sinh phải tham gia “khóa đào tạo chống phân biệt chủng tộc bắt buộc và diễn ra liên tục”. Các mẫu đơn nhập học cũng yêu cầu phụ huynh phải đảm bảo “các giá trị gia đình phù hợp với cam kết của nhà trường”, theo các tài liệu mà Washington Free Beacon xem xét.

Tuy nhiên, ông Gutman lập luận trong bức thư của mình rằng, trường học không thực hành những gì họ rao giảng.

Ông Gutmann tiết lộ, ban đầu ông chọn trường Brearley cho con gái mình vì nghĩ rằng trường học này sẽ mang đến cho cô bé “nền giáo dục tốt nhất, toàn diện nhất và giúp cô bé phát triển thành một phụ nữ trẻ tự tin”. Ông cũng nghĩ rằng gia đình mình sẽ “tham gia một cộng đồng các gia đình đặc biệt coi trọng giáo dục, thay vì chỉ là biểu tượng cho địa vị”.

Thế nhưng, chính vì những sáng kiến ​​chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc gần đây của trường, một số “phụ huynh nói rằng họ hiện ít có khả năng đi chơi cùng những đứa trẻ thuộc chủng tộc khác hoặc giao tiếp xã hội với cha mẹ thuộc chủng tộc khác vì họ sợ nói sai” hoặc vì họ chỉ muốn tránh bất kỳ cuộc thảo luận nào về chủng tộc,” ông Gutmann nói thêm.

Ông khẳng định: “Tôi tin rằng những sáng kiến ​​phản chủ nghĩa này vô cùng gây chia rẽ và phản tác dụng, dẫn đến sự phân biệt hơn nữa và cũng làm tổn hại nghiêm trọng đến ý thức cộng đồng.”

Minh Ngọc (Theo  Fox News)

Xem thêm: