Phó Tổng thống Mike Pence đã nói rằng ông hoan nghênh nỗ lực của các nhà lập pháp trong việc thách thức các kết quả Cử tri đoàn trong cuộc họp hỗn hợp của Quốc hội vào ngày 6/1 sắp tới, theo một tuyên bố của chánh văn phòng phó tổng thống gửi báo chí.

Embed from Getty Images

Chánh văn phòng của Phó Tổng thống Mike Pence, ông Marc Short hôm thứ Bảy (2/1, giờ Mỹ) đã phát đi tuyên bố nói rằng ông Pence để ngỏ việc xem xét các phản đối dự kiến của các Dân biểu và Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa về các phiếu Cử tri đoàn bầu cử ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden.

Ông Marc Short nói thêm rằng phó tổng thống cũng hoan nghênh nỗ lực của các nhà lập pháp nhằm đưa ra bằng chứng trước Quốc hội về các bất thường bầu cử và gian lận cử tri bị cáo buộc.

Phó Tổng thống Pence chia sẻ những quan ngại của hàng triệu người dân Mỹ về gian lận cử tri và các bất thường trong cuộc bầu cử vừa qua”, ông Marc Short đã nói trong tuyên bố gửi báo giới.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một nhóm 11 thượng nghị sĩ Cộng hòa đã loan báo họ sẽ thách thức các phiếu cử tri đoàn của các bang có kết quả bầu cử gây tranh cãi.

Các Thượng nghị sĩ Cộng hòa, trong đó có Ted Cruz (bang Texas), Marsha Blackburn (bang Tennessee), Ron Johnson (bang Wisconsin.), James Lankford (bang Oklama), Steve Daines (bang Montana), John Kennedy (bang Louisiana) và Mike Braun (bang Indiana) sẽ tham gia cùng Thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley (bang Missouri) trong nỗ lực phản đối các phiếu Cử tri đoàn tại phiên họp hỗn hợp của Quốc hội vào ngày 6/1.

Ngoài ra, có thêm 4 Thượng nghị sĩ Cộng hòa tân cử cũng tham gia vào nỗ lực trên, gồm Cynthia Lummis (bang Wyoming), Roger Marshall (bang Kansas), Bill Hagerty (bang Tennessee) và Tommy Tuberville (bang Alabama).

Theo Fox News, người tập hợp các vị thượng nghị sĩ và điều phối nỗ lực phản đối phiếu đại cử tri bầu cho ứng viên Joe Biden chính là Thượng nghị sĩ Ted Cruz.

Các thượng n ghị sĩ đã phát đi một tuyên bố chung hôm 2/1 bày tỏ ý định “phản đối các đại cử tri của các bang tranh cãi” trong cuộc họp Quốc hội ngày 6/1. Các nghị sĩ này lập luận rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 đã cho thấy “những cáo buộc chưa từng có tiền lệ về về gian lận cử tri, các vi phạm và thực thi lỏng lẻo luật bầu cử, và những bất thường bầu cử khác”.

>>Thêm 11 TNS Cộng hòa cam kết sẽ phản đối phiếu Cử tri đoàn vào ngày 6/1

Thông báo của 11 thượng nghị sĩ Cộng hòa nêu trên đến sau khi Thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley là thành viên đầu tiên của Thượng viện công khai lên tiếng sẽ tham gia cùng các dân biểu Cộng hòa tại Hạ viện trong nỗ lực phản đối phiếu cử tri đoàn vào ngày 6/1.

Theo Breitbart News, cho đến nay đã có ít nhất 140 dân biểu Cộng hòa tại Hạ viện dự kiến sẽ phản đối việc xác nhận chiến thắng của ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden.

Vào phiên họp hỗn hợp của Quốc hội ngày 6/1, các phản đối sẽ có hiệu lực khi có ít nhất một dân biểu và một thượng nghị sĩ ký tên vào kiến nghị phản đối phiếu Cử tri đoàn bằng văn bản. Nếu điều kiện đó được đáp ứng, phiên họp hỗn hợp sẽ tạm dừng và mỗi viện sẽ tách ra họp riêng để thảo luận trong ít nhất hai giờ. Sau khi thảo luận, mỗi viện sẽ bỏ phiếu với quy tắc đa số tối thiểu để đồng ý hoặc bác bỏ kiến nghị phản đối phiếu Cử tri đoàn.

Nếu không ứng viên tổng thống nào vào ngày 6/1 được Quốc hội xác nhận có ít nhất 270 phiếu cử tri đoàn, thì một cuộc bỏ phiếu bất thường sẽ được kích hoạt tại Hạ viện và Thượng viện. Tại mỗi viện quốc hội, các đoàn lập pháp của mỗi bang sẽ bỏ phiếu bầu ra Tổng thống (tại Hạ viện) và Phó Tổng thống (tại Thượng viện).

Như Ngọc

Xem thêm: