Ngày 6/12, Quốc hội Venezuela đã tổ chức bầu cử, nhưng do thủ lĩnh Juan Guaido của phe đối lập tẩy chay nên tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu khá thấp, Đảng Xã hội (Socialist Party) cầm quyền như được định sẵn giành chiến thắng. Vấn đề này được Ngoại trưởng Mỹ Pompeo chỉ trích trong một dòng tweet rằng cuộc bầu cử là một trò lừa đảo theo kế hoạch của chính quyền ông Maduro (Nicolas Maduro).

Mike Pompeo Maduro
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: Gage Skidmore/ Wikimedia) và lãnh đạo độc tài Maduro của Venezuela (Ảnh: Eneas De Troya/ Flickr)

Theo Fox News, trong cuộc bầu cử này, ông Maduro đã chủ ý đưa các thành viên của Đảng Xã hội thống nhất Venezuela (United Socialist Party of Venezuela) vào Quốc hội để nắm giữ cơ quan chính phủ cuối cùng mà ông Maduro không thể thao túng được. Các nhân vật đối lập đã long trọng tuyên bố nếu điều đó xảy ra sẽ giết chết chút dân chủ còn sót lại của Venezuela.

Nhiều nguồn tin khác từ truyền thông quốc tế cũng chỉ ra, trong cuộc bầu cử Quốc hội ở Venezuela, thủ lĩnh Guaido của phe đối lập đã kêu gọi tẩy chay khiến hoạt động bỏ phiếu tại các khu vực trở nên vô cùng thưa thớt, tỷ lệ cử tri đi bầu rất thấp. Nhiều bình luận chỉ ra rằng thực tế ở Venezuela có lẽ chỉ còn cơ quan duy nhất là Quốc hội chưa bị ông Maduro kiểm soát, nhưng dự kiến trước kết quả cuộc tổng tuyển cử này là đảng cầm quyền sẽ nắm quyền tại Quốc hội. Tình hình đã khiến cộng đồng quốc tế mà tiêu biểu là khối EU (Liên minh châu Âu) và Mỹ… đồng loạt lên tiếng sẽ không công nhận kết quả cuộc bầu cử do đó là hoạt động bầu cử giả tạo.

Trên Twitter, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo giận dữ chỉ trích rằng gian lận bầu cử đã xảy ra ở Venezuela, kết quả do chế độ Maduro bất hợp pháp công bố, không phản ánh ý dân Venezuela. “Đây là trò giả tạo, một trò lừa đảo, không phải là một cuộc bầu cử”, ông Pompeo cho biết. Còn Liên minh châu Âu và nhiều tổ chức quốc tế cũng từ chối cử quan sát viên tham gia cuộc bầu cử của nước này vào ngày 6/12, đồng thời nhấn mạnh rằng các điều kiện của tiến trình dân chủ không tồn tại.

Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng (National Security Council) của Mỹ tuyên bố rằng cuộc bầu cử được tổ chức ở Venezuela là gian lận. Cuộc bầu cử này sẽ chỉ cho phép Maduro tiếp tục nắm quyền, sẽ không mang lại một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Venezuela.

Sau khi ông Maduro tái đắc cử vào năm 2018 thì cộng đồng quốc tế mà tiêu biểu là các nước dân chủ đều chất vấn về tình trạng bầu cử giả tạo. Kể từ tháng 1/2019, Mỹ và hơn 50 nước khác đã xem ông Guaido là Tổng thống lâm thời hợp pháp trong giai đoạn quá độ chuyển đổi dân chủ ở Venezuela; nhưng chính quyền Maduro lại được sự ủng hộ của Nga, Cuba, Iran và Trung Quốc.

Hồi đầu năm ngoái sau khi trở thành Chủ tịch Quốc hội, ông Guaido (37 tuổi) thề sẽ buộc ông Maduro phải từ chức, còn chính quyền TT.Trump và hàng chục nước khác cũng ủng hộ hành động của ông Guaido.

Ông Maduro là người kế vị được cố độc tài Chavez (Hugo Chavez) đích thân lựa chọn. Dù vào năm 2018 ông Maduro đã giành được nhiệm kỳ thứ hai nhưng đó là vì ông ta đã bỏ tù các đối thủ chính trị, can thiệp thao túng bầu cử, thậm chí tổ chức sớm tổng tuyển cử năm 2018 vào ngày 20/5 mà theo nguyên tắc phải vào cuối năm. Trước thực trạng thao túng và gian lận khiến Mỹ và nhiều người dân chủ từ chối tính hợp pháp của chính quyền Maduro.

Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ông Maduro và các đồng minh chính trị của ông ta, thậm chí Bộ Tư pháp Mỹ đã kiện ông Maduro và treo thưởng 15 triệu đô la để bắt giữ ông ta.

Hiện nay, Venezuela đang trong cuộc khủng hoảng kinh tế. Từ tháng 11/2019 đến nay, tỷ lệ lạm phát của nước này đã lên tới 4000% làm cho đất nước có dự trữ dầu thô lớn nhất thế giới này đứng trước nguy cơ sụp đổ khả năng sản xuất cùng thực trạng thiếu nhiên liệu, thậm chí hơn 5 triệu người đã phải bỏ trốn khỏi đất nước, được cộng đồng quốc tế xem đây là làn sóng di dân lớn thứ hai thế giới chỉ đứng sau Syria khi chìm vào cảnh nội chiến từ năm 2011.

Vương Quân

Xem thêm: