Dù chiến tranh Nga xâm lược Ukraine khiến năm nay châu Âu đã trải qua những bất ổn về kinh tế và chính trị rất nghiêm trọng, nhưng về chiều sâu thì ‘vấn đề trỗi dậy’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn được nhiều nước phương Tây nhìn nhận là mối đe dọa an ninh số một.

Embed from Getty Images

Giám đốc Cục Tình báo Liên bang Đức (BND), ông Bruno Kahl. (Ảnh: Getty Images)

Cảnh báo suy nghĩ quá ‘hời hợt ngây thơ’ về Trung Quốc

Theo nguồn tin từ truyền thông Đức và AFP, Giám đốc Bruno Kahl của cơ quan tình báo đối ngoại Đức là Cục Tình báo Liên bang (BND) trình bày trong phiên điều trần thường niên trước Quốc hội Đức rằng họ đang phải đối phó với Trung Quốc (ĐCSTQ). Đặc biệt Trung Quốc (ĐCSTQ) đặt mục tiêu trở thành nước dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ vào năm 2049, và Đức phải cảnh giác với vấn đề “di cư tri ​​thức” này của Trung Quốc.

Ông nêu rõ: “Tôi tin rằng ý thức của mọi người đã thay đổi rất nhiều. Nhưng tất nhiên trong vấn đề khoa học công nghệ (từ Trung Quốc) vẫn còn nhiều tin tưởng và suy nghĩ ngây thơ, rất không phù hợp”.

Ông Kahl chỉ ra, phía Đức trước tiên nên cân nhắc rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ sử dụng các công nghệ như cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G) hoặc sức mạnh kinh tế của nước này để hiện thực hóa một số ý tưởng (ideas) của họ với Đức.

Người đứng đầu Cơ quan Liên bang về bảo vệ Hiến pháp Đức (BfV) là Thomas Haldenwang cũng cảnh báo hiểm họa từ các công ty Trung Quốc tham gia vào các cơ sở hạ tầng quan trọng. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta không được phép để xảy ra việc Trung Quốc có thể can thiệp vào chính trị của Đức.”

Trong phiên điều trần thường niên trước Quốc hội Đức này, Giám đốc Thomas Haldenwang của Cơ quan Liên bang Bảo vệ Hiến pháp cũng là người đứng đầu cơ quan tình báo nội bộ của Đức đã ví Trung Quốc (ĐCSTQ) và Nga lần lượt là “mưa bão” và “biến đổi khí hậu”  mà Đức sẽ phải chuẩn bị trong vài năm tới. Ông tin rằng cổ phần của các công ty Trung Quốc trong cơ sở hạ tầng then chốt của Đức có thể mở ra cánh cửa để Bắc Kinh lật đổ và gây ảnh hưởng đến dư luận tại Đức.

Hiểm họa ngầm của ngành công nghệ Đức

Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Đức, đặc biệt trong trụ cột kinh tế của Đức là ngành công nghiệp ô tô. Volkswagen Trung Quốc tuần trước cho biết họ sẽ đầu tư 2,4 tỷ euro vào liên doanh với công ty công nghệ Trung Quốc Horizon Robotics, tập trung vào phát triển hệ thống lái xe tự hành. Công ty vận tải biển khổng lồ của Trung Quốc là Tập đoàn Vận tải biển Trung Hoa (COSCO) đã chuẩn bị cho việc nắm giữ 35% cổ phần tại các cảng container của Hamburg, nhưng kế hoạch đã bị hoãn do chính phủ liên bang Đức ‘chưa sẵn sàng’.

Giám đốc Bruno Kahl của Cơ quan Tình báo Liên bang (BND) Đức nói thẳng rằng việc các công ty Trung Quốc cắm cờ tại các cơ sở hạ tầng quan trọng ở Đức là “rất nghiêm trọng”. Ví dụ cảng biển là cơ sở hạ tầng quan trọng như vậy, các đơn vị liên quan phải rất cẩn thận và xem xét kỹ lưỡng trước khi đồng ý (cổ phần của một công ty Trung Quốc). Đức phải tính toán khả năng một ngày nào đó đòn bẩy kinh tế như vậy có thể được sử dụng để thực hiện ‘Giấc mộng Trung Hoa’. Một ngày nào đó giữa Đức và Trung Quốc sẽ có vấn đề chính trị và những công cụ đó trong tay Trung Quốc sẽ có ích.

Trỗi dậy của ĐCSTQ là vấn đề an ninh nghiêm trọng nhất của thế giới

Một điều trùng hợp là ngày 11/10, Giám đốc Jeremy Fleming của Trụ sở Truyền thông Chính phủ Anh (GCHQ) cáo buộc Trung Quốc (ĐCSTQ) đang cố gắng viết lại các quy tắc an ninh quốc tế. Ông cho rằng Bắc Kinh đang sử dụng ảnh hưởng kinh tế và công nghệ của họ để trấn áp từ trong nước cho đến kiểm soát ở nước ngoài, vấn đề này đã trở thành vấn đề an ninh hàng đầu của thế giới.

Trong một bài phát biểu công khai hiếm hoi có tựa đề “Bàn về an ninh” tại Viện quân sự Hoàng gia Anh (RUSI), ông Fleming tuyên bố, ĐCSTQ muốn “tạo lợi thế chiến lược bằng cách định hình hệ sinh thái công nghệ của thế giới”.

Chuyên gia của Anh này nhận định, dù sự xâm nhập của Nga thực sự gây ra mối đe dọa khẩn cấp trước mắt, nhưng việc Trung Quốc ngày càng sử dụng công nghệ để kiểm soát bất đồng chính kiến ​​cũng như khả năng ngày càng tăng của nước này trong việc tấn công các hệ thống vệ tinh, kiểm soát tiền kỹ thuật số và theo dõi các cá nhân đang đặt ra thách thức sâu sắc hơn đối với phương Tây.

Ông Fleming cảnh báo, Trung Quốc đã trở thành cường quốc và đổi mới công nghệ là chìa khóa cho sự tăng trưởng sức mạnh quốc gia của họ. ĐCSTQ nhận thức rõ sự kỳ diệu của công nghệ và đã kiên nhẫn tìm cách đạt được lợi thế chiến lược thông qua định hình thế giới bằng ‘hệ sinh thái’ công nghệ.

Năm ngoái, người đứng đầu cơ quan tình báo ở nước ngoài của MI6 là Richard Moore cũng gọi ĐCSTQ là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với Anh và các đồng minh.